Nhà soạn nhạc Christoph Willibald Gluck
Christoph Willibald Ritter von Gluck là một nhà cải cách nhạc kịch lớn nhất trong lịch sử của nghệ thuật nhạc kịch. Ông đã hoàn thiện “cuộc cách mạng” trong nhạc kịch, giải phóng nhạc kịch khỏi thế lực thẩm mỹ cung đình và làm cho nghệ thuật nhạc kịch thể hiện được các quan điểm của “thế kỷ ánh sáng”. Cuộc cải cách của nhạc kịch của Gluck là sự biểu hiện tính hiện thực của các thẩm mỹ tư tưởng sâu sắc của nhóm “bách khoa”. Nhạc kịch của Gluck là những mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực ánh sáng.
Gluck là nhạc sĩ người áo, người đại diện cho trường phái cổ điển Vienne; đồng thời nghệ thuật của ông còn liên quan đến nền văn hóa tiệp, nơi ông đã sống những năm trong thời thơ ấu và thời thanh niên; còn đối với Paris ông là nhà sáng tác nhạc kịch vĩ đại, đã hoàn thành cuộc cải cách của mình.
Bạn đang xem: Nhà soạn nhạc Christoph Willibald Gluck
1. Cuộc đời và sự nghiệp
Những năm tháng ở tiệp, ý, anh và Vienne là thời kỳ hình thành cải cách đầu tiên.
Gluck sinh ở vùng giáp giới với tiệp, thuộc nước đức, thời nhỏ, ông sống trong vùng rừng núi bohème tươi đẹp. từ năm 1726, Gluck đến một thành phố của tiệp để tiếp thu nền học vấn âm nhạc tại đây; đồng thời còn hát trong hợp xướng nhà thờ. đến năm 1732, Gluck tới praha để nâng cao trình độ âm nhạc và đã học với một nhà phức điệu nổi tiếng nhất của tiệp. đến 22 tuổi, ông được công nhận là nhạc sĩ dưới ảnh hưởng của nền văn hóa phong phú của thủ đô tiệp. với tài chơi đàn organ và còn là nhà sư phạm âm nhạc, giỏi về hòa thanh, đối vị, nên được người đời mệnh danh là “bach của tiệp”.
Sau một năm dừng lại ở Vienne, Gluck đã chuyển đến ý để có thể tìm hiểu, học tập các nhạc sĩ viết opera nổi tiếng, mặc dầu ông đã biết đến opera ý trong thời gian ở Vienne. 4 năm sống ở milan, dưới sự dẫn dắt của nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, nhà chỉ huy g.b.sammartini- một trong những nhà giao hưởng ý đầu tiên, Gluck đã hoàn thiện nghệ thuật và kỹ thuật sáng tác nói chung và cho nhạc kịch nói riêng. những vở nhạc kịch đầu, Gluck viết trên kịch bản của Metastasio, trở thành nhà sáng tác nhạc kịch nổi tiếng ở milan và nhiều thành phố khác của ý. tuy nhiên, những vở viết trong thời gian này theo phong cách sérva truyền thống.
Năm 1746, Gluck sang Anh và vẫn tiếp tục viết nhạc kịch truyền thống với những vở nổi tiếng như artamena và sự thất bại của những người khổng lồ.
Sau anh, đến 1754, Gluck đi thăm Dresden, Praha, Napoli, Hambourg, Copenhagen, vừa chỉ huy, sáng tác, dàn dựng các vở nhạc kịch mới của mình; ông đã viết hơn 50 vở.
Xem thêm : Cấu hình để chơi Honkai Star Rail trên PC, Android, iOS
Sau chuyến chu du nhiều nước, Gluck trở về Vienne và vẫn sáng tác nhạc kịch theo phong cách série, đồng thời ông đã hướng tới những khuynh hướng sáng tạo mới, đến nhạc kịch hài hước và vũ kịch pháp. chính việc sáng tác thể loại nhạc kịch mới đã giải phóng những công thức truyền thống trước đây và giúp Gluck tìm đến phương pháp hiện thực. vũ kịch giữ vai trò quan trọng trong con đường cải cách nhạc kịch của Gluck. thời kỳ này những vở vũ kịch nổi tiếng của ông như Don Juan, hoàng tử trung hoa, Alexandre.
Thời kỳ cải cách được thể hiện qua ba vở đầu tiên là orféo và euridice dựng năm 1762, alceste dựng năm 1767 và paride ed elena dựng năm 1770. ba vở cải cách này biểu diễn ở Vienne, đã thể hiện rõ tài năng của Gluck cũng như quan điểm thẩm mỹ của ông.
Con đường cải cách nhạc kịch tiếp theo của Gluck diễn ra ở Paris. xã hội pháp tiến bộ đã đánh giá chính xác sự nghiệp cải cách nhạc kịch của Gluck.
Những vở nhạc kịch cải cách ở Paris đã biểu hiện đầy đủ nhất sự tìm tòi sáng tạo của Gluck. nhạc kịch của ông đã cổ vũ trực tiếp cho Paris đang sục sôi tinh thần cách mạng. Gluck đòi hỏi sự chân thật của nghệ thuật trong biểu diễn và cả trong kịch bản. ông còn sửa chữa lại các vở như orféo, alceste… để phù hợp với sân khấu Paris, biểu diễn bằng tiếng pháp bè của orféo cho giọng ténor (còn khi ở Viennne cho castra – alto) và có mở rộng thêm các màn múa.
Ở Paris, nhạc sĩ đã viết những nhạc kịch cải cách cuối cùng của mình là armide (1777), iphigénie en tauride (1779); và cũng trong cùng năm là vở tiếng vọng và cây thùy tiên, nhưng lại xa với những vở cải cách và không thành công. những năm cuối đời, Gluck trở lại Vienne nhưng lại chuyên tâm sáng tác ca khúc, Gluck tạo ra trường phái nhạc kịch mới có ảnh hưởng tới nhiều nhạc sĩ cùng thời và các nhạc sĩ ở nhiều nước trong thế kỷ xix với số lượng gần 100 nhạc kịch các loại.
2. Cuộc cải cách nhạc kịch của Gluck
Gluck chiếm vị trí có ý nghĩa nhất trong lịch sử sân khấu nhạc kịch. quan điểm thẩm mỹ và công cuộc cải cách nhạc kịch của ông đã mở ra một thời kỳ mới của nghệ thuật nhạc kịch.
Những nguyên tắc dẫn dắt trong quan điểm thẩm mỹ và cải cách nhạc kịch của Gluck là sự đơn giản và tính chân thật. vì vậy, ông đã loại trừ tất cả những gì cản trở cho sự thực hiện các nguyên tắc ấy. sự tổng hợp giữa âm nhạc và kịch là nền tảng trong cải cách của Gluck. âm nhạc và ngôn ngữ văn học phải quyện lại với nhau, âm nhạc và lời ca phải kết hợp chặt chẽ. âm nhạc phải góp phần cho kịch phù hợp với tình tiết của kịch, là phương tiện để miêu tả các khía cạnh nội tâm của các nhân vật.
Những tư duy này được phát triển trong thẩm mĩ mới, phản ánh các quan điểm ánh sáng và một số các nguyên tắc thẩm mĩ của chủ nghĩa cổ điển. mối liên quan của quan điểm thẩm mĩ của Gluck với chủ nghĩa cổ điển được thể hiện trong việc sử dụng các chủ đề cổ đại và việc lý giải các nhân vật trong nhạc kịch. những nguyên tắc tư tưởng – thẩm mĩ mới này, đòi hỏi sự thay đổi trohng kịch bản, trong các hình thức thanh nhạc, hợp xướng và dàn nhạc của nhạc kịch.
Xem thêm : Tài khoản Elsa Speak Pro miễn phí trọn đời, Acc Elsa Speak Pro
Gluck tuyên bố chống lại nghệ thuật kịch của nhạc kịch nghiêm chỉnh cũ, trong đó aria tiếp nhận ý nghĩa chính chứa đựng sự phát triển của hành động. Gluck đã đạt được sự phát triển một chủ đề trong nhạc kịch, khắc phục sự luân phiên máy móc của các tiết mục riêng biệt. ông đã liên kết hát nói, aria, hợp xướng và múa trong các cảnh kịch lớn và có dàn ý sáng tạo toàn diện đồ sộ. một trong những cảnh rõ nhất biểu hiện việc cải cách nhạc kịch của Gluck là: cảnh 1, màn 2, nhạc kịch orfeo; trong đó, hợp xướng các aria của orfeo và ballet được hợp nhất trong một hành động; cũng như hàng loạt các cảnh của alceste và những vở nhạc kịch khác của nhạc sĩ.
Hát nói và aria phụ thuộc vào các nguyên tắc cơ bản của kịch. Gluck đã đơn giản hóa giai điệu hát, hướng tới tính hồn nhiên trong thể hiện. âm điệu nói thường đưa vào các phần hát nói, tăng cường cách thể hiện bằng âm sắc trong cách nói. aria trong nhạc kịch của Gluck là đơn giản, cách hát, màu sắc đạt đỉnh cao; khẳng định các tâm trạng của nhân vật và tình huống kịch. nguồn gốc phong cách giai điệu của Gluck là từ nghệ thuật ca hát dân gian áo – đức, kết hợp với lối hát bel canto của ý. Hàng loạt các aria là những bài hát trữ tình đơn giản với tính dân tộc được nhấn mạnh như aria với tiếng vọng của orfeo trong màn 1 của nhạc kịch orfeo và euridice.
Gluck. nhạc kịch orfeo và euridice
Màn 1. aria của orfeo tôi đã mất euridice là một trong những ví dụ điển hình nhất của sự đau khổ, được thể hiện trong một giai điệu bài hát đơn giản: Gluck. nhạc kịch orfeo và euridice. màn 3. aria của orfeo.
Trong vở iphigenie ở tauride, khi người anh hùng chuẩn bị hy sinh cho dân tộc mình, Gluck sử dụng aria như bài hát:
Gluck. nhạc kịch iphigénie ở tauride – aria số 40
Hợp xướng trong nhạc kịch của Gluck có ý nghĩa và giữ vai trò tích cực trong nội dung kịch. hợp xướng trong nhạc kịch của ông, đã hiện thực hóa các sự kiện bi thương. hợp xướng với âm hình hợp âm đơn giản và nhiều hợp xướng lớn với đặc điểm anh hùng; đôi khi, gần đến các chính ca cách mạng của quần chúng của thời đại cách mạng tư sản pháp.
Một trong những hợp xướng anh hùng, dũng cảm với đặc điểm hành khúc là hợp xướng kết trong nhạc kịch iphigénie ở Tauride.
Gluck. nhạc kịch iphigénie ở tauride. hợp xướng số 55
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức