Nhà soạn nhạc Joseph Haydn
Nội Dung
1. Thân thế sự nghiệp.
Nhà soạn nhạc J. Haydn sinh năm 1732 trong một gia đình nghèo tại một làng nhỏ miền nam nước Áo. Ông là một nhà soạn nhạc vĩ đại, cha đẻ của thể loại giao hưởng và tứ tấu, sáng tác ở đủ các thể loại như: giao hưởng, nhạc thính phòng, nhạc kịch, thanh xướng kịch và ông còn là người mở đường cho sự phát triển và hoàn thiện những thể loại này.
Bạn đang xem: Nhà soạn nhạc Joseph Haydn
Ngay khi còn ít tuổi Haydn đã tỏ ra là một cậu bé có năng khiếu đặc biệt và âm nhạc.
Mới đầu ông tham gia vào đội hợp xướng, tập Violino, đàn phím tại một nhà thờ ở thành phố Hainobua khoảng ba năm. Sau đó đến Viên cũng làm diễn viên hợp xướng nhà thờ khoảng 10 năm.
Năm 13 tuổi đã trở thành diễn viên đơn ca và không lâu sau khi vỡ giọng, ông đã trở thành thất nghiệp. Nhạc sĩ phải thuê nhà, đi dạy thêm để lấy tiền kiếm sống, lúc này ông đã tự học Clavoxanh, violino, lý luận âm nhạc và nghiên cứu các tác phẩm nổi tiếng.
19 tuổi sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên “Con quỷ thọt mới”, 23 tuổi tham gia một nhóm nhạc sĩ do một ông hoàng bảo trợ nghệ thuật, 27 tuổi phụ trách một dàn nhạc có hơn 10 người của một ông hoàng khác, ở đây ông sáng tác nhiều bản hoà tấu giải trí vui vẻ và cũng từ đây bản giao hưởng đầu tiên của ông ra đời. Năm 29 tuổi lại đến với một bá tước khác người Hunggari ở đây thì dàn nhạc có 14 người
Cuộc đời nhạc sĩ hầu cận của Haydn kéo dài khoảng 30 năm, ông hết sức đau khổ vì vất vả và ông đã viết trong hồi ký sau này tự hỏi mình “Ta là nhạc sĩ hay người đầy tớ”, ông đã gửi gắm những suy tư này trong những bản giao hưởng: “vĩnh biệt” và “tang lễ”.
Năm 59 tuổi Haydn đoạn tuyệt với cảnh làm thuê và vững bước trên con đường của một nhà soạn nhạc. Năm 1791 theo lời mời Salomong chủ một gánh hát ông đã sang Luân đôn, ở đây ông đã sáng tác hàng loạt những tác phẩm có gía trị, đặc biệt là 6 bản giao hưởng.
Xem thêm : Con gà có trước hay quả trứng có trước?
Năm 1792 nhạc sĩ lại rời Luân đôn về Viên, đi qua Bôn thăm bạn và Betthoven đã gặp ông và đã quyết định học ông. Năm 1794 theo lời mời của nhiều người hâm mộ Haydn lại sang Anh lần thứ hai và được trường Đại học Ocphoc tặng học vị tiến sĩ Âm nhạc. Ở đây ông viết thêm nhiều tác phẩm nữa tiêu biểu là 2 vở thanh xướng kịch “Đấng sáng tạo muôn loài” và “Bốn mùa”.
Đó là những tác phẩm cuối đời đã đưa ông tới vinh quang tột bậc. Nhà vua Anh đã rất mong muốn mời ông ở lại hẳn Anh nhưng vì nhớ quê hương ông vẫn trở về Viên và ông đã từ trần ngày 31/5/1809 trong một căn nhà nhỏ ở ngoại thành Viên, khi mà quân đội Áo đang bại trần trước quân đội Napoleong.
2. Ngôn ngữ Âm nhạc.
Cuộc đời và tác phẩm âm nhạc của Haydn, như những bức tranh sinh động của xã hội Áo nửa sau thế kỷ XVIII. Tác phẩm âm nhạc của ông sáng ngời niềm tin yêu lạc quan, nghị lực. Âm nhạc của ông toát lên một tâm hồn lành mạnh, vui vẻ, hồn nhiên. Hình tượng âm nhạc giản dị, duyên dáng, có sức cảm hoá mãnh liệt.
Giai điệu: Tươi sáng nhuần nhuyễn dân ca, dân vũ Đức, Áo, Hung, Tiệp, Anh…
Hoà âm: Sử dụng những hợp âm hài hoà trong những hình thức cân đối, tính nhân dân tính phổ cập, đó là đặc trưng trong âm nhạc của Haydn.
Hình thức: Cân phương vuông vắn.
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.
Giao hưởng: Nhạc sĩ sáng tác 104 bản giao hưởng, trong đó tiêu biêủ hơn cả là 12 bản cuối đời, gọi tên là “giao hưởng Luân đôn”. Ông đã sử dụng liên khúc sonata một cách sáng tạo, ngoài chương Menuet ông còn sử dụng các chương biến tấu, rondo… ông đã sử dụng sự tương phản về tốc độ cũng như tính chất âm nhạc để nhấn mạnh nội dung âm nhạc. Dân ca, dân vũ là linh hồn trong những bản giao hưởng của ông. Có thể chia những tác phẩm giao hưởng của Haydn làm 4 giai đoạn.
+ Gđ1: Gồm những tác phẩm vết trước năm 1772 nhìn chung mang tính chất giải trí.
Xem thêm : Thao tác hóa (Operationalization) là gì?
+ Gđ2: Những tác phẩm viết sau năm 72, lúc ông đang là nhạc sĩ hầu cận, âm nhạc có tính đau thương, suy nghĩ, lo lắng.
+ Gđ3: Những tác phẩm viết vào những năm 80 của thế kỷ, khi nhạc sĩ đã thoát khỏi những cơn khủng hoảng.
+ Gđ4: Giai đoạn cuối cùng là những bản giảo hưởng Luân đôn, đó là những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. Đặc biệt là bản giao hưởng No103 “Trống Rung”.
Nhạc thính phòng: Ngoài 104 bản giao hưởng, các thể loại khác cũng là một di sản quan trọng của Haydn.
Tứ tấu: Ông viết 83 bản, trong đó tiêu biểu là bản số 63 “chim sơn ca”. Nói chung tứ tấu của ông đều mang phong cách của thể loại nhạc sinh động, tính chất vui vẻ, sáng sủa lạc quan.
Tam tấu: 92 bản cũng có giá trị cao trong di sản của ông.
Đàn phím: Haydn viết 52 bản sonate cho Piano, nhiều biến tấu, rondo… trong đó tiêu biểu là bản Sonate – D/dur.
Thanh nhạc: Nhạc sĩ viết 24 vở nhạc kịch, 14 lễ ca (messa), nhiều hợp xướng. Đặc biệt lúc cuối đời xuất hiện hai tác phẩm thanh xướng kịch “Đấng sáng tạo muôn loài” và “Bốn mùa”.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức