Nhà soạn nhạc Wolfgang Amadeus Mozart

0

1. Tiểu sử (Thân thế sự nghiệp)

Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)

Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)

Mozart sinh ngày 27-1-1756 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, bố ông Lêôpôn Mozart là một nhà sư phạm âm nhạc, nghệ sĩ biểu diễn Violino, mẹ là người phụ nữ đôn hậu hết lòng vì con cái. Mozart có bảy anh chị em nhưng năm người đã qua đời sớm, chỉ còn lại Mozart và người chị Maria Ana, sau này người chị cũng là một nhà sư phạm có tiếng.

Mozart là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn Piano thiên tài người Áo thuộc trường phái âm nhạc Cổ điển Viên, sự xuất hiện của ông đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao cho thể loại Oopera và giao hưởng. Thông thường mỗi nhạc sĩ chỉ thành công ở một vài thể loại âm nhạc như; Bach có Preluyt và Phuga, Henden – thanh xướng kịch, Haydn cha đẻ của thể loại giao hưởng và tứ tấu… nhưng đối với Mozart ông sáng tác ở hầu hết các thể loại và ở thể loại nào ông cũng đạt đến đỉnh cao, với số lượng tác phẩm đồ sộ vì vậy ông được mệnh danh là vua của tất cả các thể loại âm nhạc.

Tác phẩm âm nhạc của Mozart thể hiện những nét sinh động của cuộc sống, niềm lạc quan tin tưởng vào chân lý cái thiện chiến thắng cái ác, đề cao lòng nhân đạo cao cả, tình yêu chung thuỷ. Qua tác phẩm của mình Mozart đã vạch trần được bộ mặt đểu cáng của bọn quan lại phong kiến bóc lột nhân dân, chính vì vậy nên tác phẩm của ông có tính hiện thực rất cao. Tuy nhiên bên cạnh tính chất vui tươi yêu đời, tác phẩm của ông còn vang lên không ít những khúc nhạc bi thương trầm tư, tràn đầy tính kịch thể hiện tâm trạng lo âu sáo động của người nhạc sĩ hầu cận mất tự do.

2. Ngôn ngữ âm nhạc

Âm nhạc của Mozart chứa đựng những nội dung sâu sắc mang tính nhân dân song nó cũng rất gần gũi với tầng lớp quý tộc, nhân vật trong tác phẩm có tính cách đa dạng và phong phú.

Giai điệu; 

Giai điệu trong tác phẩm của ông tươi sáng giản dị, giàu hình tượng, mang hơi thở của nền âm nhạc dân gian Đức, Áo và những bài hát du dương ý rất tinh tế và có chiều sâu nội tâm phong phú. Trong tác phẩm của ông thường được cấu tạo những nét giai điệu

Cromatic, những nét hoa mĩ tinh tế và được xác định theo điệu trưởng thứ dất rõ ràng. Ông kết hợp tinh tế giữa những làn điệu thơ ca dân gian Đức, Áo cùng với những chất liệu âm nhạc dân gian của các nước châu âu, đặc biệt là ý để tạo nên những nét nổi bật trong sáng tác của mình.

Hoà thanh;

Mozart đã vận dụng một cách sáng tạo công năng T-S-D với sự kết hợp liên tiếp những hợp âm chính và phụ, cùng với những thủ pháp chuyển điệu mạnh bạo, chuyển điệu sa, âm hình tiết tấu phong phú đã tạo nên ngôn ngữ âm nhạc hết sức xinh động.

Phức điệu;

Mozart đã tiếp thu kinh nghiệm từ J.S. Bach và kết hợp theo phong cách chủ điệu của chủ nghĩa cổ điển viên. Nhưng cái mới trong âm nhạc phức điệu của Mozart đó là các chủ đề của ông dất giàu hình tượng, có cá tính, có sức sống và gần gũi với mọi người.

Phối khí;

Mozart đã kế tục xuất sắc phong cách phối khí cổ của Haydn và ông là người đã có công đưa Clarinet vào biến chế của dàn nhạc giao hưởng, bổ xung cho bộ gỗ.

Cuộc đời Mozart tuy ngắn ngủi nhưng ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng âm nhạc vô cùng đồ sộ, ở nhiều thể loại và trình độ khác hau. Từ những tiểu phẩm cho đàn phím, nhạc thính phòng đến những bản Cantat, Concerto, giao hưởng, nhạc kịch… ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm xuất sắc, xong thành công nhất so với ông là hai lĩnh vực nhạc kịch và giao hưởng.

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu

Thể loại nhạc kịch:

Mozart là người đầu tiên đưa Trompet vào nhạc kịch.

Nét nổi bật trong nhạc kịch của Mozart là sự phát triển liên tục nội dung của mỗi nhân vật, mỗi nhân vật đều có hình tượng rõ ràng và được kết cấu theo cấu trúc số mục. Những bản Aria trong nhạc kịch của Mozart thường chịu ảnh hưởng bởi tính trữ tình, tính kịch của thể loại giao hưởng, do đó nhiều bản được viết ở hình thức Sonate không có phần phát triển.

Mozart sáng tác hơn 20 vở nhạc kịch ở 4 thể loại.

+ Nhạc kịch nghiêm chỉnh: tiêu biểu như vở Idomenay, Lòng nhân từ của típ.

+ Nhạc kịch hài hước; Tiêu biểu như vở Đám cưới Phicaro.

+ Nhạc kịch Đức-Áo; Tiêu biểu như vở Cuộc đột nhập vào hoàng cung, cây sáo thần.

+ Bi hài kịch; Mozart là người sáng tạo ra thể loại bi hài kịch, đó là sự kết hợp giữa nhạc kịch nghiêm chỉnh và nhạc kịch hài hước. Tác phẩm tiêu biểu là vở Đông gioăng.

Giao hưởng:

Giao hưởng chiếm một vị trí hàng đầu trong lĩnh vực khí nhạc của Mozart, ông là người đã sử dụng thành công liên khúc sonate trong giao hưởng.

Mozart sáng tác 41 bản giao hưởng trong đó đa phần mang tính chất giải trí xinh động và bộ dây đóng vai trò chủ chốt. Thành công nhất của Mozart trong lĩnh vực này là 3 bản cuối cùng; No39 – Es/dur, No40 – g/moll và No41 – C/dur. Trong ba bản này thì bản số 40 là phổ biến hơn cả. Tác phẩm mang tính chất trữ tình kịch tính mạnh mẽ. Chủ đề chính ẩn chứa những tình cảm bi thương trữ tình, người ta còn gọi bản giao hưởng này là bản gh “Bi thương trữ tình” và được nhiều nhạc sĩ phối khí, chuyển thể cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Ngoài hai lĩnh vực tiêu biểu đặc sắc là nhạc kịch và giao hưởng, Mozart còn có đóng góp dất lớn cho thể loại nhạc thính phòng, đó là những tiểu phẩm viết cho nhạc cụ độc tấu. Một trong số đó là những tác phẩm viết cho Piano mà tiêu biểu là 19 bản Sonate cho Piano, Những tác phẩm này đã phần nào phản ánh được sự sáng tạo nghệ thuật, cũng như quan niệm sống và cuộc đời của Mozart.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.