Các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội
Lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội là môi trường mà ở đó công tác xã hội được thực hành, hoặc nơi kiến thức chuyên nghiệp của nhân viên xã hội được sử dụng.
Sau đây là một số lĩnh vực mà thực hành công tác xã hội được ứng dụng (dẫn theo tài liệu tập huấn CTXH của chương trình dự án phối hợp các bên: CFSI-MOLISA-UNICEF- AP –ULSA-ASI, 2011-2014):
Bạn đang xem: Các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội
Nội Dung
1. Công tác xã hội với trẻ em
Công tác xã hội với trẻ em được thực hành trong lĩnh vực hoạt động phúc lợi trẻ em tồn tại nhằm nâng cao chất lượng sống của trẻ em và thanh niên thông qua việc cung cấp các chương trình và dịch vụ vì sự phát triển về thể chất, xã hội, tâm lý, tinh thần và văn hóa cho trẻ.
Các nhóm trẻ thường là đối tượng được đặc biệt quan tâm đó là những trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Luật Bảo vệ-Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 quy định 10 nhóm trẻ đó là:
- Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
- Trẻ em khuyết tật
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học
- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS
- Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại
- Trẻ em phải làm việc xa gia đình
- Trẻ em lang thang
- Trẻ em bị xâm hại tình dục
- Trẻ em nghiện ma tuý
- Trẻ em vi phạm pháp luật.
Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em, lĩnh vực hoạt động phúc lợi trẻ em là lĩnh vực phổ biến của thực hành công tác xã hội.
Nhân viên xã hội thực hiện những công việc sau đây:
- Giúp thủ tục nhận làm con nuôi
- Có trách nhiệm bảo vệ hợp pháp: Bảo đảm cung cấp sự chăm sóc thay thế thông qua cung cấp người bảo vệ/ giám hộ hợp pháp cho trẻ.
- Giám sát chăm sóc con nuôi, chăm sóc thay thế, tạm thời.
- Chăm sóc trong cơ sở, trung tâm/ từ thiện: Chăm sóc trong cơ sở cung cấp cuộc sống gia đình gần giống dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của các nhân viên được huấn luyện. Chăm sóc trong trung tâm được sử dụng như là nguồn hỗ trợ cuối cùng, chỉ sử dụng đến khi không có các gia đình nhận làm con nuôi.
2. Công tác xã hội với gia đình
Công tác xã hội với gia đình được thực hành trong lĩnh vực phúc lợi gia đình như một lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội có liên quan tới hoàn thiện, tăng cường và ủng hộ gia đình đáp ứng các nhu cầu của họ.
Các hoạt động của nhân viên xã hội trong phúc lợi gia đình bao gồm:
- Giúp gia đình giải quyết vấn đề
- Huy động các nguồn lực hiện có và nếu có thể tạo lập các nguồn lực mà gia đình cần
- Làm việc với các cá nhân, nhóm để giúp đỡ gia đình có hiệu quả
- Thường xuyên/ liên tục đánh giá sự thích hợp và hiệu quả của các chính sách, chương trình và dịch vụ hiện hành có liên quan đến gia đình
- Giám sát nhân viên xã hội trong các hoạt động khác nhau trong mối quan hệ với gia đình được phục vụ.
3. Công tác xã hội với cộng đồng
Công tác xã hội với cộng đồng được thực hành trong lĩnh vực phúc lợi đối với phát triển cộng đồng, bao gồm cung cấp các dịch vụ cộng đồng, hoạt động và cộng tác với các nhóm và tổ chức khác nhau, tổ chức cộng đồng để giải quyết vấn đề riêng của cộng đồng.
3.1. Xây dựng lại nhà ở và tái định cư
Nhiệm vụ của nhân viên xã hội đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động xây dựng lại nhà ở và tái định cư bao gồm:
- Giúp đỡ các gia đình chuẩn bị xây dựng lại nhà ở (bao gồm cung cấp các cơ hội cho họ để tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch xây dựng lại nhà ở
- Giúp đỡ các gia đình đương đầu với những vấn đề nảy sinh từ xây dựng lại nhà ở và tái định cư
- Huy động họ để họ nỗ lực phát triển các điều kiện của họ trong các khu vực tái định cư
- Phát triển năng lực lãnh đạo cộng đồng
- Giúp đỡ phát triển các tổ chức trong cộng đồng
- Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi sự phối hợp của các nhóm và các tổ chức cộng đồng nỗ lực làm việc vì hạnh phúc của các gia đình được xây dựng lại nhà ở
- Cung cấp các dịch vụ xã hội cần thiết nhất định như lương thực, phương tiện vận chuyển, các dịch vụ chăm sóc ban ngày, các dịch vụ tham vấn, các dịch vụ xây dựng kế hoạch gia đình, huấn luyện các kỹ năng và thực hành nghề.
3.2. Nhà ở căn hộ và nhà giá rẻ
Xem thêm : Lệnh giao dịch chứng khoán là gì? Nội dung & các lại lệnh giao dịch chứng khoán
Thực hành công tác xã hội trong các dự án nhà ở căn hộ (nó còn được xem là “cộng đồng”) thường bao gồm sự quản lý và thực hiện các chương trình duy trì và thúc đẩy sự cố kết và sự ổn định gia đình cũng như ý thức, tính tự lực cộng đồng và trách nhiệm xã hội.
3.3. Phát triển văn hóa và giải quyết vấn đề trong cộng đồng tái định cư
Mục đích của thực hành công tác xã hội với các cộng đồng văn hóa là giúp đỡ họ nhận biết tiềm năng riêng của họ. Đặc biệt, mục đích là đưa họ hòa nhập với các lợi ích của quyền/ tư cách công dân.
Các hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực hoạt động bao gồm quản lý và giám sát các khu vực tái định cư dành cho các cộng đồng văn hóa, phát triển chương trình, giáo dục công cộng và huấn luyện tình nguyện viên, biện hộ, mạng lưới và cộng tác với những người khác đang làm việc với các cộng đồng văn hóa, thực hành trực tiếp hướng vào giúp đỡ các cộng đồng giải quyết vấn đề.
4. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế
Mối quan tâm chính của nhân viên xã hội là tạo ra sự tương tác của các yếu tố kinh tế, xã hội và tâm lý trong chăm sóc người bệnh tại cở sở chăm sóc y tế, và nhân viên xã hội tìm kiếm hoặc phát triển các cách thức và công cụ để giải quyết vấn đề đi kèm với chữa trị bệnh tật.
Các dịch vụ xã hội về y tế nhằm mục đích sau:
- Tạo sự chấp nhận điều chỉnh tốt hơn, phản ứng tốt của người bệnh, bệnh viện hơn trong khi điều trị
- Có sự hiểu biết nhiều hơn, về phía nhân viên y tế, về hoàn cảnh của bệnh nhân, nhằm để tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán nhanh và chính xác, tăng cường sự hợp tác của gia đình trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe người bệnh
- Giáo dục về sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình của họ
- Sử dụng các dịch vụ cộng đồng tạo thuận lợi cho phục hồi và ngăn ngừa bệnh tật
- Giúp đỡ người bệnh và gia đình họ giải quyết các khía cạnh tâm lý- xã hội khi họ ốm đau về thể chất.
5. Công tác xã hội trong trường học
Công tác xã hội trường học chủ yếu để cung cấp dịch vụ giúp đỡ cho những học sinh mà vấn đề của họ xuất phát từ các nguyên nhân xã hội ảnh hưởng đến thành tích học tập trong môi trường học đường. Các vấn đề này có thể được gây ra bởi yếu tố bản thân học sinh, các yếu tố trong gia đình hay ngoài xã hội.
Mục đích của công tác xã hội trường học là cung cấp các dịch vụ nhằm đạt được các kết quả sau đây:
- Phục hồi
- Hòa giải
- Huy động các tiềm năng của học sinh, cha mẹ, gia đình họ và trường học và cộng đồng; ngăn ngừa hành vi tiêu cực. Nhân viên xã hội trường học như là nhà chuyên gia, tạo sự nỗ lực của các giáo viên, các nhà quản lý, và các chuyên gia khác trong quá trình trợ giúp các học sinh đạt được các mục tiêu giáo dục.
6. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
6.1 Lĩnh vực giáo dục giáo dưỡng/cải tạo
Sự giáo dưỡng được định nghĩa như là “sự quản lý hình phạt theo phương thức tại chỗ của người phạm tội trong phạm vi nhất định, cùng với những can thiệp điều chỉnh để họ thay đổi”. Đây là biện pháp giúp họ được sử dụng các biện pháp phục hồi đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng, đồng thời đưa họ trở lại trạng thái bình thường khi họ đã hết hạn cấm đoán. Các chức năng của điều chỉnh và phục hồi được tiến hành bởi các cơ quan đưa ra những thử thách như đối với người vị thành niên và người lớn phạm tội.
Một số chức năng của nhân viên xã hội liên quan tới thực hiện thử thách người vị thành niên là:
- Chuẩn bị nghiên cứu trường hợp/ca xã hội để tạo thuận lợi cho việc đưa ra quyết định hợp pháp
- Cung cấp tham vấn và các dịch vụ cần thiết khác cho thanh niên và gia đình họ trải qua giai đoạn thanh niên chịu thử thách
- Chuyển giao và huy động các nguồn lực cộng đồng cho thanh niên và/ hoặc gia đình họ
- Cộng tác với các nhóm/ cơ sở khác đang tham gia vào các hoạt động liên quan đến những người thử thách
- Chuẩn bị báo cáo/ đề xuất về những người thử thách chuẩn bị cho việc đưa ra quyết định bởi toàn án.
6.2 Công tác xã hội trong tòa án đặc biệt
Trong nhiều quốc gia, tòa án đặc biệt được tạo ra để giải quyết các trường hợp đặc biệt như là xung đột vợ chồng và li hôn, các trường hợp liên quan đến trẻ em và thanh niên, bạo lực đối với phụ nữ, buôn bán người và lạm dụng tình dục, nhập cư và các trường hợp có yếu tố người nước ngoài, các trường hợp sửa đổi về đất và các tranh chấp về đất đai tổ tiên để lại… nhân viên xã hội hỗ trợ tòa án trong điều tra, cung cấp hỗ trợ hợp pháp và tham vấn, các dịch vụ hòa giải và chuyển tuyến.
7. Công tác xã cho nhóm người có nhu cầu đặc biệt
Nhiều nhân viên xã hội làm việc trong các cơ sở xã hội dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Những người này bao gồm người nghiện, phụ nữ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người được tha tù và bệnh nhân của các trại tâm thần, người già và người tàn tật.
7.1. Người nghiện
Xem thêm : Cách đánh lô, đánh đề chuẩn 100% bao trúng nhất
Làm việc với người nghiện là một trong các lĩnh vực hoạt động của nhiều nhân viên xã hội. Lạm dụng thuốc là thuật ngữ chung bao gồm tất cả các dạng sử dụng thuốc.
Mục đích của trị liệu và phục hồi những người nghiện thuốc là phục hồi về xã hội, tâm lý, hướng nghiệp và nghề nghiệp cho người nghiện thuốc với mức độ phù hợp với tiềm năng của thân chủ.
7.2. Phụ nữ bị thiệt thòi về mặt xã hội
Các mục đích là bảo vệ phụ nữ. Các dịch vụ bao gồm cung cấp nhà tạm lánh (nơi mà có các điều kiện sống như tại nhà), các dịch vụ về y tế, tâm thần, nha khoa, tâm lý, xã hội và tinh thần. làm việc với gia đình họ; giám sát các chương trình phục hồi như huấn luyện các kỹ năng và định hướng tìm việc làm; bố trí việc làm; huy động các nguồn lực cộng đồng; giáo dục cộng đồng để giúp đỡ phụ nữ thiệt thòi.
7.3. Tù nhân được tha
Các hoạt động đặc biệt của nhân viên xã hội với các tù nhân được thả bao gồm thực hiện việc đánh giá tù nhân trước khi tha để xác định tiềm năng và những hạn chế của họ, cung cấp các dịch vụ xã hội cần thiết khác nhau cho tù nhân / gia đình họ trước và sau khi được tha, bao gồm hướng dẫn và giúp đỡ liên quan đến việc làm; huy động các nguồn lực cộng đồng cần thiết thay mặt tù nhân và đảm trách các hoạt động nhất định cùng với các nhóm người dân và tổ chức thúc đẩy các quan điểm cộng đồng tích cực hơn về tù nhân được thả.
7.4. Người già
Lão khoa, một nhánh khoa học nghiên cứu về hiện tượng và các vấn đề của tuổi già là một lĩnh vực hoạt động của nghiên cứu ở nước ngoài thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên, bao gồm cả nhân viên xã hội.
Khi các chương trình và dịch vụ dành cho khu vực này được thể chế hoá, nhân viên xã hội sẽ phải thực hiện các chức năng sau đây: quản trị và quản lý cơ sở, giám sát bộ máy, phát triển chương trình, huy động cộng đồng, cộng tác và phối hợp với các nghề nghiệp khác, cung cấp các dịch vụ trực tiếp dưới hình thức tham vấn cá nhân và nhóm và các dạng giúp đỡ khác (ví dụ nhóm ủng hộ, nhóm tự giúp…), thực hành, chuyển tuyến.
7.5. Người khuyết tật
Hoạt động công tác xã hội liên quan đến người tật nguyền và người tàn tật thường rơi vào hai loại sau:
- Quản trị, bao gồm xây dựng và đề xuất các chính sách đáp ứng các nhu cầu và vấn đề của nhóm người đặc biệt này, tuyển dụng và huấn luyện bộ máy, xây dựng kế hoạch giúp đỡ và phát triển các chương trình và các điều kiện đặc biệt, huy động tình nguyện viên và trợ giúp cộng đồng
- Cung cấp dịch vụ trực tiếp, bao gồm sự tham gia vào quản lý ca, thực hành nhóm phục hồi, đối với nhân viên xã hội, bắt đầu với nghiên cứu ca xã hội cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình cũng như cộng đồng của người tàn tật, hoặc thông qua việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các can thiệp công tác xã hội nhất định có thể giúp cho người tàn tật.
8. Công tác xã hội trong công nghiệp, lao động và việc làm
Các dịch vụ phúc lợi xã hội trong lĩnh vực hoạt động công nghiệp hiện đại có liên quan đến các nội dung sau:
- Các nỗ lực thiết lập và nâng cao an sinh xã hội, phúc lợi sức khỏe và phúc lợi chung cho người lao động và gia đình họ
- Tìm người lao động thích hợp nhất cho các chủ lao động và công việc phù hợp cho người lao động đang tìm việc làm
- Sử dụng nhân viên xã hội để hỗ trợ người lao động và gia đình họ trong các vấn đề và khó khăn về cá nhân, sức khỏe và tài chính
- Phát triển và duy trì các dịch vụ phúc lợi cộng đồng.
Sau đây là một số hoạt động của nhân viên xã hội được nhận làm việc trong các lĩnh vực hoạt động của công nghiệp:
- Tham vấn cho người lao động trong vấn đề liên quan đến việc làm và/ hoặc không việc làm
- Cung cấp tham vấn và các dạng giúp đỡ khác cho gia đình của người lao động, như thúc đẩy xây dựng kế hoạch gia đình, làm trung gian hòa giải thay mặt các thành viên gia đình đang có các ca của tòa án
- Tham gia vào các chương trình thông tin và giáo dục để mở rộng các dịch vụ người lao động và công ty
- Hỗ trợ quản lý trong hướng dẫn người lao động nhận thức các chính sách và điều lệ của công ty
- Giải thích các nhu cầu và vấn đề của người lao động với người quản lý/ chủ lao động và hỗ trợ họ trong phát triển các dịch vụ mang tính trách nhiệm dành cho người lao động
- Cung cấp sự chuyển tuyến người lao động và thành viên gia đình họ cho các dịch vụ hướng vào cộng đồng mà nó mang lại lợi ích cho các cộng đồng nơi người lao động sống, đặc biệt khi các vấn đề của họ bắt nguồn từ tình trạng cộng đồng
- Phát triển các chương trình huấn luyện hướng vào người lao động.
Huấn luyện các kỹ năng hướng nghiệp với thực hành việc làm công nghiệp là một lĩnh vực hoạt động khác bắt đầu nổi lên ở nhiều nước đang phát triển.
(Lytuong.net – Tài liệu tham khảo: Nhập môn công tác xã hội, UNICEF, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, 2016)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức