Quy luật Gresham: “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt”

0

Quy luật Gresham (Anh 1519 – 79): Những gì xảy ra trong một nền kinh tế khi mà cả hai loại đồng tiền đủ giá trị (tiền tốt) và đồng tiền thiếu giá trị (tiền xấu) cùng tồn tại song song và cùng ghi một mệnh giá đồng tiền?

Quy luật Gresham

Những đợt bào mòn giá trị tiền xu của Anh những năm 1540 và 1560 là bằng chứng rõ ràng về kết cục: Đồng tiền “xấu” thiếu giá trị đã đẩy đồng tiền “tốt” có giá trị hơn ra khỏi lưu thông.

Nguyên nhân của kết cục này được bắt nguồn trực tiếp từ sự áp đặt cùng một mệnh giá danh nghĩa cho cả hai đồng tiền đủ và đồng tiền thiếu giá trị. Những đồng tiền bị bào mòn giá trị được định giá quá cao trong vai trò phương tiện trao đổi, bởi vì mệnh giá của nó được ấn định cao hơn so với nội dung kim loại mà nó chứa đựng. Ngược lại, đồng tiền đầy đủ giá trị bị định giá quá thấp trong vai trò là phương tiện trao đổi.

Với lý do này, những ai đang nắm giữ cả hai đồng tiền sẽ ưu tiên dùng đồng tiền bị bào mòn (thiếu giá trị) để thanh toán trước còn đồng tiền có giá trị đầy đủ thì ưu tiên làm phương tiện cất trữ. Hơn nữa những đồng tiền có giá trị đầy đủ có thể được nấu chảy để bán kim loại thông thường, xuất khẩu hay thậm chí gửi vào xưởng đúc tiền để đúc các đồng xu mới có giá trị thấp hơn. Kết quả là chỉ đồng tiền bị bào mòn được định giá cao tồn tại trong lưu thông còn đồng tiền có giá trị đầy đủ (được định giá thấp) bị biến mất khỏi lưu thông.

Quy luật này gọi là quy luật Gresham “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt” ra khỏi lưu thông. Điều này đã thuyết phục Nữ hoàng Anh đi đến quyết định thay thế toàn bộ các đồng tiền đã bị bào mòn bằng cách đúc các đồng tiền khác đầy đủ giá trị.

Những tên khác của quy luật: định luật Gresham, “Tiền xấu hất cẳng tiền tốt”, “tiền xấu đuổi tiền tốt”…

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.