Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

0

Ngân hàng thương mại là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ nội bảng chủ yếu đó là: Nghiệp vụ tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản có.

Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì? Bản chất, chức năng và phân loại NHTM

Gọi là nghiệp vụ nội bảng vì nghiệp vụ tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản có, có liên quan trực tiếp đến nội dung của các khoản mục thuộc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại. Bởi vậy chúng ta nên xem xét khái quát bảng tổng kết tài sản trước khi nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.

Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại thường được thiết lập theo nội dung sau:

1. Nghiệp vụ tài sản nợ

Là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm có: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay và nguồn vốn khác.

1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có)

Trước hết mỗi ngân hàng phải có một số vốn tự có làm điều kiện ban đầu cho sự nghiệp kinh doanh của mình. Số vốn tự có này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn của ngân hàng thương mại. Vốn tự có của ngân hàng thương mại gồm: vốn điều lệ; Các quỹ và lợi nhuận chưa chia; Các loại vốn khác.

– Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là vốn được ghi trong điều lệ hoạt động và trong giấy phép hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp, vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng vốn pháp định, vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng:

Nếu là ngân hàng quốc doanh thì vốn điều lệ là vốn của Nhà nước. Nếu là ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ là vốn góp của các cổ đông. Nếu là ngân hàng tư nhân thì vốn điều lệ là vốn góp của cá nhân. Nếu là ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ là vốn góp của ngân hàng bản xứ và của ngân hàng nước ngoài.

– Các quỹ và lợi nhuận chưa chia.

Các quỹ của ngân hàng thương mại thường có:

  • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
  • Quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
  • Quỹ khen thưởng.
  • Quỹ phúc lợi

Các quỹ này của ngân hàng thương mại đều được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm để lập quỹ. Như vậy ngân hàng thương mại nào kinh doanh có lãi cao thì nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tăng nhanh, còn ngân hàng thương mại nào kinh doanh có lãi thấp thì nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tăng chậm.

Ngoài việc trích lập các quỹ trên từ lại rồng hàng năm ngân hàng thương mại phải lập quỹ dự phòng tài chính (quỹ dự phòng rủi ro), quỹ này được tính vào chi phí của ngân hàng.

Nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của một ngân hàng thương mại, nó là tiền đề, là cơ sở để ngân hàng thu hút nguồn vốn huy động. Đồng thời vốn tự có là cơ sở để xác định hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.2. Nguồn vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn ngoại lai thu hút được qua các nghiệp vụ của ngân hàng. Vốn huy động gồm có huy động tiền gửi, huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá trị như kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi.

Đc đim vn huy đng:

  • Nguồn vốn không ổn định
  • Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất

Mc đích sdng

  • Thiết lập dự trữ
  • Cấp tín dụng

– Nguồn vốn huy động tiền gửi:

Ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để hình thành quỹ cho vay của mình bằng cách nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại ngoại tệ khác.

+ Tiền gửi không kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán, là loại tiền gửi mà người sở hữu nó chuyên dùng để thanh toán chuyển khoản có thể rút ra sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần phải báo trước về thời hạn và khối lượng tiền cẩn rút.

Khách hàng gửi tiền loại này không với mục đích kiếm lời mà chủ yếu để thực hiện các khoản chỉ mua hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các giao dịch về thanh toán, chi trả; thực hiện các khoản chi trả khác và để ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán.

Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm các khoản tiền gửi tạm thời của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế với mục đích chính là thanh toán chuyển khoản.

Xét về tính chất thời gian, tiền gửi không kỳ hạn không ổn định, có sự biến động thường xuyên vì khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, làm cho ngân hàng bị động sử dụng vốn kinh doanh. Nhưng trong thực tế khách hàng vẫn gửi, rút thường xuyên hoặc gửi rút mang tính chất gối đầu nên ngân hàng vẫn sử dụng vào hoạt động cho vay và đầu tư của mình trên cơ sở số dư ổn định, do kết quả bù trừ của số tiền gửi vào và rút ra trong thời kỳ nhất định với điều kiện ngân hàng thương mại phải tính toán đầy đủ khả năng chi trả của mình, điều này đặc biệt cần được chú ý đến trong thời kỷ có nhiều biến động trong nền kinh tế.

+ Tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó chỉ có thể rút ra và có quyền hưởng 100% lãi suất theo thời hạn đã định. Nhưng trong thực tế, do quy luật cạnh tranh chi phối, để thu hút được nhiều tiền gửi của khách hàng, ngân hàng thương mại cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời hạn, nhưng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn thường bao gồm các khoản tiền gửi của các nhà kinh doanh tiền tệ, các công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.

Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn với mục đích là nhắm đến khả năng sinh lời của tiền tệ, vì vậy đối với loại tiền gửi này ngân hàng thương mại phải thực hiện chính sách lãi suất thỏa đáng cho khách hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn kinh doanh mang tính chất ổn định, ngân hàng thương mại có thể sử dụng một cách chủ động để cho vay. Vì vậy ngân hàng thương mại rất quan tâm và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để huy động loại tiền gửi này chẳng hạn như: quy định nhiều loại thời hạn, một tháng, ba tháng sáu tháng, chín tháng, một năm, hai năm, ba năm… Quy định nhiều mức lãi suất thích hợp, theo nguyên tắc thời gian càng dài thì lãi suất tiền gửi càng cao. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mại khác nhằm thu hút bộ phận tiền gửi này.

Tiền gửi có kỳ hạn khác với tiền gửi không kỳ hạn ở chỗ: Tiền gửi không kỳ hạn không phải tiền để tích lũy, mà là bộ phận tiền tệ đang chờ thanh toán, khách hàng có thể rút hoặc sử dụng thanh toán bất kỳ lúc nào, khách hàng được sử dụng sắc, giấy chuyến tiền để thanh toán, không ổn định như tiền gửi có kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là tiền tiết kiệm hoặc để dành của dân cư đem gửi vào ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm bao gồm có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Cũng giống như tiền gửi có kỳ hạn, đây là nguồn vốn tiềm năng để các ngân hàng thương mại hoạt động, vì vậy để khơi tăng nguồn vốn này, ngoài chính sách lãi suất thích hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, các ngân hàng thương mại còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút bộ phận tiền gửi tiết kiệm dân cư như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm đảm bảo bằng ngoại tệ,

Bên cạnh tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư ra, ngân hàng thương mại còn nhận các loại tiền gửi khác như:

  • Tiền gửi của các ngân hàng khác dùng cho việc thực hiện các nghiệp vụ đại lý, thanh toán tiền hàng, dịch vụ và chuyển ngân;
  • Tiền gửi vốn chuyên dùng của các doanh nghiệp, công ty, tiền gửi của các nhà đầu cơ;
  • Tiền gửi kho bạc Nhà nước;
  • V.V…

Trong nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại thì tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn. Bộ phận này được huy động một cách thường xuyên, liên tục gắn liền với các hoạt động của ngân hàng.

– Nguồn vốn huy động do phát hành các giấy tờ có giá trị:

Ngoài huy động tiền gửi, ngân hàng thương mại còn huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá trị như:

  • Chứng chi tiền gửi: Là giấy tờ có giá trị ngắn hạn, phổ biến là loại chứng chỉ có thời hạn dưới một năm.
  • Trái phiếu ngân hàng: Là giấy tờ có giá trị trung và dài hạn, phổ biến là loại chứng chỉ có thời hạn từ một năm trở lên.

Trong nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại thì phát hành các giấy tờ có giá trị chiếm tỷ trọng không lớn, bộ phận này được huy động không thường xuyên, không liên tục mà chỉ mang tính định kỳ hoặc đột xuất khi ngân hàng cần tăng vốn.

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, nó quyết định quy mô kinh doanh của ngân hàng thương mại.

1.3. Nguồn vốn vay

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài huy động tiền gửi của các cá nhân, công ty, doanh nghiệp để tạo nguồn vốn kinh doanh ra, các ngân hàng thương mại còn có thể vay nợ lẫn nhau trong phạm vi quốc gia, quốc tế hoặc vay của ngân hàng trung ương.

Nguồn vốn vay chỉ mang tính chất tạm thời, hơn nữa nếu phải sử dụng tới nguồn này nghĩa là các ngân hàng thương mại sẽ phải

chấp nhận chi phí cao. Trong thực tế nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại.

1.4. Nguồn vốn khác

Trong kinh doanh, ngoài việc sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay, ngân hàng thương mại còn có thể tận dụng một số nguồn vốn khác như các khoản phải trả

Như vậy nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn tự có, vốn huy động, vốn vay và vốn khác, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại.

2. Nghiệp vụ tài sản có

Nghiệp vụ tài sản có là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng thương mại vào hoạt động kinh doanh, như: cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ

Căn cứ vào bên có của bảng tổng kết tài sản, nghiệp vụ tài sản có của một ngân hàng thương mại gồm có nghiệp vụ tài sản có ngăn quỹ; nghiệp vụ tài vẫn có tín dụng, nghiệp vụ tài sản có đầu tư và các nghiệp vụ tài sản có khác.

2.1. Nghiệp vụ tài sản có ngân quỹ

Một ngân hàng thương mại phải sử dụng một phần các nguồn vốn của mình để đối phó với nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng và của bản thân ngân hàng.

Nghiệp vụ ngân quỹ (hay còn gọi là tiền dự trữ) là hoạt động không sinh lời và cũng không giúp cho các ngân hàng có khả năng tạo tiền nhưng lại rất quan trọng, bởi vì nó góp phần tăng cường khả năng thanh toán và chi trả cho khách hàng.

Tiền dự trữ của ngân hàng thương mại gồm: Tiền mặt tại quỹ Tiền gửi ở các ngân hàng khác; Tiền gửi ở ngân hàng trung ương.

– Tiền mặt tại quỹ

Tiền mặt tại quỹ bao gồm tiền giấy và tiền kim loại, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng ngân hàng thương mại, vào nhu cầu thường xuyên cũng như nhu cầu thời vụ của các khoản chi tiền mặt mà ngân hàng thương mại để tồn quỹ tiền mặt cho hợp lý. Tồn quỹ tiền mặt có khả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh lời cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng thương mại cần phải tính toán duy trì cho hợp lý.

– Tiền gửi ở các ngân hàng khác

Số tiền này có tác dụng trang trải nhu cầu thực tế theo yêu cầu của khách hàng. Tiền gửi ở các ngân hàng khác được tính toán theo mức độ của quan hệ đại lý giữa các ngân hàng thương mại.

– Tiền gửi ở ngân hàng trung ương

Tiền gửi ở ngân hàng trung ương là các khoản dự trữ tối thiểu hoặc dự trữ để thanh toán mà bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương. Tiến gửi ở ngân hàng trung ương gồm có tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán, tiến gửi dự trữ thừa

+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc còn gọi là tiền gửi dự trữ pháp định hoặc gọi là dự trữ tối thiểu Tiền gửi dự trữ bắt buộc được tính theo tỷ 16 quy định của ngân hàng trung ương và tổng số tiến gửi huy động trong một thời kỳ nhất định.

Ở Việt Nam: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0% đến 20% trên tổng số tiền gửi huy động được của các Tổ chức Tín dụng. Theo tinh thần đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định một tỷ lệ cụ thể cho phù hợp với việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ và khả năng thanh toán của các Tổ chức Tín dụng.

+ Tiền gửi thanh toán các ngân hàng thương mại duy trì tại ngân hàng trung ương để đảm bảo nhu cầu thanh toán.

+ Tiền gửi dự trữ thừa: là số tiền gửi huy động được quá lớn mà cho vay không hết, số này biến động thất thường tùy vào ngân hàng thương mại. Trong thực tế thì ít khi có số này.

Ngoài việc dự trữ bằng tiền, ngân hàng thương mại còn dự trữ các giấy tờ có giá ngắn hạn: Giấy tờ có giá trị mà các ngân hàng thương mại thường dự trữ như tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, các loại giấy tờ có giá trị khác có thể chuyển thành tiền mặt được.

2.2. Nghiệp vụ tài sản có tín dụng

Ngân hàng thương mại sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình vào việc cho vay đối với các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế và cá nhân.

Trong các nghiệp vụ tài sản có, nghiệp vụ tài sản có tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bởi vậy lợi nhuận của ngân hàng thương mại chủ yếu được sinh ra từ nghiệp vụ này.

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại gồm hai loại là cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn, trong đó cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Việc cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng thương mại giữ được khả năng thanh toán.

Nghiệp vụ tài sản có tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại.

Hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú, nếu phân loại cho vay của ngân hàng thương mại, chúng ta có thể căn cứ vào các tiêu thức sau đây:

– Căn cứ vào mục đích tín dụng

Nếu căn cứ vào mục đích tín dụng, có thể chia ra: tín dụng sản xuất, tin dụng lưu thông và tín dụng tiêu dùng.

+ Tín dụng sản xuất: Chủ thể di vay sử dụng tiền vay để đầu tư vào sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

+ Tín dụng kinh doanh: Chủ thể đi vay sử dụng tiền vay để kinh doanh hàng hóa trong lĩnh vực thương mại hoặc kinh doanh dịch vụ

+ Tín dụng tiêu dùng: Chủ thể đi vay sử dụng tiền vay để tiêu dùng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình hoặc chi tiêu Chính phủ.

– Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng

Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo của tiền vay, có thể chia ra:

Cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.

+ Cho vay có tài sản đảm bảo: Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay với điều kiện khách hàng phải có các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng để vay vốn, như thế chấp, cầm cố, và bảo lãnh.

+ Cho vay không có tài sản đảm bảo (hay còn gọi là cho vay tín chấp): Khách hàng vay vốn của ngân hàng không cần phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà với uy tín của khách hàng để ngân hàng cho vay.

– Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Nếu căn cứ vào thời cho vay, có thể chia ra: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.

+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để bù đắp vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ hoặc tiêu dùng của cá nhân.

+ Cho vay trung hạn và dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ một năm trở lên và thường được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm tài sản cố định.

– Căn cứ vào tính chất hoàn trả

Nếu căn cứ vào tính chất hoàn trả, có thể chia ra: Cho vay hoàn trả trực tiếp và cho vay hoàn trả gián tiếp.

+ Cho vay hoàn trả trực tiếp: Là cho vay của ngân hàng mà trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ. Đây là loại cho vay theo hồ sơ tín dụng.

+ Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là cho vay của ngân hàng mà trong đó người đi vay không phải là người trả nợ. Đây là loại cho vay bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán.

Chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó người vay tạm thời chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đảo hạn cho ngân hàng để lấy một số tiền nhỏ hơn mệnh giá của thương phiếu.

Ngoài ra ngân hàng thương mại còn thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác, như nghiệp vụ Bao thanh toán (Factoring): là dịch vụ do công ty con của ngân hàng thực hiện trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ của các doanh nghiệp nào đó để rồi sau đó nhận các khoản chi trả của các yêu cầu đó. Thông thường các khoản nợ này là khoản nợ ngắn hạn.

– Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

Nếu căn cứ vào phương pháp hoàn trả, có thể chia ra: Cho vay hoàn trả góp, cho vay hoàn trả một lần và cho vay hoàn trả theo yêu cầu của khách hàng.

2.3. Nghiệp vụ tài sản có đầu tư

Ngoài việc sử dụng nguồn vốn để đem cho vay, ngân hàng thương mại còn sử dụng một phần nguồn vốn của mình để đầu tư vừa là để sinh lời vốn, vừa là để phân tán rủi ro:

– Đầu tư trực tiếp: Ngân hàng thương mại đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, công thương nghiệp thông qua việc hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập công ty con hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, mua cổ phiếu sáng lập để tham gia hội đồng quản trị công ty và để phân chia lợi nhuận.

– Đầu tư gián tiếp: Như mua công trái Nhà nước, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Nếu dự trữ các chứng khoán có giá này, khi cần vốn ngân hàng thương mại có thể bán trên thị trường chứng khoán hoặc làm tài sản đảm bảo để xin tái chiết khấu ở ngân hàng trung ương.

– Đầu tư khác: Như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh khác.

2.4. Nghiệp vụ tài sản có khác

Nghiệp vụ tài sản có khác, gồm:

– Lỗ trong kinh doanh buộc ngân hàng phải chi phí,

– Những khoản phải thu nhưng chưa thu,

– Vốn sử dụng mua sắm trang thiết bị,

– V.V…

Mối quan hệ giữa nghiệp vụ tài sản nợ và tài sản có:

Để ngân hàng thương mại có khả năng cho vay, trước hết ngăn hàng phải có nguồn vốn dưới dạng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động tiền gửi.

Bởi vậy nghiệp vụ tài sản nợ là cơ sở để phát triển nghiệp vụ tài sản có, nghiệp vụ tài sản nợ xuất hiện trước nghiệp vụ tài sản có; quy mô nghiệp vụ tài sản nợ quyết định quy mô nghiệp vụ tài sản có.

Nghiệp vụ tài sản có xuất hiện sau, số lượng nghiệp vụ tài sản có phụ thuộc vào số lượng nghiệp vụ tài sản nợ nhưng trong một chừng mực nhất định, nghiệp vụ tài sản có có tác động quyết định nghiệp vụ tài sản nợ.

Sự phát triển nghiệp vụ tài sản có góp phần tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại hoặc ngược lại.

Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

3. Nghiệp vụ trung gian hưởng hoa hồng thương mại

Ngoài nghiệp vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tài sản có ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng, gọi là nghiệp vụ trung gian hưởng hoa hồng thương mại.

Khác với nghiệp vụ tài sản nợ ở chỗ ngân hàng không huy động vốn từ khách hàng, khác với nghiệp vụ tài sản có ở chỗ ngân hàng không cho khách hàng vay, cũng không đầu tư, mà là những công việc nhằm thực hiện những ủy nhiệm thu hộ hoặc chi hộ giúp đỡ khách hàng do khách hàng yêu cầu, qua đó mà hưởng thù lao về việc làm trung gian.

Việc thực hiện các nghiệp vụ trung gian không những mang lại cho ngân hàng thương mại thu nhập mà còn tạo điều kiện mở mang các nghiệp vụ tài sản nợ và tài sản có. So với nghiệp vụ tài sản có thì nghiệp vụ trung gian không hề có rủi ro mà lại nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Nghiệp vụ trung gian bao gồm có các dịch vụ sau:

  • Chuyển tiền.
  • Thư tín dụng.
  • Nghiệp vụ ủy thác (tạm thời quản lý hộ tài sản, bảo quản chứng khoán và các vật có giá).
  • Mua bán hộ công trái, kim khí quý, ngoại tệ.
  • Phát hành, đăng ký hộ cổ phiếu mới phát hành.
  • Cho thuê két sắt.
  • Cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh.
  • Tư vấn quản trị doanh nghiệp.
  • Thanh lý tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản.
  • Thực hiện các ủy nhiệm về việc chuyển quyền thừa kế tài sản cho khách hàng
  • Nghiệp vụ trung gian khác.

Quy mô nghiệp vụ trung gian càng phát triển, càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và càng nâng cao uy tín của ngân hàng thương mại, mặt khác càng tăng thêm thu nhập cho ngân hàng mà không phải ứng trước vốn cho khách hàng và lại tránh được mọi rủi ro.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.