Thiểu phát là gì? Nguyên nhân và biện pháp ổn định tiền tệ
Nội Dung
1. Khái niệm thiểu phát
Thiểu phát là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian.
Diễn biến của thiểu phát ngược lại so với lạm phát, khi lạm phát sức mua của tiền tệ liên tục giảm biểu hiện ở mức giá chung tăng, nhưng khi xảy ra thiểu phát có thể sức mua của tiền tệ không tăng nhưng giá cả hàng hóa liên tục giảm.
Bạn đang xem: Thiểu phát là gì? Nguyên nhân và biện pháp ổn định tiền tệ
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có thiểu phát, giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm thiểu và kéo dài trong một khoảng thời gian, cho nên có khuynh hướng là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân trì hoãn việc sản xuất kinh doanh, làm cho sức mua nền kinh tế giảm.
Thiểu phát làm thu hẹp nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư, kéo theo sự suy giảm các nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại. Chính vì nhu cầu đầu tư giảm, nên khuynh hướng gửi tiền vào ngân hàng gia tăng, làm cho lượng vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng lên trong khi nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế giảm, đẩy ngân hàng tới sự thua lỗ, giảm mức cung tiền tệ. Đầu tư giảm nên thu nhập của người lao động giảm, đồng thời làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập của người lao động giảm làm giảm chi tiêu, tiêu dùng. Chi tiêu và tiêu dùng giảm làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
2. Nguyên nhân thiểu phát
Có nhiều cách tiếp cận để tìm ra nguyên nhân của thiểu phát, trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các nhân tố tác động tới đường tổng cầu và đường tổng cung làm cho chúng di chuyển, gây nên sự mất cân đối cung – cầu hàng hóa và mất cân đối cùng – cầu tiền tệ.
Sự di chuyển của đường tổng cầu
Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế giảm, đường tổng cầu sẽ di chuyển về phía bên trái, làm mức giá chung giảm, đồng thời với việc giảm xuống của tổng sản lượng (hình 1).
Lý do nào dẫn đến đường tổng cầu giảm? Đường tổng cầu giảm có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như:
Thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu của ngân sách Nhà nước bằng việc giảm chi thường xuyên, giảm chi đầu tư, giảm chỉ khác; tăng thu ngân sách Nhà nước bằng tăng việc thuế;
– Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại cho nền kinh tế.
– Do nhu cầu chỉ tiêu của người tiêu dùng và nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp giảm khi mà tâm lý bị quan bao trùm nền kinh tế.
– Do chất lượng hàng hóa, dịch vụ kém không theo kịp yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
– Có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như sự biến động của tỷ giá hối đoái (ngoại tệ giảm giá trị), khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tăng, đã làm giảm xuất khẩu ròng, giảm thu ngoại tệ.
– Trong giai đoạn phát đạt của chu kỳ kinh doanh nhằm hạn chế sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp để giảm tổng cầu bằng các chính sách thắt chặt, nếu như các chính sách đó là phù hợp, mức giá chung giảm cho tới khi tổng sản phẩm quay về mức tỷ lệ tự nhiên của nền kinh tế.
Với các nguyên nhân trên, sự giảm xuống của giá cả là không đáng kể và diễn ra trong thời gian ngắn, do vậy thiểu phát chưa thể xảy ra.
Nhưng khi tổng cầu bị cắt giảm quá mức bởi các chính sách của Chính phủ, mức tiêu dùng của cá nhân và chi tiêu cho đầu tư của doanh nghiệp giảm mạnh, thất nghiệp tăng quá mức tự nhiên, tiến lương giảm xuống do vậy đường tổng cung sẽ di chuyển về phía phải làm mức giá tiếp tục hạ.
Trong quá trình đó nếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém, các hoạt động kinh doanh sẽ trì trệ, sự di chuyển của tổng cung sẽ chậm lại, kèm theo tình trạng bị quan bao phủ toàn nền kinh tế dẫn tới sự sụt giảm tiếp tục của chi tiêu, tiêu dùng và đầu tư, đường tổng cầu di chuyển về phía bên trái làm mức giá liên tục hạ, thiểu phát xảy ra.
Cũng phải kể đến các yếu tố ngoại lai như: Khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tăng do tăng năng suất lao động, hoặc do các chính sách tài chính – tiền tệ tác động; hoặc suy thoái kinh tế của nước ngoài. sẽ làm giảm xuất khẩu ròng và tổng cầu giảm.
Trong điều kiện nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, đường tổng cung sẽ di chuyển sang bên phải, sự giảm mức giá sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và dừng lại khi sản phẩm đạt tới mức tỷ lệ tự nhiên.
Trái lại khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, xuất khẩu ròng giảm dẫn tới suy giảm mạnh chi tiêu, tiêu dùng của dân cư và chi tiêu cho đầu tư của Chính phủ làm cho tổng cầu tiếp tục sụt giảm, dẫn tới sự giảm giá kéo dài và thiểu phát xảy ra.
Xem thêm : Dư luận xã hội là gì? Bản chất, chức năng, sự hình thành
Hình 1 dưới đây mô tả tổng cầu giảm liên tục làm giảm phát gia tăng.
Khi tổng cầu giảm từ AD0 đến AD1, đến AD2, sẽ kéo theo giá cả hàng hóa giảm xuống từ P0, P1, P2 với mức sản phẩm nhỏ hơn mức tỷ lệ tự nhiên của nền kinh tế Y0, Y1, Y2. Đường tổng cung AS0 cũng bị ảnh hưởng và sẽ di chuyển. Tình trạng yếu kém của nền kinh tế cộng với sự thờ ơ của các nhà đầu tư và của đại bộ phận người tiêu dùng làm cho đường tổng cầu giảm, giá cả giảm và kéo dài, thiểu phát xuất hiện.
Sự di chuyển của đường tổng cung
Khi mức giá giảm, chi phí giảm xuống làm cho đường tổng cung di chuyển sang bên phải.
Lý do nào dẫn đến mức giá giảm làm cho đường tổng cung di chuyển? có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như:
– Tiến lương giảm vì thị trường lao động ế ẩm;
– Xuất hiện những dự tính bi quan về nền kinh tế;
– Hoặc do chi phí sản xuất ngoài lương giảm khi có những tác động tích cực nhằm tạo “cú sốc” cung tích cực;
– Khoa học công nghệ mới được triển khai làm tăng năng suất lao động.
– Có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như sự biến động của tỷ giá hối đoái (ngoại tệ tăng giá trị), đồng nội tệ lên giá sự tác động của các yếu tố này thường làm tăng tổng sản phẩm kể cả mức tự nhiên và nếu không có sự thay đổi của đường tổng cầu thì việc giảm giá khó có thể kéo dài, nó sẽ dừng lại khi tổng sản phẩm đạt mức tỷ lệ tự nhiên.
Tuy nhiên khi nền kinh tế chưa đạt mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm, thị trường lao động ể ẩm, chi phí tiền lương giảm xuống, làm đường tổng cung di chuyển sang bên phải. Nếu nền kinh tế hoạt động trì trệ không có hiệu quả cao, sự di chuyển này sẽ chậm lại, tình trạng thất nghiệp cao và kéo dài dẫn tới tâm lý bi quan của nền kinh tế làm giảm chi tiêu, đường tổng cầu di chuyển về bên trái của đồ thị (hình 2), giá cả giảm và kéo dài trong một thời gian làm cho nền kinh tế suy thoái, tình trạng thiểu phát xảy ra.
Khi có thiểu phát, chi tiêu, tiêu dùng và chi tiêu đầu tư đều giảm mạnh. Trong giai đoạn này Chính phủ có thể thực hiện các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích thích tổng cầu. Tuy nhiên trong điều kiện đó, khi bản thân nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế giảm, dư nợ tín dụng mà tăng lên sẽ không được nền kinh tế hấp thu, kết quả sẽ làm cho mức cung tiền tệ giảm sút.
Do sự bi quan của các nhà đầu tư trong chi tiêu làm giảm tổng cầu, điều này liên quan đến tổng cung, tổng cung tăng từ AS0, đến AS1, rồi đến AS2 trong khi tổng cầu giảm, làm giá cả hàng hóa giảm từ P0 xuống P1 rồi xuống P2. Quá trình này cứ tiếp tục sẽ làm cho thiểu phát xảy ra.
Như vậy thiểu phát xảy ra có thể bắt nguồn từ các chính sách cắt giảm chi tiêu của Chính phủ hoặc từ khả năng cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế.
Thiểu phát xảy ra luôn đi kèm với sự suy giảm của mức cung tiền tệ và tình trạng suy thoái kinh tế, nạn thất nghiệp cao.
2. Các biện pháp ổn định tiền tệ
Cũng nhu lạm phát, thiểu phát cũng có những tác động xấu đối với nền kinh tế, bởi vậy cần phải có các giải pháp nhằm khắc phục thiểu phát. Vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa có thể giảm được sự tác hại của thiểu phát.
Ổn định tiền tệ trong trường hợp có thiểu phát bao gồm các biện pháp chủ quan của Chính phủ nhằm thúc đẩy tổng cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các biện pháp này thường được điều hành ngược với các biện pháp ổn định tiền tệ khi có lạm phát.
2.1. Chính sách tiền tệ
Thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng nhằm tăng trưởng khối lượng tiến lưu thông. Đây là biện pháp chủ yếu để khắc phục thiểu phát, ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng sau:
– Giảm lãi suất để kích thích nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đồng thời kích thích tăng đầu tư, tăng thu nhập, tăng chi tiêu nhằm gây áp lực tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho thị trường.
Xem thêm : Thị hiếu thẩm mỹ là gì?
– Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng cường khả năng cấp tín dụng, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, nhằm tăng cung ứng tiền tệ.
– Ngân hàng trung ương cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ hệ thống ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự hoạt động lành mạnh và có hiệu quả toàn hệ thống ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chấm dứt tình trạng suy thoái.
– Thực hiện các biện pháp khác nhằm tăng cung ứng khối lượng tiền tệ lưu thông, như mua: chứng khoán, vàng, ngoại tệ, các giấy tờ có giá trị, v.v…
2.2. Chính sách tài chính
Thực hiện chính sách tài chính theo hướng nới rộng chi tiêu của Chính phủ nhằm tăng trưởng khối lượng tiền lưu thông. Đây là biện pháp chủ yếu để khắc phục thiểu phát. Tăng chỉ tiêu của Chính phủ như: chỉ đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi phúc lợi xã hội, chi giải quyết công ăn việc làm, chỉ quốc phòng an ninh, chỉ khác.
– Chi đầu tư phát triển: tập trung chủ yếu vào các dự án phát triển hạ tần các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ và tạo động lực kích thích tăng chi tiêu đầu tư và chi tiêu tiêu dùng, vấn đề đặt ra ở đây là phải tập trung đầu tư vào các dự án có quy mô nhỏ, triển khai nhanh và thực hiện có hiệu quả, nhằm ngăn chặn nguy cơ thiếu phát tiềm ẩn.
– Chi phúc lợi xã hội: chí cho các chương trình trợ cấp thất nghiệp, tăng lương hưu cho cán bộ hưu trí. Nếu như Chính phủ thực hiện chương trình này có hiệu quả sẽ góp phần tăng chi tiêu tiêu dùng và hạn chế thiểu phát.
– Chi giải quyết công ăn việc làm: thực chất là chỉ tiêu cho các dự án nhằm tạo thêm công việc cho những người lao động, tăng thu nhập góp phần tăng chi tiêu tiêu dùng.
– Chi quốc phòng an ninh: nỗ lực tăng chi tiêu của Chính phủ cho ngân sách quốc phòng.
– Ngoài ra, Chính phủ có chính sách giảm thuế, phí, lệ phí và các khoản khác, tăng chi tiêu đồng thời phải chú ý đến đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, đặc biệt chính sách thuế phải có tác động hướng tới thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
2.3. Chính sách thu nhập
Trong thời kỳ thiểu phát, Chính phủ thường phải thi hành biện pháp hạn chế việc giảm tiền lương để hạn chế giảm thu nhập và hạn chế giảm chi tiêu mới có thể cải thiện được tình hình thiểu phát.
2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách kinh tế đối ngoại được tập trung nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu ròng, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Chính phủ thường sử dụng công cụ chính sách tiền tệ cơ bản như: điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện tín dụng ưu đãi tài trợ cho ngoại thương, giảm thuế xuất khẩu, chống buôn lậu, hạn chế nhập khẩu nhằm thực thi chính sách bảo hộ cho hàng hóa nội địa…
2.5. Các biện pháp khác
Cùng với việc thi hành các biện pháp kể trên, Chính phủ các nước còn thực hiện các biện pháp khác mang tính xã hội hóa nhằm nhanh chóng chấm dứt thiểu phát.
Thực tế cho thấy, thực hiện các biện pháp ổn định tiền tệ khi xảy ra thiểu phát đôi khi nhanh chóng và có hiệu quả hơn là các biện pháp ổn định tiền tệ khi xảy ra lạm phát.
Riêng Việt Nam từ khi đoạn tuyệt với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường có điều tiết từ năm 1986 đến nay tình hình lưu thông tiền tệ trong nước có rất nhiều biến động:
Năm 1986 đến năm 1998 chủ yếu là lạm phát ở mức độ một hoặc hai con số thấp hàng năm, trong khi CPI thường ở mức dưới 10% năm.
Năm 1999 đến năm 2001 lạm phát giảm ở mức thấp, thời kỳ này có thể coi như có thiểu phát.
Ở Việt Nam ít xảy ra thiểu phát và nếu có xảy ra cũng trong khoảng thời gian ngắn dễ khắc phục, thiểu phát không phải là căn bệnh trầm kha gây khó khăn trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thời kỳ từ năm 2002 đến năm 2007 nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tỷ lệ lạm phát năm trong mức trông đợi của Chính phủ – lạm phát thấp.
Từ năm 2008 đến năm 2010 lạm phát lại gia tăng, thường ở mức độ hai con số hàng năm, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để can thiệp nhằm ổn định lưu thông tiền tệ, nhưng hiệu quả chưa cao.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức