Tri thức là gì? Vai trò của tri thức trong đời sống-xã hội
Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến những thập kỷ gần đây tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội mới được đề cặp nhiều. Vậy tri thức là gì?
Nội Dung
1. Khái niệm về tri thức.
Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng có thể hiểu “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó(hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế -xã hội.
Bạn đang xem: Tri thức là gì? Vai trò của tri thức trong đời sống-xã hội
Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng(sáng tạo), khả năng, kỹ năng quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác. Tri thức có vai trò rất lớn đối với đời sống –xã hội.
Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là trình độ mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”, “Tri thức là tài nguyên là tư bản”, Tri thức là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạn dẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp…
2. Vai trò của tri thức trong đời sống-xã hội
Tri thức đã và đang ngày càng trở lên quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục…
2.1 Vai trò của tri thức đối với Kinh tế – Kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá, sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải.
Kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó:
– Tri thức khoa học-công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là cơ sỏ chủ yếu và phát triển rất mạnh
– Nguồn vốn quan trọng nhất, quý nhất là tri thức, nguồn vốn trí tuệ.
– Sáng tạo và đổi mới thướng xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đảy sụ phát triển.
Xem thêm : Lịch sử Philippin cận đại (Thế kỷ 16-20)
– Nền kinh tế mang tính học tập.
– Nền kinh tế lấy thị trường toàn cầu là môi trường hoạt động chính.
– Nền kinh tế phát triển bền vững do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và năng động là tri thức.
Thực tiễn hai thập niên qua đã khẳng định, dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa, kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước phát triển và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một, hai thập niên tới.
Sự xuất hiện của các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên tri thức.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy sản xuất và kinh doanh tri thức làm nội dung chủ yếu. Tương lai của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bạc, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị…mà còn phụ thuộc vào việc xử lý và sử dụng những thông tin nội bộ và thông tin từ môi trường kinh doanh. Cách tốt nhất để tăng năng suất là tìm hiểu kiến thức chuyên môn mà hãng có được, sử dụng vì mục đích thương mại và những kiến thức này cần được phát triển không ngừng.
Giá trị của những công ty công nghệ cao như các công ty sản xuất phần mềm và các công ty công nghệ sinh học không chỉ nằm trong những tài sản vật chất hữu hình, mà còn nằm trong những tài sản vô hình, như tri thức và các bằng sáng chế. Để trở thành một công ty được dẫn dắt bởi tri thức, các công ty phải biết nhận ra những thay đổi của tỉ trọng vốn trí tuệ trong tổng giá trị kinh doanh. Vốn trí tuệ của công ty, tri thức, bí quyết và phương pháp đội ngũ nhân viên và công nhân cũng như khả năng của công ty để liên tục hoàn thiện phương pháp sản xuất là một nguồn lợi thế cạnh tranh. Hiện có các bằng chứng đáng lưu ý chỉ ra phần giá trị vô hình của các công ty công nghệ cao và dịch vụ đã vượt xa phần giá trị hữu hình của các tài sản vật thể của các công ty đó, như các toà nhà hay thiết bị. Ví dụ như các tài sản vật thể của công ty Microsoft chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị được vốn hóa trên thị trường của công ty này. Phần lớn là vốn trí tuệ. Sau hai mươi năm thành lập, số nhân viên công ty tăng 6 nghìn lần, thu nhập tăng 370 nghìn lần, 1/10 số nhân viên trở thành triệu phú. Nguồn vốn con người là một thành tố giá trị cơ bản trong một công ty dựa vào tri thức.
Nền kinh tế tri thức sẽ ngày càng làm xuất hiện nhiều sản phẩm thông minh. Đó là những sản phẩm có khả năng gạn lọc và giải thích các thông tin để người sử dụng có thể hành động một cách hiệu quả hơn. Ngay cả một chiếc bánh kẹp thịt cũng có thể trở thành một sản phẩm mới dựa trên tri thức bằng cách làm cho khách hàng biết cách sử dụng những thông tin về dinh dưỡng. Số lượng ka-lo và chất béo được in lên hóa đơn hoặc thậm chí trình bày thông tin đó trước khi khách đặt hàng. Thậm chí có những sản phẩm thông minh vừa có thể truyền đạt thông tin về sản phẩm vừa khuyên khách hàng nên làm gì từ tình hình vừa được thông tin.
Vốn tri thức –vai trò của nó trong kinh tế tri thức
Vốn tri thức là tri thức được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lợi(tăng thêm giá trị).
Xem thêm : Cách rang cà phê bột ngon
Vốn tri thức là một yếu tố nổi bật nhất trong hàm sản xuất. Trong văn minh nông nghiệp thì sức lao động, đất đai và vốn là những yếu tố của sản xuất công nghiệp, vốn, đất đai và nhất là sức lao động trở thành hàng hóa với tư cách là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chuyển xã hội phong kiến thành xã hội tư bản trong lịch sử. Còn trong kinh tế tri thức, yếu tố của sự phát triển nền kinh tế-xã hội không chỉ bao gồm vốn tiền tệ, đất đai và dựa trên lao động giản đơn mà chủ yếu dựa trên lao động trí tuệ gắn với tri thức. Như vốn tri thức trở thành yếu tố thứ nhất trong hàm sản xuất thay vì yếu tố sức lao động vốn tiền tệ và đất đai.
Vốn tri thức thực sự trở thành nguồn gốc động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Nước Mỹ nói riêng và các nước thuộc tổ chức OECD nói chung nhiều năm qua tăng trưởng ổn định với tốc độ cao là nhờ có sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trên tri thức như các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, vũ trụ, đầu tư, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm…Đồng thời chuyển đầu tư vốn tri thức từ các ngành truyền thống sang các ngành có hàm lượng tri thức cao. Ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, đầu tư càng nhiều vốn tri thức thì mang lại giá trị gia tăng cang lớn, tỷ xuất lợi nhuận càng cao.
Vốn tri thức trong kinh tế tri thức đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vốn tri thức ở đây bao gồm các công nhân tri thức, các nhà quản lý có trình độ cao, các công nghệ mới.
Vốn tri thức đóng vai trò to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Sự xuất hiện kinh tế tri thức vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia kém và đang phát triển phải nhanh chóng tiếp cận với kinh tế tri thức, thông qua tri thức hóa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đặc biệt sớm hình thành các công nghệ cao để nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước đuổi kịp các nước phát triển.
2.2. Vai trò tri thức đối với chính trị
Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức. Người có tri thức là có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tích tiếp cận vấn đề một cách sát thực, đúng đắn. Điều này rất quan trọng, một đất nước rất cần những con người như vây để điều hành công việc chính trị. Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc gia. Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhận thức về nguồn lực con người. Đại hội nhấn mạnh: “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt đông” chiến lược phát triển con người đang là chiến lược cấp bách. Chúng ta cần có những giải pháp trong việc đào tạo cán bộ và hệ thống tổ chức :
Tuyển chọn những người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, thuộc các lĩnh vực, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho họ những tri thức còn thiếu và yếu để bố trí vào các cơ quan tham mưu hoạch định đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước với những qui định cụ thể về chế độ trách nhiệm quyền hạn và lợi ích.
Sắp xếp các cơ quan nghiên cứu khoa học –công nghệ và giáo dục-đào tạo thành một hệ thống có mối liên hệ gắn kết với nhau theo liên ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Hợp nhất các viện nghiên cứu chuyên ngành vào trường đại học và gắn kết trường đại học và các công ty, xí nghiệp. Các cơ quan nghiên cứu và đào tao được nhận đề tài, chỉ tiêu đào tạo theo chương trình, kế hoạch và kinh phí dựa trên luận chứng khả thi được trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.
Hàng năm theo định kỳ có những cuộc gặp chung giữa những người có trọng trách và các nhà khoa học đầu ngành của các cơ quan giáo dục-đào tạo và trung tâm khoa học lớn của quốc gia, liên hiệp các hội khoa học Việt Nam…với sự chủ tri của đồng trí chủ tịch, sự tham gia của các thành viên Hội đồng giáo dục -đào tạo và khoa học-công nghệ quốc gia về những ý kiến tư vấn, khuyến nghị của tập thể các nhà khoa học với Đảng và nhà nước về định hướng phát triển giáo dục-đào tạo. Phát triển khoa học –công nghệ, cách tuyển chon và giao chương trình đề tài, giới thiệu những nhà khoa học tài năng để viết giáo khoa, giáo trình, làm chủ nhiệm chương trình, đề tài và tham gia các hội đồng xét duyệt, thẩm định nghiệm thu các chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước.
Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam cần thường xuyên và phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, dân chủ thảo luận để đưa ra được những ý kiến tư vấn, những khuyến nghị xác thực có giá trị với Đảng, Nhà nước và động viên tập hợp lực lượng các hội viên tiến quân mạnh mẽ vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ mà đất nước đang mong chờ để sớm thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển.
2.3. Vai trò tri thức đối với văn hóa-giáo dục
Tri thức cũng có vai trò rất lớn đến văn hóa -giáo dục của một quốc gia. Nó giúp con người có được khả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức, ý thức của con người được nâng cao. Và do đó nền văn hóa ngày càng lành mạnh. Có những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục. Từ đó xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, phồn vinh.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức