Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn diễn ra như thế nào?

0

NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ NHIÊN CHO CÂY

Nitơ là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, tồn tại chủ yếu trong không khí và trong đất.

1. Nitơ trong không khí

– Nitơ phân tử (N2�2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2�2, còn NO�� và NO2��2 trong khí quyển là độc hại với thực vật.

– Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2�2 với hiđrô  NH3��3 thì cây mới đồng hóa được.

2. Nitơ trong đất

– Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật).

– Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH+4��4+ và NO3��3−.

– Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác sinh vật mà phải nhờ các vi sinh vật trong đất khoáng hóa thành: NH+4��4+ và NO3��3−.

IV. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITƠ VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ TRONG ĐẤT

1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất

– Gồm 2 quá trình:

+ Quá trình amôn hóa: Nitơ hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn amôn hóa  NH+4��4+

+ Quá trình nitrat hóa: NH+4��4+ dưới tác động của Nitrôsôna  NO2��2, dưới tác động của Nitrôbacter  NO3��3

– Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3��3−  N2�2) do các vi sinh vật kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.

2. Quá trình cố định nitơ phân tử

– Là quá trình liên kết N2�2 với H2�2  NH3��3 (trong môi trường nước NH3��3  NH+4��4+).

– Con đường hóa học: xảy ra ở công nghiệp.

– Con đường sinh học: do vi sinh vật thực hiện (các vi khuẩn này có enzim nitrôgenaza, có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị của nitơ để liên kết với hiđrô tạo ra NH3��3), gồm 2 nhóm:

+ Nhóm vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa.

+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật như vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

 PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng

– Bón phân hợp lí: Đúng lượng, đúng loại, đúng lúc, đúng cách.

2. Các phương pháp bón phân

– Bón phân qua rễ: bón vào đất (bón lót và bón thúc).

– Bón phân qua lá: phun lên lá (khi trời không mưa và nắng không gay gắt).

3. Phân bón và môi trường

– Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.