Giằng móng là gì? Yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng công trình
Giằng móng là gì? Yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng công trình Chủ đầu tư: Địa chỉ: Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến: Số tầng: Diện tích: Phong cách kiến trúc: Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:
Giằng móng là một trong những công đoạn quan trọng trong các công trình xây dựng, tuy nhiên với nhiều người thì đây vẫn là một cụm từ khá mơ hồ. Giằng móng là gì? Cấu tạo và chức năng ảnh hướng rất nhiều tới khả năng chịu lực của móng nói riêng và độ an toàn của cả công trình nói chung. Vì thế cần phải sử lý chính xác ngay từ khi khảo sát đất, lựa chọn loại móng để tính toán kết cấu, tải trọng chịu lực. Trong bài chia sẻ dưới đây, các chuyên gia của Thiết kế nhà đẹp Á Âu sẽ giúp bạn giải đáp đáp những thắc mắc trên.
Bạn đang xem: Giằng móng là gì? Yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng công trình
Nội Dung
Khái niệm giằng móng
Giằng móng hay còn có tên gọi khác là dầm móng là một bộ phận sử dụng để kết cấu hay tạo sự liên kết của các móng, nhằm tăng độ vững chắc và sự kiên cố cho toàn bộ hệ thống của công trình. Ngoài ra kết cấu công trình còn chịu một phần mô men của cột, nếu cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng thì mô men càng lớn.
Đặc biệt, khi thi công phải được tính toán cẩn thận và hết sức kỹ càng trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Có thể chọn kích thước tiết diện giằng theo tác dụng của nó và các yêu cầu cấu tạo, vị trí của giằng phải nằm ngang tạo nên một giá đỡ cho toàn bộ công trình xây dựng.
Chức năng và ưu điểm của giằng móng
Giằng móng được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng trong các công trình xây dựng, giúp phần móng của nó được vững chắc hơn. Ở nhiều trường hợp khác, giằng móc còn mang ý nghĩa chống đỡ cho kết cấu của công trình, tác dụng chống rạn nứt, chống thấm vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó còn có tác dụng nâng đỡ phần tường ở phía trên của giằng và đồng thời có tác dụng lớn trong việc truyền lực xuống trong móng cọc và móng trong băng, giúp cho phần móng được vững chắc hơn và cũng giúp cho từng vị trí đứng vững, tạo nền móng thống nhất và chặt chẽ.
Ngoài ra, giằng móng còn giúp hình thành hệ thống móng thống nhất và chặt chẽ, đảm bảo độ bền vững cho kết cấu công trình. Như vậy, chúng ta có thể tổng hợp lại một vài những tác dụng chính của hệ thống sau:
- Giúp tăng cường độ cứng, độ bền vững cho các kết cấu của công trình
- Phân bổ đều các tải trọng truyền xuống bộ phần móng
- Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt
- Đảm bảo kết cấu vững chắc cho toàn bộ công trình
Cấu tạo và kích thước giằng móng trong xây dựng
Công dụng của giằng móng trong các công trình xây dựng là không gì để bàn cãi, dựa theo về hình dáng giằng móng thường có cấu tạo hình chữ nhật hoặc hình thang hoặc theo dáng chữ T. Hiện nay xu hướng sử dụng phổ biến nhất gồm 3 loại phân loại theo móng: giằng móng đơn, móng băng và móng bè. Mỗi loại có những đặc điểm riêng về cấu tạo và kích thước. Cụ thể như sau:
Giằng móng đơn
Giằng móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau, mang lại khả năng chịu lực tốt. Thường được dùng trong các công trình xây dựng có tải trọng vừa và nhẹ như: nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng……Loại móng đơn có cấu tạo và kích thước như sau:
Cấu tạo:
Giằng móng đơn có cấu tạo rất đơn giản, nó được tạo thành từ một bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ. Trong các công trình công nghiệp, người ta thường tận dụng phần đáy móng đặt lên một lớp đất tốt với chiều sâu khoảng 1m, giúp tạo bề mặt phẳng để tránh sự thay đổi giữa các vùng giáp ranh đối với đất tốt và đất xấu hay độ nở của các loại đất do bão hòa với nước.
Bên cạnh đó công dụng còn được liên kết với một hoặc nhiều tảng hệ thống dầm, tác dụng chống đỡ hệ thống tường xây dựng bên trên. Thêm vào đó, nó còn có tác dụng giằng các móng cốc để tránh hiện tượng lún, lệch giữa các đài móng.
Kích thước:
- Kích thước lớp bê tông khoảng 100mm
- Kích thước của dầm móng rơi vào khoảng: 300×700(mm)
- Chiều cao của giằng móng bè là: 200mm
Giằng móng bè
Giằng móng bè được sử dụng trên nền đất có tình trạng yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không có nước hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi. Đây được xem là giải pháp an toàn, giúp phân bố đều trọng lượng, tránh tình trạng sụt lún.
Xem thêm : HoldingFx là gì? Đánh giá về sàn Holding FX mới nhất
⇒ Kinh nghiệm xây nhà:
♦ Nên sử dụng loại móng nào cho nhà 2 tầng?
♦ Cấu tạo móng bè.
♦ Cấu tạo móng đơn.
♦ Cấu tạo móng băng.
♦ Cách bố trí thép dầm.
Cấu tạo:
Loại giằng móng bè được cấu tạo gồm nhiều lớp, bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Bản móng được trải rộng ra toàn bộ công trình.
Kích thước:
- Lớp bê tông sàn phải dày 100mm
- Chiều cao: 200mm
- Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300×700(mm)
- Thép bản móng tiêu chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
- Thép dầm móng tiêu chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22)
Giằng móng băng
Móng băng là thuật ngữ phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay, loại móng nằm ở dưới hàng cột hoặc dưới tường. Nhìn trực quan thì móng băng có cấu tạo theo dạng một dải dài, nó có thể độc lập hoặc giao cắt với nhau theo hình chữ thập để đỡ lấy tường hoặc đỡ cột, so với loại móng cọc hoặc móng bè thì móng băng thường được sử dụng rộng rãi hơn.
Cấu tạo:
Giằng móng băng được cấu tạo bởi một lớp bê tông có tác dụng lót móng, đảm bảo sự cố định và chắc chắn cho cả một công trình xây dựng, đảm bảo sự an toàn cũng như cố định phần móng.
Kích thước:
- Kích thước của bản móng phổ thông thường đó là: (900-1200)x350(mm)
- Kích thước dầm móng rơi vào khoảng 300 x(500-700)mm
- Chiều rộng của giằng móng băng vào khoảng <1.5m
Thiết kế tính toán giằng móng như thế nào?
Khi thiết kế bất kỳ một kết cấu nói chung hay một một cấu kiện nào nói riêng cũng là phải tìm được quy luật về lực tác động – nội lực và quy luật về khả năng chịu lực của cấu kiện. Với giằng móng cũng vậy, bạn cần phải xác định được các yếu tố như sau:
Xem thêm : LISS cardio là gì? Cách tập LISS cardio đốt mỡ giảm cân hiệu quả
Tính toán giằng móng như thế nào?
Để tính toán giằng móng, hãy xét các yếu tố tác dụng hay vai trò của nó trong hệ kết cấu chung như sau:
- Chịu tác dụng của lún lệch
- Tác dụng đỡ tường xây
- Tác dụng phân phối mô men chân cột
- Tác dụng đẩy nổi của nền đất
- Giằng chân cột
Công thức chuẩn tính giằng móng
Thông thường khi được hỏi cách tính chịu lực giằng móng thì câu trả lời chính xác là dựa vào cấu tạo. Từ cấu tạo có thể suy ra cách tính kích thước, nhiệm vụ của nó. Với công thức sau:
+ Khi tải trọng đúng trọng tâm : Ptb ≤ Rtc
+ Khi tải trọng lệch tâm : Pmax ≤ 1.2 Rtc
(Ptb , Pmax : áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất. Rtc : cường độ tiêu chuẩn của đất nền)
Công thức tính giằng móng: R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
B: chiều rộng đáy.
Q: tải trọng.
C: lực dính của lớp nền đất được tính bằng đơn vị
M: hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn
A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất
Trên đây là những thông tin về giắng móng, chức năng và cấu tạo để bạn ứng dụng trong các công trình xây dựng. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong các công trình nhà ở của riêng mình. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline của chúng tôi, đội ngũ nhân viên của Thiết kế nhà đẹp Á Âu sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp