Tư tưởng triết học của Tôma Đacanh
T.Đacanh (Thomas D’Aquin, 1225-1274) sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà triết học kinh viện có ảnh hưởng lớn đến thời đại của mình. Học thuyết của ông được Giáo hội Thiên chúa lấy làm hệ tư tưởng của nhà thờ. Ngoài triết học và thần học, T.Đacanh còn nghiên cứu pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Ông đã xây dựng triết học của mình trên cơ sở xuyên tạc học thuyết của Arixtốt để luận chứng cho thần học của Nhà thờ, củng cố cho giáo lý Thiên chúa giáo. Tư tưởng triết học của ông chủ yếu bàn về các chủ đề sau:
Nội Dung
a) Thượng đế và giới tự nhiên. Lòng tin và lý trí
Theo Đacanh, đối tượng của triết học là lý trí – chân lý của triết học, còn đối tượng của thần học là lòng tin – chân lý của thần học; tuy nhiên, cả hai đều có khách thể cuối cùng là Thượng đế – cội nguồn của mọi chân lý. Dù vậy, triết học vẫn thấp hơn thần học, lý trí vẫn thấp hơn lòng tin, bởi vì không phải bất kỳ lòng tin – chân lý của thần học nào cũng có thể đạt được bằng con đường của lý trí – chân lý của triết học, nhưng lý trí thì có thể có được nhờ vào lòng tin. Hơn nữa, chân lý của thần học tuy không chống đối chân lý của triết học, nhưng bản thân nó không phải là lý trí mà nó là loại “siêu” lý trí. Từ đây, Đacanh kết luận, lòng tin thần học không phải là cái mà lý trí triết học có thể xâm nhập vào được. Từ kết luận này Đacanh khẳng định:
Bạn đang xem: Tư tưởng triết học của Tôma Đacanh
Thượng đế là động lực ban đầu, là mục đích tối cao, là nguyên nhân cuối cùng, là quy luật vĩnh cửu, là hình thức thuần túy, là cái tất nhiên – hoàn thiện tuyệt đối, là cái siêu lý tạo ra mọi cái hợp lý của thế giới.
Xem thêm : Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp
Giới tự nhiên không tồn tại vĩnh cửu mà được Thượng đế sáng tạo ra từ hư vô; mọi cái hoàn thiện nhất trong giới tự nhiên cảm tính đều được quyết định bởi sự thông minh của Thượng đế, đều có được sự hợp lý nhờ vào Thượng đế.
Theo Đacanh, Thượng đế phải tồn tại, bởi vì: một là, thế giới không tự vận động vĩnh cửu mà cần có cái động lực ban đầu; hai là, mọi cái xảy trong thế giới đều có nguyên nhân, do đó, thế giới cần có cái nguyên nhân đầu tiên, tức nguyên nhân của mọi nguyên nhân; ba là, cần có một cái tất nhiên tuyệt đối làm cơ sở cho mọi cái ngẫu nhiên xảy ra trong thế giới; bốn là, cần có một thực thể hoàn thiện tuyệt đối với tư cách là mục đích cuối cùng của mọi quá trình hoàn thiện xảy ra trong thế giới; và năm là, cần có một lý trí siêu nhiên nhằm điều chỉnh tính hợp lý của giới tự nhiên.
b) Lý luận nhận thức
Dựa trên lập trường duy thực ôn hòa, Đacanh cho rằng, cái chung tồn tại trên 3 mặt: một là, nó tồn tại trước các sự vật riêng lẻ, ở trong trí tuệ Thượng đế; hai là, nó được tìm thấy trong các sự vật riêng lẻ; và ba là, nó được tạo ra bằng sự trừu tượng hóa của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.
Xem thêm : Phát hành chứng khoán là gì? Mục đích và các phương thức phát hành
Dựa trên học thuyết về hình dạng của Arixtốt, Đacanh cho rằng, trong quá trình nhận thức sự vật, người ta không tiếp nhận bản thân sự vật mà chỉ tiếp nhận hình dạng của nó. Bởi vì, đối tượng nhận thức đi vào thế giới tinh thần của chủ thể nhận thức bao giờ cũng phải rũ bỏ tính vật chất và chỉ giữ lại hình dạng của mình mà thôi. Trong nhận thức của ta, hình ảnh về sự vật bao giờ cũng là hình dạng của chính sự vật đó. Đacanh chia hình dạng sự vật ra thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính. Hình dạng cảm tính giúp cho cảm giác trở thành cái cảm thụ tích cực. Hình dạng lý tính cho ta biết cái chung, bao chứa nhiều sự vật riêng lẻ, do vậy, hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính…
Như vậy, chúng ta có thể coi lý luận về 2 loại hình dạng của Đacanh chính là quan niệm về 2 giai đoạn nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
c) Về xã hội
Đacanh không chỉ đề cao sự thống trị của Nhà thờ đối với xã hội mà còn kịch liệt chống lại sự bình đẳng xã hội. Theo ông, xã hội trần thế chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia. Giáo hoàng là Đại diện của Thượng đế ở trần gian. Nhà thờ phải là Chính quyền tối cao đứng trên chính quyền Nhà nước của các quốc vương. Quốc vương có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Nhà thờ trừng phạt không thương tiếc kẻ tà đạo. Ông coi xuyên tạc tôn giáo là tội rất lớn, lớn hơn cả tội làm tiền giả; vì đồng tiền chỉ để thỏa mãn nhu cầu đời sống tạm thời, còn xuyên tạc tôn giáo sẽ làm mất đi cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Nếu quốc vương buộc những kẻ làm tiền giả vào tội chết là đúng, thì treo cổ những kẻ tà đạo là việc làm còn đúng hơn…
Quan điểm về xã hội của Đacanh là cơ sở của ý thức hệ của Nhà thờ, nó rất phản động và hà khắc.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức