Phân tích SWOT bản thân
Les Brown, một nhà diễn thuyết – chính trị gia người Mỹ đã có một nhận định rất sâu sắc: “Tôi tin rằng cuộc sống là một chuyến hành trình, thường khó khăn và đôi khi tàn nhẫn không ngờ, nhưng chúng ta đều được chuẩn bị tốt cho nó nếu biết nắm lấy tài năng của bản thân và cho phép chúng nảy nở”.
Để “nắm lấy tài năng của bản thân và cho phép chúng nảy nở”, trước hết, bạn cần hiểu rõ bản thân mình. Trên thực tế, có nhiều cách để hiểu về mình: tìm hiểu qua những người thân, thầy cô, bạn bè…; sử dụng các trắc nghiệm tâm lý; thông qua những trải nghiệm thực tế; so sánh với những người xung quanh… Trong nội dung này, chúng tôi đề cập ứng dụng mô hình SWOT nhằm giúp bạn tự nhìn nhận bản thân một cách hệ thống. Nói cách khác, bạn có thể phân tích chính mình thông qua mô hình này. Mục đích chính của việc phân tích bản thân thông qua mô hình SWOT là giúp bạn có thể phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, khai thác, tận dụng các cơ hội và có kế hoạch để giảm thiểu những trở ngại. Bạn cần áp dụng kết quả của việc phân tích SWOT một cách hợp lý để xác định mục tiêu phù hợp và đề ra những hành động nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc tương lai. Bởi thế, đây là một bước không thể thiếu trong việc định hướng và lập kế hoạch nghề nghiệp.
Bạn đang xem: Phân tích SWOT bản thân
Nội Dung
1. Nhận thức điểm mạnh của bản thân (Strengths)
Trong cuộc sống, bạn có thể nhìn thấy ai đó không đạt thành tích tốt trong học tập, nhưng khi làm việc, họ lại gặt hái nhiều thành công. Bạn sẽ giải thích như thế nào về hiện tượng này? Có thể mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau, dựa trên nhận thức, quan điểm, kinh nghiệm…của mỗi cá nhân. Dưới góc độ tâm lý học nghề nghiệp, một trong những nguyên nhân thường được đề cập là cá nhân ấy đã chọn được một nghề phù hợp, phát huy được điểm mạnh của bản thân. Chẳng hạn, nhân viên chiến lược marketing đòi hỏi phải có khả năng phân tích, suy luận logic, khả năng phán đoán, sự sáng tạo… Nhân viên tổ chức sự kiện đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tức thời, khả năng làm việc tập thể… Nếu cá nhân ấy có những tố chất, những điểm mạnh phù hợp với tính chất công việc thì khả năng thành công trong nghề là điều dễ lý giải.
Điểm mạnh có thể được hiểu là những yếu tố bên trong cá nhân mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là những điều mà bạn có thể kiểm soát, như: các nét tính cách tích cực, những kỹ năng liên quan, khả năng cạnh tranh, kiến thức, kinh nghiệm việc làm, khả năng tạo mối quan hệ, trách nhiệm, sự cảm thông, niềm đam mê trong công việc… Những điểm mạnh đó có thể giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu của công việc, khiến bạn tạo ra sự khác biệt so với những người khác. Vì vậy, việc xác định chính xác những điểm mạnh của bản thân là chìa khóa quan trọng giúp bạn mở cánh cửa để đến với thành công. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi này với các ứng viên. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy suy nghĩ để trả lời những câu hỏi về điểm mạnh của mình.
- Về tư duy: Thế mạnh tư duy của bạn là gì? Chẳng hạn, khả năng tư duy của bạn thiên về phân tích hay tổng hợp? Hay cả hai? Bạn giỏi trong việc đưa ra các ý tưởng mới hay phân tích các ý tưởng (đặc biệt phân tích, bình luận các ý tưởng của người khác)…
- Về khả năng thao tác: Bạn có giỏi trong các thao tác thực hành không? (như khéo tay).
- Về đặc điểm tính cách: Những nét tính cách tốt đẹp nào có thể giúp bạn thành công trong tương lai?
- Về năng lực cá nhân: Bạn có những năng lực cá nhân nào nổi trội không?
- Về kinh nghiệm, kỹ năng: Bạn đã có những kinh nghiệm nào có thể giúp bạn đáp ứng các yêu cầu công việc? Bạn có những kỹ năng nào nổi trội?
- Về kiến thức: Bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức để tự tin trả lời câu hỏi của các nhà tuyển dụng cũng như đáp ứng yêu cầu công việc? (kiến thức chuyên ngành và kiến thức liên quan, kiến thức xã hội)
- Về bằng cấp: Bằng cấp của bạn có thể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng?
- Về mối quan hệ: Bạn có những mối quan hệ tích cực có thể hỗ trợ bạn trong công việc?
Điểm mạnh ở đây không chỉ được hiểu là điểm mạnh của bản thân (so với điểm yếu) mà còn được hiểu là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, bạn cần nhìn nhận bản thân trong mối tương quan với người khác. Chẳng hạn, trong lớp học, bạn cần nhận biết mình có khả năng, đặc điểm nào nổi trội hơn bạn bè, mà đó có thể được xem là lợi thế để bạn chiến thắng. Vì vậy, bạn cũng cần so sánh với những người xung quanh, với đối thủ để trả lời những câu hỏi quan trọng sau:
- Bạn có đặc điểm/năng lực/thế mạnh nào nổi bật so với người khác? (chẳng hạn: về ngoại hình, giọng nói, khả năng ngoại ngữ, các mối quan hệ, kĩ năng, bằng cấp…).
- Bạn có nét tính cách/giá trị nào nổi bật mà bạn tin rằng người khác không hoặc khó thể hiện được như bạn? (ví dụ: sự kiên nhẫn, nghị lực, khả năng lắng nghe…)
- Loại công việc nào bạn nghĩ mình sẽ làm tốt hơn người khác?
2. Nhận thức điểm yếu của bản thân (Weaknesses)
Hẳn bạn cũng đã nghe thành ngữ “gót chân Asin” từ câu chuyện Asin (Achilles)? Thành ngữ này ra đời nhằm nói bất kỳ ai hay vật gì cũng đều có điểm yếu. Việc nhận diện và liệt kê điểm yếu của bản thân là một quá trình “tự kiểm điểm” lại chính mình.
Điểm yếu có thể được hiểu là những yếu tố bên trong cá nhân mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được những mục tiêu của bạn. Đây cũng là những yếu tố mà bạn có thể kiểm soát, như: những nét tính cách tiêu cực, thói quen làm việc không tốt, thiếu kinh nghiệm việc làm hoặc những kinh nghiệm có liên quan, khả năng thiết lập mối quan hệ kém, thiếu định hướng nghề nghiệp, thiếu kỹ năng quản lý nghề nghiệp…
Rất khó để có cơ hội việc làm cũng như sự thăng tiến nếu bạn ứng tuyển hoặc đang làm công việc mà ở đó đòi hỏi những kỹ năng bạn không có hoặc yếu. Chẳng hạn, bạn đang làm ở vị trí nhân viên bán hàng nhưng điểm yếu của bạn lại là kỹ năng giao tiếp, thực tế sẽ rất khó để có sự khởi sắc trong nghề nếu bạn không cố gắng khắc phục điểm yếu này. Vì vậy, khi nhận ra những điểm yếu của bản thân, bạn cần tìm cách khắc phục để hạn chế những trở ngại mà nó gây ra cho bạn. Bạn hãy trả lời trung thực những câu hỏi sau:
- Những nét tính cách nào/những thói quan nào cản trở bạn trong công việc?
- Những kiến thức, kỹ năng nào bạn không giỏi?
- Bạn không thích loại công việc nào?
- Đâu là những nhược điểm mà nhiều người xung quanh đánh giá về bạn?
Để nhìn nhận chính xác tất cả những điểm yếu của bản thân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ hội việc làm cũng như sự phát triển nghề nghiệp, bạn cần thời gian để chiêm nghiệm về mình và tìm hiểu về nghề. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của những người thân, bạn bè về những nhược điểm của mình.
3. Nhận thức cơ hội của bản thân (Opportunities)
Xem thêm : Sao chổi là gì? Nguồn gốc và phát hiện khoa học
Cơ hội là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tích cực hoặc có lợi có thể giúp bạn đạt được mục tiêu. Đây là những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát, như: sự phát triển của nền kinh tế, công nghệ hiện đại, sự ra đời hoặc phát triển của ngành nghề cụ thể, sự xuất hiện nhu cầu về kỹ năng hoặc chuyên môn mới, xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành nghề đang theo học, đang làm… Bạn có thể tận dụng những cơ hội để tìm kiếm việc làm hoặc quyết định hướng nghề nghiệp. Trả lời những câu hỏi sau có thể giúp bạn nhận thức rõ cơ hội của bản thân:
- Sự phát triển của nền kinh tế có tạo cơ hội việc làm cho bạn không? (Chẳng hạn, việc kí kết các Hiệp định thương mại, sự hội nhập của nền kinh tế)
- Những xu hướng mà bạn nhìn thấy trong ngành học/lĩnh vực của mình, và nhận thấy trong đó mình có những lợi thế nhất định không?
- Sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin có thể giúp bạn không? (Ví dụ: Internet giúp bạn dễ tìm việc làm?)
- Ngành học của bạn đang phát triển và nhu cầu lao động ở ngành học này rất lớn phải không?
Bạn cũng có thể tìm thấy những cơ hội tốt ngay trong lớp học, trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện kết nối cộng đồng, trong một một vai trò mới hay một dự án mới đòi hỏi bạn cần phải có một kỹ năng mới, trong các hoạt động đoàn thể…
4. Nhận thức những nguy cơ/mối đe dọa đối với bản thân (Threats)
Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Đó là những yếu tố mà bạn cũng không thể kiểm soát, như: sự hợp nhất hoặc tái cấu trúc của nền kinh tế, sự thay đổi những yêu cầu của thị trường lao động và những tác động của chúng đối với các doanh nghiệp, thay đổi về những tiêu chuẩn nghề nghiệp mà bạn không đáp ứng, giảm nhu cầu đối với một trong những kỹ năng của bạn, sự tiến triển công nghệ mà bạn chưa chuẩn bị cho nó, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh… Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau để làm sáng tỏ những nguy cơ đối với bạn:
- Những thay đổi/đòi hỏi về công nghệ có thể đe dọa đến khả năng xin việc của bạn hoặc vị trí của bạn trong công việc không?
- Ngành nghề của bạn đang có những biến động lớn phải không? (Chẳng hạn, sự di chuyển lao động tự do trong 1 số lĩnh vực của khối AEC, trong đó có lĩnh vực của bạn. Điều này khiến bạn đối mặt với nhiều đối thủ trong các cơ hội việc hơn hơn)
- Lĩnh vực/ngành học của bạn đang giảm nhu cầu lao động phải không?
- Có những thay đổi về tiêu chuẩn nghề nghiệp mà hiện tại bạn chưa đáp ứng phải không?
- Những trở ngại mà bạn phải đối diện trong công việc là gì?
- Bạn bè của bạn có phải là đối tượng cạnh tranh với bạn trong các cơ hội việc làm, trong một dự án hay trong một vai trò/trách nhiệm nào đó không?
Một yếu tố bên ngoài cũng có thể vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Chẳng hạn, sự hội nhập kinh tế có thể là một cơ hội vì nó có thể mở ra cho bạn những cơ hội việc làm mới, với những nguồn thu nhập hấp dẫn hơn và khả năng thăng tiến cao hơn, nhưng cũng có thể là mối đe dọa vì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ nhiều hơn, đòi hỏi những yêu cầu nghề nghiệp cao hơn như ngoại ngữ, các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
Tóm lại, phân tích SWOT là một bước quan trọng, cần thiết và hữu ích để giúp bạn nghĩ đến những khả năng hiện có và cả trong tương lai, liên quan đến môi trường bên ngoài, nghĩa là thị trường công việc. Trong đó, điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là những yếu tố của bản thân, cơ hội (O) và thách thức (T) nằm ở môi trường bên ngoài.
Ví dụSau đây là bản phân tích SWOT của Kim Uyên, người đang theo học ngành Marketing tại một trường Đại học. 1. Điểm mạnh: Về tư duy: có khả năng sáng tạo, phân tích và tổng hợp Về kỹ năng: Xem thêm : Quy định trợ cấp thôi việc bhxh + Tự tin giao tiếp, thuyết trình trước đám đông. + Kỹ năng viết tốt. Về tính cách: + Có trách nhiệm cao với công việc. + Hòa đồng, năng động, thích nghi nhanh với môi trường mới. 2. Điểm yếu:
3. Cơ hội:
4. Thách thức:
Từ việc phân tích SWOT bản thân, Kim Uyên có thể đề ra cách thức để phát huy điểm mạnh, theo đuổi những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của mình. Kim Uyên cũng cần đề ra các biện pháp để khắc phục những điểm yếu, xác định cách sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra, thiết lập kế hoạch để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài. |
(Nguồn: Trường đại học tài chính marketing, Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức