Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư:
Bạn đang xem: Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ơphrát thuộc Tây Á. Người Hy Lạp cổ đại gọi đây là Mésopotamie, có nghĩa là vùng đất giữa hai sông. Tây Á phần lớn là núi và sa mạc, vì vậy vùng đất phì nhiêu năm giữa hai con sông này là nơi thường xảy ra các cuộc tranh chấp giữa các tộc người để tìm mảnh đất thuận lợi cho cuộc sống.
Về cư dân, người Sumer từ thiên niên kỉ IV TCN đã tới định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh đầu tiên ở đây. Đầu thiên niên kỉ III TCN người Accat thuộc tộc Sêmit từ thảo nguyên Xyri cũng tràn vào xâm nhập và lập nên quốc gia Accát nổi tiếng. Cuối thiên niên kỉ III TCN, người Amôrit từ phía tây Lưỡng Hà lại tràn vào xâm nhập, chính họ đã tạo nên quốc gia cổ Babilon nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà. Ngoài ra còn có một số bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau cũng tràn vào xâm nhập trong quá trình lịch sử. Qua hàng ngàn năm lịch sử, các tộc người này hoà nhập lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng dân cư ổn định, cùng đóng góp xây dựng nên nền văn minh rực rỡ ở khu vực Tây Á.
1.2. Sơ lược quá trình lịch sử:
Lịch sử vùng Lưỡng Hà có thể chia ra làm các thời kì chính sau:
- Thời kì hình thành những thành bang đầu tiên của người Sumer: từ đầu thiên niên kỉ III TCN đến giữa thiên niên kỉ III
- Hình thành thành bang Accat: cuối thế kỉ XXIV đến cuối thế kỉ XXIII TCN
- Vương triều III của Ua: 2132 – 2024
- Vương quốc cổ Babilon: đầu thế kỉ XIX TCN đến năm 729
- Vương quốc tân Babilon và Ba Tư: năm 626 TCN đến 328
2. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI:
2.1. Chữ viết , văn học:
Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về sau họ đơn giản thành những nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ nào đó. Họ thường dùng đầu cây sậy vót nhọn vạch lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay gọi là chữ hình đinh, chữ hình góc, hay chữ tiết hình. Ngày nay, người ta còn lưu giữ được khoảng 2200 tấm sách bằng đất sét ở nhà bảo tàng của thành phố Ninivơ (kinh đô của đế quốc Atxiri xưa kia).
Chữ tiết hình do người Sumer phát minh ra đầu tiên, về sau nhiều dân tộc ở Lưỡng Hà đều sử dụng và có biến đổi. Chữ tiết hình trở thành thứ chữ để giao tiếp giữa các dân tộc ở Tây Á thời cổ đại. Về sau, người Phênixi, một dân tộc chuyên buôn bán quanh Địa Trung Hải thời đó đã dựa vào chữ hình góc của người Lưỡng Hà, một phần chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đã đặt ra hệ thống chữ cái A, B … Từ chữ Phênixi đã hình thành ra chữ Hy Lạp cổ. Từ chữ Hy Lạp cổ đã hình thành ra chữ Latinh và chữ Slavơ và từ đó hình thành nên chữ viết của nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay.
Xem thêm : Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi – trả lời bằng viết
Các thể loại văn học chính ở Lưỡng Hà thời cổ thường là các thần thoại, anh hùng ca. Tiêu biểu là các truyện Khai thiên lập địa, Nạn hồng thuỷ, Gingamet.
2.2. Tôn giáo:
Thời kì đầu người Lưỡng Hà theo đa thần giáo, mỗi nơi có một vị thần riêng. Có nơi cùng một lúc thời nhiều thần. Họ thời các lực lượng tự nhiên như thần Trời (Anu), thần Mặt Trời (Samat), thần Đất (Enlin), thần Biển (Ea), thần Ái Tình (Istaro)…Về sau, cùng với sự xác lập quyền lực tối cao của hoàng đế, thần Macđúc (Mardouk) đã trở thành vị thần chung cho toàn đế quốc. Thần Samat được coi là con của thần Mặt Trăng (vì người Sumer cho rằng ngày là do đêm sinh ra), Samat chuyên chịu trách nhiệm về tư pháp (Trên cột đá ghi bộ luật của Hammurabi có khắc hình thần Samat đang trao bộ luật cho Hamurabi để vua thay thần trị dân).
2.3. Nhà nước và pháp luật:
Nhà nước ban đầu của người Sumer được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là nhà vua được gọi là Patêsi nắm tất cả các quyền lực tối cao, lời nói của vua là luật pháp. Đến thời vương quốc Hammurabi thì tổ chức bộ máy nhà nước tương đối hoàn thiện.
Thế kỉ XVIII TCN, dưới thời Hammrabi ông cũng cho ra đời một bộ luật, bộ luật này gồm 282 điều khoản, được khắc trên một tấm đá cao 2m25, rộng 2m. Đây là bộ luật cổ nhất thế giới mà con người ngày nay biết được.
2.4. Nghệ thuật, kiến trúc:
Ở Lưỡng Hà ít gỗ đã, các công trình kiến trúc ở đây phần lớn được xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất nguy nga, hùng vĩ. Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc Lưỡng Hà là thành cổ Babilon và vườn treo Babilon được xây dựng vào khoảng thế kỉ VII TCN.
Thành Babilon (ở phía nam Batđa ngày nay)được xây bằng gạch có chu vi 16 km, cao 30 m, dày từ 6m đến 8,5m và có 7 cửa. Cổng thành Isơta được bọc đồng và trang trí bằng những bức phù điêu rất sinh động.
Vườn treo Babilon được người Hy Lạp cổ đại xếp vào một trong bảy kì quan thế giới. Đây là một khu vườn được xây vươn lên trời xanh, cao 77m và gồm có 4 tầng. Trên mỗi tầng có trồng những loại hoa thơm cỏ lạ sưu tầm từ Ai Cập tới Ấn Độ. Nước chảy róc rách, cây xanh mát mắt, chim hót véo von. Tây Á cảnh quan phần lớn là núi và sa mạc, những đoàn lái buôn trên “ con đường tơ lụa” khi đi đến đây thì thật là gặp cảnh thiên đường dưới hạ giới.
Xem thêm : Karl Marx và Xã hội học
2.5. Khoa học tự nhiên:
a/ Về toán học
Ban đầu người Sumer sử dụng hệ đếm cơ số 5, về sau nhiều tộc người ở Lưỡng Hà sử dụng đồng thời cả cơ số 10 và cơ số 60. Ngày nay, chúng ta còn chịu ảnh hưởng của họ qua việc chia độ trên vòng tròn và chia thời gian.
b/ Về hình học
Người Lưỡng Hà cổ đã biết tính diện tích các hình hình học đơn giản, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông. Họ đã biết tính phân số , luỹ thừa, khai căn bậc 2 và căn bậc 3; đặc biệt là họ đã giải được phương trình 3 ẩn số.
c/ Về thiên văn học
Người Lưỡng Hà cổ lập ra khá nhiều đài để quan sát thiên văn, các nhà thiên văn hồi đó còn là các nhà chiêm tinh học. Họ cũng chia bầu trời làm 12 cung hoàng đạo, đã tính trước được nhật thực và nguyệt thực. Họ làm ra lịch dựa vào Mặt Trăng, một năm của họ cứ một tháng 29 ngày lại một tháng 30 ngày. Như vậy sau 12 tháng chỉ có 354 ngày, còn thiếu so với năm dương lịch. Để khắc phục hạn chế này , người ta đã biết thêm vào tháng nhuận.
d/ Về Y học
Người Lưỡng Hà đã biết cách chữa trị các bệnh khác nhau về tiêu hoá, thần kinh, hô hấp và đặc biệt là bệnh về mắt. Y học đã chia thành nội khoa, ngoại khoa, họ cũng đã biết giải phẫu. Thần bảo trợ cho Y học là thần Ninghizita với hình tượng con rắn quấn quanh cây gậy mà ngày nay ngành y ở một số nước vẫn lấy làm biểu tượng.
(Nguồn tài liệu: Đoàn Trung, Giáo trình lịch sử văn minh thế giới)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức