Ý nghĩa màu tím chuẩn nhất trong phong thủy, thời trang, thiết kế…

0

“Màu tím em yêu, màu tím buồn. Là màu chung thủy màu nhớ thương…”. Những người yêu màu tím đều có tâm hồn “mong manh dễ vỡ” nhưng lại rất kiên định trong tình yêu. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn bắt gặp màu tím với nhiều hình thái khác nhau. Vậy thì cùng Ngonaz tìm hiểu ngay ý nghĩa màu tím chuẩn xác nhất dưới đây nhé.

ý nghĩa màu tím 1

Nguồn gốc của màu tím

Theo nghiên cứu, chúng ta khó tìm được màu tím nguyên bản trong tự nhiên như màu đỏ. Tuy nhiên màu tím cũng được phát hiện từ khá sớm, khoảng những năm 1.900 TCN. Người xưa đã dùng khoảng 12.000 con sò biển để chế ra khoảng 1.5kg thuốc nhuộm tím tinh khiết. Vậy nên trong lịch sử màu tím chỉ được sử dụng trong hoàng gia và hoàng đế La Mã.

Màu tím trong tiếng Anh là “Violet” hoặc “Purple”, có bước sóng ngắn từ 380 đến 420nm và nằm gần cuối của dãy quang phổ. Bên cạnh có, màu tím là bước sóng của năng lượng điện tử, vô cùng mạnh, chỉ kém bước sóng X và Gamma. Điều này lý giải vì sao bạn thường thấy chúng xuất hiện trên bầu trời hoặc giải ngân hà.

Trong bảng mã màu HTML, màu tím nằm trong khoảng mã màu sắc từ #E7CFE7 đến #29245A. Những mã về phía #E7CFE7 thường có thiên hướng về sắc đỏ hơn. Còn mã màu thiên về phía mã màu #29245A sẽ gần với sắc xanh dương hơn.

Màu tím thực ra do màu đỏ và xanh dương pha trộn lại với nhau vừa mạnh mẽ lại nhẹ nhàng. Theo thị giác của con người, màu tím có nhiều sắc xanh hơn so với màu tía và có cường độ nhạt hơn.

ý nghĩa màu tím 2

Màu tím dễ khiến cho chúng ta liên hệ đến vũ trụ, ma thuật, tâm linh vừa quyến rũ lại vừa huyền bí. Nó có rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực dưới đây nhé.

Ý nghĩa màu tím trong cuộc sống

Theo triết học, màu tím liên quan đến “bản ngã” của con người, đó là yêu và ghét. Nó còn liên kết tâm trí ở cấp độ cao hơn so với ý thức. Tone màu này có thể giúp chúng ta mở rộng được tiềm thức của bản thân.

Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có quan niệm và suy nghĩ khác nhau về màu tím. Với người trẻ tuổi, màu tím là mơ mộng, tự do. Với người trưởng thành, tím là cảm xúc sâu lắng và day dứt.

Ý nghĩa màu tím trong phong thuỷ

Trong lĩnh vực phong thủy, màu tím tương hợp với nhiều hướng nhưng lại khó phối màu với những tone khác. Tím cũng được coi là mang tới sự giàu có, thịnh vượng cho gia chủ.

Khi quét sơn tường hoặc trang trí đồ nội thất, mọi người chú ý: Nếu màu tím ở hướng Nam của ngôi nhà, phòng khách, phòng làm việc thì sẽ mang lại những điều tốt lành. Nếu màu tím ở hướng Bắc giúp tăng uy thế, tạo thanh danh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chọn màu tím cho phòng bé con nhằm gia tăng trí tưởng tượng và bồi đắp tình cảm cho trẻ. Ví dụ như sơn tường màu tím ở phía Tây sẽ cho ra nhiều ý tưởng, sự sáng tạo, nhất là với bé có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ.

ý nghĩa màu tím 3

Ý nghĩa màu tím trong tình yêu

“Con đường em về tím nên thơ

Cả một trời tơ tím thẩn thờ

Trang thơ anh viết màu mực tím

Chiều tắt nắng rồi tím bơ vơ…”

Màu tím cũng là màu của tình yêu, mộng mơ, nên thơ, thủy chung son sắt, nhẹ nhàng nhưng ấm áp. Những con người thích màu tím thường dễ bị tổn thương và khá nhạy cảm với tác động xung quanh.

Trong mối quan hệ vợ chồng, màu tím đại diện cho sự giản dị, ân cần nhưng có thể nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời. Bởi vậy thay vì một chuyện tình nồng cháy “sớm nở tối tàn”, người ta vẫn ao ước có được tình cảm nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, bền lâu.

Ý nghĩa màu tím trong cộng đồng LGBT

Lá cờ lục sắc của cộng đồng LGBT không thể thiếu đi màu tím (cùng với màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương). Trong đó, màu tím tượng trưng cho tinh thần.

Ý nghĩa màu tím trong văn hóa

Màu tím từ lâu đã gắn liền với điều thiêng liêng là hiện thân của quyền lực. Bởi vậy bạn sẽ thấy trang phục cử hành nghi lễ tôn giáo thường có màu tím. Bên cạnh đó, một số nước như Thái Lan cho rằng, màu tím mang ý nghĩa chia ly, rạn nứt. Thực ra, tùy vào sắc độ tím khác nhau, cảm giác mang lại cũng không giống nhau. Ví dụ màu tím đậm giống như dành cho bậc vương giả, còn tím nhạt thì lại rất lãng mạn.

ý nghĩa màu tím 4

Ý nghĩa màu tím trong thiết kế

Màu tím hiện nay được sử dụng phổ biến trong thiết kế, cụ thể là logo mà có thể ngày nào bạn cũng nhìn thấy vài lần. Tone màu này gồm nhiều thuộc tính như: sang trọng, tham vọng, độc lập, đồng cảm, giàu có, lãng mạn,…

Những ngành nghề, thương hiệu phù hợp với logo có màu tím:

– Thương hiệu sô cô la: Điển hình là Cadbury và Milka. Họ không chỉ bán socola mà còn muốn khai thác cảm xúc mà sản phẩm gợi lên. Khi kết hợp với màu tím, những cảm xúc đó được nâng cao.

– Thương hiệu thể thao: Thể hiện hình ảnh bắt mắt, táo bạo và đúng chất của tinh thần thể thao. Ví dụ như Los Angeles Lakers và Baltimore Ravens đều sử dụng màu tím cho đội của họ.

– Thương hiệu du lịch: Màu tím gắn với sự độc lập, thoải mái, giàu có,… Ví dụ Wizz Air sử dụng nhiều sắc thái khác nhau của màu tím để tạo ra sự kỳ diệu và bí ẩn khi bay đến những địa điểm mới.

– Thương hiệu giáo dục: Màu tím cũng được mặc định dành cho tầng lớp thượng lưu, hoàng gia ở phương Tây. Bởi vậy có nhiều trường chọn tone màu này như trường đại học UCLU và Đại học Western.

– Thương hiệu làm đẹp: Màu tím nâng cao cảm nhận về cái đẹp của con người, gợi những ý tưởng sáng tạo. Ví dụ, Aussie là một công ty chăm sóc tóc sử dụng màu tím để thể hiện những thuộc tính này.

ý nghĩa màu tím 5

Một số sự thật thú vị về màu tím

– Màu tím hiếm khi được chọn làm màu cờ cho một quốc gia. Nhưng có duy nhất 2 quốc gia đã chọn tone màu này là Đảo quốc Dominica và Nicaragua.

– “Trái tim tím – The Purple Heart” là huân chương cho sự dũng cảm ở Mỹ.

– Ở Ý, nếu không có thứ gì đó mang sắc tím trên người, người nghệ sĩ biểu diễn sẽ không lên sân khấu.

– Vào thời hoàng đế La Mã Augustus và Julius Caesar, chỉ có Vua là người duy nhất được mặc màu tím. Ngoài ra, trong thời gian vua Nero cai trị, những ai bán màu tím đều bị xử tội chết.

– Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức – Wangner đã sáng tác những tác phẩm tuyệt vời của mình trong căn phòng tràn ngập sắc tím.

– Sắc tím có thể dùng để chăm sóc tinh thần và các rối loạn lo lắng vì nó giúp cân bằng tâm trí và xua tan ám ảnh, sợ hãi.

Cách phối màu tím trong lĩnh vực thời trang

Phối màu đơn sắc

Nếu bản thân chỉ thích mặc một màu tím duy nhất, bạn có thể học các quy tắc dưới đây:

– Giữ nguyên sắc độ: Phối giữa tone tím với chính màu tím mà không thay đổi mức độ sáng tối, đậm nhạt. Quy tắc này phù hợp khi bạn mặc váy (đầm), suit,…

– Thay đổi sắc độ: Bạn có thể phối sắc tím với mức độ sáng tối, đậm nhạt khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng cực kỳ sang trọng, quyến rũ mà không kém phần huyền bí.

ý nghĩa màu tím 6

Phối màu sắc liền kề

Trong bánh xe màu sắc, bạn sẽ thấy những màu gần với tone tím có thể phối hợp cùng với nó. Ví dụ như màu hồng bên phải, màu xanh dương ở bên trái. Chị em sẽ ra được công thức:

– Màu tím với màu hồng: Tạo phong cách trẻ trung, nổi bật. Còn trong phong thủy, nếu trang trí màu hồng tím có thể kích thích tư duy sáng tạo của con trẻ.

– Màu tím với màu xanh dương: Giúp bạn trở nên cá tính, nổi bật hơn. Còn trong lĩnh vực phong thủy, hai màu này tạo ra không gian sang trọng và mơ mộng.

Lưu ý, tỷ lệ phối màu cần là 75- 25, trong đó 75% màu chủ đạo và 25% màu phụ trợ. Bạn đừng phối 50-50 sẽ không đẹp mắt, hạn chế hiệu quả thẩm mỹ.

ý nghĩa màu tím 7

Phối màu tương phản

Cũng theo lý thuyết bánh xe màu sắc, bạn kết hợp màu tím với tone tương phản của nó cũng tạo ra những bất ngờ không thể lường trước. Ví dụ như mix áo vàng với chân váy tím hoặc ngược lại rất trẻ trung, nổi bật. Quan trọng là bạn chọn được sắc thái phù hợp. Còn đừng sợ nó quá chói lóa hay khác biệt.

Tuy nhiên trong phong thủy, người ta sẽ rất kị phối màu tương phản. Vì điều này làm đảo ngược năng lượng, hạ thấp vận khí của gia chủ, không tốt cho sức khỏe, con đường công danh sự nghiệp, tình cảm gia đình,…

Phối màu tone vô sắc

Tone vô sắc hiện nay được biết tới là 4 màu: trắng, đen, xám, ghi. Bạn cũng dễ dàng kết hợp màu tím với bất kỳ màu nào trong các màu trên. Đặc biệt những outfit này còn giúp bạn trở nên sắc sảo, chuyên nghiệp mà không kém phần huyền bí nhé.

Ở khía cạnh phong thủy, các gia đình có thể chọn sơn tường hoặc bài trí đồ vật với màu sắc trên vừa mơ mộng mà vẫn giữ được sự sang trọng, lịch thiệp, tinh tế.

ý nghĩa màu tím 8

Phối màu theo hình khối

Bạn đã nghe đến phối màu theo hình khối hay chưa. Nếu chưa thì thử ngay 2 hình khối đặc trưng nhất dưới đây là tam giác đều và hình chữ nhật.

  • Tam giác đều: Tím với màu cam và xanh lá (lục).
  • Hình chữ nhật: Tím với cam, vàng, lam hoặc tím với vàng, đỏ, lục.

Chọn lấy 1- 2 tone màu làm chủ đạo, còn các màu khác có thể phụ trợ là quá hoàn hảo.

Cách chọn màu tím phù hợp trong phong thủy

Theo phong thủy, màu tím đại diện cho mệnh Hỏa. Hỏa sinh Thổ, còn Mộc sinh Hỏa. Vậy nên những tone màu phù hợp với sắc tím là: xanh lá, vàng nâu, đỏ,…

Với người thuộc mệnh Thổ thì nên chọn màu sơn nhà hoặc các đồ nội thất, trang phục, xe máy, ô tô,… có màu đỏ, hồng, tím tượng trưng cho mệnh Hỏa để tăng thêm vận khí. Tương tự với ai thuộc mệnh Hỏa có thể chọn màu thuộc hành Mộc như xanh lá tương sinh gia tăng phúc khí cho bản thân.

ý nghĩa màu tím 9

Cách tạo ra màu tím như thế nào?

Để tạo ra màu tím, bạn cần kết hợp một lượng phù hợp của màu xanh dương và đỏ. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện:

Pha trộn màu xanh dương và đỏ: Dùng bảng màu hoặc hệ thống màu RGB, hãy chọn một lượng tương đối của màu xanh dương (Blue) và màu đỏ (Red). Hỗn hợp của hai màu này sẽ tạo ra màu tím. Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ hai màu này để đạt được sắc tím mong muốn.

Sử dụng màu lục và màu đỏ: Một cách khác để tạo ra màu tím là kết hợp màu lục (Green) và màu đỏ (Red). Hỗn hợp của hai màu này sẽ tạo ra màu tím. Cũng như trên, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ hai màu để đạt được sắc tím mong muốn.

Sử dụng màu xanh dương và màu magenta: Màu magenta (Magenta) là một màu chủ đạo trong bảng màu, có thể được tạo ra bằng cách kết hợp màu đỏ và màu xanh dương. Bạn có thể kết hợp màu xanh dương và màu magenta để tạo ra màu tím. Lại một lần nữa, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ hai màu này để đạt được sắc tím mong muốn.

Lưu ý khi pha màu tím

Khi bạn pha màu tím, hãy lưu ý những điều sau đây:

Sử dụng màu chính xác: Đảm bảo bạn sử dụng màu xanh dương và màu đỏ chính xác để tạo ra màu tím. Sử dụng bảng màu hoặc hệ thống màu đúng để đạt được sắc tím mong muốn.

Điều chỉnh tỷ lệ màu: Để tạo ra màu tím phù hợp, bạn cần điều chỉnh tỷ lệ giữa màu xanh dương và màu đỏ. Thay đổi tỷ lệ này sẽ tạo ra các sắc thái tím khác nhau, từ tím nhạt đến tím đậm.

Thử nghiệm trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng màu tím, hãy thử pha một số lượng nhỏ để kiểm tra kết quả. Điều này giúp bạn điều chỉnh màu sắc nếu cần thiết trước khi sử dụng trên bề mặt lớn.

Ghi lại tỷ lệ màu: Nếu bạn tìm ra tỷ lệ màu tím phù hợp, hãy ghi lại để sử dụng sau này. Điều này giúp bạn tái tạo màu tím chính xác nếu cần thiết.

Sử dụng màu sắc phụ hợp: Để tạo ra màu tím đẹp, hãy chọn màu xanh dương và màu đỏ có chất lượng tốt. Sử dụng các loại màu sáng, chất lượng cao giúp đảm bảo màu tím của bạn không bị biến đổi hay xuất hiện các hiện tượng không mong muốn.

Khi bạn lưu ý những yếu tố trên, bạn sẽ có cơ hội tạo ra màu tím đẹp và chính xác theo ý muốn.

Như vậy, mọi người đã hiểu rõ ý nghĩa màu tím cụ thể nhất ở trên. Hãy vận dụng chúng một cách thích hợp, thẩm mỹ trong trang phục đến các lĩnh vực khác nhé.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.