Kế hoạch Nava – Âm mưu mới của Pháp Mỹ ở Đông Dương
Bối cảnh lịch sử
Sau gần tám năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 -1953), thực dân Pháp đã phải chịu những tổn thất rất nặng nề: Khoảng 390.000 quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, không kể hàng chục vạn quân viễn chính đang bị giam chân trên chiến trường Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam; tiêu tốn khoảng 2.130 tỉ phrăng. Vùng kiểm soát của chúng ngày càng bị thu hẹp. Trên chiến trường Việt Nam, quân Pháp ngày càng bị lún sâu vào thế bị động phòng ngự và thiếu hẳn một lực lượng cơ động chiến lược mạnh để có thể đối phó với các cuộc tấn công mới của bộ đội ta.
Tình hình chính trị, xã hội ở nước Pháp ngày càng thêm rối ren, phức tạp. Tình trạng kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương đã làm cho các tầng lớp nhân dân Pháp thêm khốn khổ vì phải nai lưng gánh chịu nạn tăng thuế và binh dịch. Cũng do đó phong trào đòi chấm dứt chiến tranh Đông Dương ngày càng lan rộng. Mâu thuẫn nội bộ giới cầm quyền Pháp ngày càng gay gắt. Chỉ trong vòng tám năm tiến hành chiến tranh Đông Dương, Chính phủ Pháp đã phải thay đổi tới 18 lần. Chính phủ do Rơnê Maye đứng đầu, mới được dựng lên chưa đấy 4 tháng đã phải cùng chung số phận của 17 chính phủ trước. Nước Pháp lại rơi vào cuộc. khủng hoảng nội các kéo dài hơn một tháng.
Bạn đang xem: Kế hoạch Nava – Âm mưu mới của Pháp Mỹ ở Đông Dương
Trước tình hình trên, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp chủ trương dựa vào sự viện trợ của Mĩ nhiều hơn để tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, cố giành một thắng lợi quyết định về quân sự trên chiến trường hi vọng tìm ra “lối thoát trong danh dự.
Về phía đế quốc Mĩ, từ lâu chúng đã có dã tâm thay chân Pháp để độc chiếm Đông Dương, biến các nước Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Tuy nhiên, trước mắt tình hình thế giới và quan hệ quốc tế chưa cho phép Mĩ thực hiện ý đồ này. Vì vậy, nhân lúc thực dân Pháp đang bị sa lầy và có nguy cơ thất bại hoàn toàn, đế quốc Mĩ đẩy mạnh can thiệp ngày càng sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương bằng cách tăng cường viện trợ quân sự để buộc Pháp phải kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá cuộc chiến tranh. Chính Aixenhao đã nhiều lần tuyên bố, quyết không để cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế tiến thêm một bước nào ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Đông Dương, nơi được coi là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đế quốc Mĩ thường xuyên gây áp lực đối với thực dân Pháp, yêu cầu thực dân Pháp phải có những cố gắng chiến tranh mới, đồng thời tích cực chuẩn bị để thay thế Pháp. Đi đôi với việc tăng cường viện trợ về mọi mặt cho Pháp, đế quốc Mĩ đã buộc Pháp phải trao trả quyền “độc lập”, cho các chính phủ bù nhìn, tạo điều kiện cho Mĩ có thể nắm trực tiếp các chính phủ này. Viện trợ quân sự của Mĩ vào năm 1953 hằng tháng lên tới trên 2 vạn tấn, có tháng lên đến 4 vạn tấn. Chúng còn đưa hàng trăm nhân viên quân sự. cử một phái đoàn quân sự để kiểm soát thực dân Pháp và các chính quyền bù nhìn, ngày càng trực tiếp tham gia vào việc điều khiển chiến tranh ở Đông Dương .
Được sự thoả thuận của Mĩ, ngày 7-5-1953, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Hãngri Nava (Henri Navarre), đang giữ chức Tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương, sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh.
Nava nhận định rằng, một thiếu sót cơ bản trong sự lãnh đạo chiến tranh của Chính phủ Pháp là không xác định được rõ ràng mục đích của cuộc chiến tranh và đó là nguyên nhân chính làm cho tinh thần của quân đội viễn chinh ngày càng sút kém, quân ngụy ngày càng không có tinh thần chiến đấu. Do đó, theo Nava thì một mặt Chính phủ Pháp cần xác định chủ trương của mình là tiến hành chiến tranh để bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của Pháp ở Đông Dương, mặt khác phải mạnh dạn thừa nhận quyền “độc lập” của các quốc gia liên kết trong khối liên hiệp Pháp. Đồng thời, cần chỉ rõ cho các quốc gia này nhận thấy rằng họ chỉ giành được “độc lập” thực sự khi nào đánh bại được quân đội nhân dân Việt Nam, nên cần phải động viên toàn lực chiến đấu để giành chiến thắng.
Về tổ chức chỉ đạo chiến tranh, Nava nhận định rằng, do liên tiếp xảy ra khủng hoảng nội các và thường xuyên thay đổi tướng tá chỉ huy ở Đông Dương, nên Chính phủ Pháp thiếu hằn một sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất; trong khi về phía Việt Nam có “vị lãnh tụ chính trị duy nhất là Hồ Chí Minh và vị lãnh tụ quân sự duy nhất là Võ Nguyên Giáp, là những người suốt 7 năm nay đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh…” [H. Nava: Đông Dương hấp hối. Bản dịch Tiếng Việt]
Về quân sự, Nava cho rằng, tình hình chiến sự ngày càng bất lợi cho quân đội viễn chinh. Trong khi quân đội nhân dân Việt Nam ngày một trưởng thành, có tính cơ động cao thì quân đội viễn chinh ngày càng lâm vào tình trạng phân tán và bị động. Phần lớn lực lượng đều bị bó chân làm nhiệm vụ phòng ngự trong hàng nghìn đồn bốt rải khắp các chiến trường, thiếu hẳn một khối cơ động chiến lược mạnh để đối phó với các cuộc tiến công của đối phương. Theo Nava, cần phải cải biến tình thế đó bằng cách xây dựng một quân đội. ngụy lớn mạnh để giải quyết vấn đề quân số, thành lập gấp rút một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
Xem thêm : Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất, kết cấu (Triết học Mác Lenin)
Từ những nhận định nói trên, Nava vạch ra một kể hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quyết định về quân sự, xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh Đông Dương, chuyển bại thành thẳng.
Về tác chiến, Kế hoạch Nava thực hiện theo hai bước:
– Bước thứ nhất: Từ thu – đông 1953 đến mùa xuân 1954, Nava chủ trương tránh giao chiến với chủ lực của ta, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường phía bắc vĩ tuyến 18; thực hiện tiến công chiến lược ở phía nam vĩ tuyến 18 nhằm bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, đặc biệt là tiến công chiếm đóng vùng tự do Liên khu V.
– Bước thứ hai: Từ thu – đông 1954, sau khi nằm trong tay ưu thế về lực lượng cơ động. Nava chủ trương chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định về quân sự, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện chính trị do chúng đưa ra.
Điểm chính của kế hoạch Nava là tập trung binh lực xây dựng 1 lực lượng cơ động chiến lược mạnh, để giành thắng lợi quân sự quyết định chuyển bại thành thắng.
Để có đủ điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch đã vạch ra, Nava chủ trương giải quyết theo ba biện pháp: mở rộng ngụy quân, mở rộng các “quân đội quốc gia” trên quy mô lớn; rút bớt một bộ phận lực lượng chiếm đóng để tập trung lại; xin tăng viện từ Pháp sang.
Chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” là một chính sách thâm độc mà ngay từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, các tướng tá Pháp đã thực hiện. Nava tiếp tục thực hiện chính sách này với một quy mô rộng lớn hơn và với một tinh thần kiên quyết hơn. Dựa vào viện trợ Mĩ, Nava dự định tổ chức ngay trong năm 1953 một lực lượng quân ngụy mới gồm 54 tiểu đoàn và sang năm 1954 sẽ tăng lên 108 tiểu đoàn. Như vậy, số quân ngụy từ khoảng 20 vạn tăng lên 29 vạn, không kể số quân ngụy trong quân đội viễn chinh
Cùng với việc thở rộng ngụy quân, Nava chủ trương nhanh chóng tổ chức một lực lượng cơ động mạnh để có đủ sức đánh bại những đòn tiến công trước mắt của quân đội ta và sau đó chuyển sang tiến công tiêu diệt chủ lực của tại Nava dự kiến trong năm 1953 và năm 1954 xây dựng 7 sư đoàn cơ động, trong đó có 6 sư đoàn lục quân, 1 sư đoàn quân nhấy dù, gồm tất cả 27 binh đoàn cơ động . Kế hoạch quân sự Nava được Hội đồng quốc phòng Pháp tán thành và thông qua tháng 7-1953. Đó là một kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự nỗ lực lớn nhất và cuối cùng của tập đoàn đế quốc Pháp – Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương Dư luận chính giới Pháp và Mĩ đều đánh giá tạo kế hoạch Nava. Thủ tướng Lanien tuyên bố trên diễn đàn Quốc hội Pháp (22-10-1953): “Kế hoạch Nava chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”. Ngoại trưởng Mĩ Đalét cũng khẳng định: “Kế hoạch Nava trong hai năm tới nếu không phải là một thắng lợi hoàn toàn thì ít nhất cũng thu được kết quả nhất định về quân sự”
Xem thêm : Cấu trúc xã hội là gì? Các yếu tố cơ bản, Ý nghĩa
Ngay sau khi Kế hoạch Nava được thông qua, Chính phủ Pháp quyết định gấp rút điều quân để tăng viện cho chiến trường Đông Dương. Chính phủ Mĩ cũng sử dụng 400 triệu đảm để tổ chức quân ngụy ở Việt Nam, quyết định tăng thêm viện trợ quân sự cho Pháp (năm 1953 là 650 triệu đôla và năm 1954 là 1.264 triệu đôla, chiếm 73% chi phí chiến tranh Đông Dương); đồng thời cung cấp thêm trang bị cho nhiều tiểu đoàn và trung đoàn pháo binh, cơ giới, vận tải, tăng thêm 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại . Các phái đoàn quân sự Mĩ liên tiếp sang Đông Dương làm nhiệm vụ đốc thúc, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Để thực hiện kế hoạch, Nava đã quyết định rút các lực lượng Âu – Phi tinh nhuệ ở một số vị trí về tập trung lại, mặt khác đề nghị Chính phủ Pháp tăng viện 2 sư đoàn, nhưng chỉ được chấp nhận 12 tiểu đoàn bộ binh rút từ Pháp, Bắc Phi, Nam Triều Tiên sang; đồng thời tăng cường bắt lính để phát triển ngụy quân.
Ngay từ cuối tháng 5-1953, khi Nava sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy, trên chiến trường Đông Dương liên tục diễn ra các cuộc hành quân “có tính chất tiến công” của địch nhằm càn quét vùng địch hậu hoặc quấy rối hậu phương của ta.
Trong thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7 1953, những cuộc càn quét của địch diễn ra liên miên ở các tỉnh Nam Bộ, Bình – Trị – Thiên, đồng bằng Bắc Bộ… Trong những cuộc càn quét này, địch huy động lực lượng rất mạnh, có khi tới hàng chục tiểu đoàn bộ binh, có pháo binh và không quân yểm trợ; điển hình là các trận càn quét lớn ở Bình – Trị – Thiên, vùng Hải Hậu tỉnh Nam Định, vùng sông Luộc tỉnh Thái Bình. Chúng tàn sát nhân dân, vây bắt thanh niên, đổn dân vào các khu tập trung để tiện bề kiểm soát. Chúng ra sức đánh phá các căn cứ du kích, phá hoại kinh tế, phá hoại lực lượng dự trữ của ta. Một số nơi (Nam Bộ) do mắc sai lầm hữu khuynh, nên hoạt động vũ trang của ta ở các vùng tạm bị chiếm và vùng du kích bị giảm sút rõ rệt. Những sai lầm này được kịp thời uốn nắn, nên tình hình được cải thiện dần. Ở các nơi khác, tuy giặc Pháp đặt thêm được một số vị trí nhỏ nhằm kiểm soát chặt hơn các trục đường giao thông thủy, bộ và bắt thanh niên vào lính, nhưng vẫn không cải thiện được thế chiếm đóng của chúng; các khu du kích vẫn đứng vững và ngày càng mở rộng.
Tại Việt Bắc, từ giữa tháng 7-1953, địch tiến hành cuộc hành quân đổ bộ đường không chớp nhoáng theo kiểu biệt kích, mang tên chiến dịch Chim én. Ngày 17-7, địch thả 3 tiểu đoàn dù xuống một địa điểm nhỏ hẹp ở phía bắc thị xã Lạng Sơn, nhằm phá hủy các hang động chứa vũ khí của ta. Vừa đặt chân tới mặt đất, chưa kịp triển khai đội hình, quân địch đã bị ta chặn đánh quyết liệt, nên chỉ kịp đặt các gói thuốc nổ phía ngoài cửa hang rồi rút chạy về hướng Tiên Yên. Tại Tây Bắc, trong tháng 6 và tháng 7, địch tăng cường hoạt động gián điệp, thả biệt kích, mở rộng những vùng thổ phỉ ở các khu vực gần Lào Cai, Lai Châu và nhất là Sơn La. Tháng 8-1953, địch rút toàn bộ binh lực ở Nà Sản về tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ.
Tháng 10-1953, địch huy động 6 binh đoàn cơ động mở cuộc tấn công lớn vào vùng Nam Ninh Bình, uy hiếp vùng tự do Thanh Hoá, nhằm phá kế hoạch tiến công của ta.
Với những hoạt động tích cực, trên thực tế thực dân Pháp đã thực hiện được một phần trong Kế hoạch Nava. Đến cuối năm 1953, chúng đã lập được 54 tiểu đoàn ngụy quân; đồng thời xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động; trong đó có 44 tiểu đoàn được tập trung tại đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, nếu tính cả lực lượng chiếm đóng, tại đồng bằng Bắc Bộ, địch có tất cả là 112 tiểu đoàn. Bằng việc tập trung khối quân cơ động lớn tại đồng bằng Bắc Bộ – nơi đông dân, nhiều của, được coi là then cửa Đông Dương, Nava hi vọng thu hút chủ lực của ta về đó để tiêu diệt.
Xem thêm: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 và sự phá sản của kế hoạch Nava
(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức