Ý tưởng chụp ảnh hoa thật lung linh vào ban đêm bạn đã biết chưa?
Màu sắc phong phú của trời đêm có thể bổ sung một yếu tố hấp dẫn cho ảnh phong cảnh của bạn, nhất là khi chụp ảnh hoa ngược sáng. Ở đây, chúng tôi chia sẻ hai ảnh như thế và một số thủ thuật của các nhiếp ảnh gia về cách họ có được ảnh như thế.
Một cánh đồng anh túc rộng lớn dưới ánh nắng chiều
Bước 1: Chụp từ trên cao xuống
Bạn đang xem: Ý tưởng chụp ảnh hoa thật lung linh vào ban đêm bạn đã biết chưa?
Tôi muốn tạo ra một tấm ảnh đẹp bằng cách lập khung hình cánh đồng anh túc cùng với mặt trời chiều. Cánh đồng trải rộng đến tận hậu cảnh, và để làm nổi bật cảm giác bao la, ban đầu tôi chụp ảnh ở tầm mắt, dùng chân máy. Tuy nhiên, điều đó làm cho các yếu tố trong khung hình có vẻ rất rời rạc. Tôi nhận ra rằng mình cần phải tạo ra một điểm quan tâm trong khung hình bằng cách lập khung hình sao cho những cây anh túc phía trước tôi có vẻ lớn hơn và gần hơn. Do đó, tôi tìm một vị trí ở đó có một số cây anh túc cao ngay trước mặt tôi, và tôi cũng điều chỉnh chân máy sao cho nó nằm ngang tầm eo. Tôi cân nhắc một số vị trí chụp khác nhau, nhưng cuối cùng tôi chọn vị trí này vì nó mang lại một sự cân bằng bố cục tốt giữa chiều cao của mặt trời, bóng của những ngọn núi và những cây anh túc ở tiền cảnh.
Bước 2: Sử dụng bù phơi sáng sao cho toàn bộ ảnh có màu sắc sống động
Xem thêm : Chụp nhiều có hại Sensor và giảm chất lượng ảnh không?
Tôi đến địa điểm này vào khoảng 6 giờ tối, và ngay cả khi đó, môi trường xung quanh đã khá tối. Nếu tôi chụp mà không điều chỉnh thiết lập, ảnh sẽ kết thúc bằng việc cánh đồng hoa anh túc được khắc họa quá tối. Do đó, tôi sử dụng bù phơi sáng để làm cho toàn bộ ảnh có vẻ sáng hơn. Vì tôi cũng muốn giữ lại sự chuyển tông màu ở mặt trời và bầu trời, tôi sử dụng phương pháp thử và tìm lỗi để xác định giá trị bù phơi sáng phù hợp, tăng dần cho đến khi tôi tìm được thiết lập tối ưu là EV+1,3.
Tôi sử dụng thiết lập khẩu độ hẹp f/16 vì tôi muốn sử dụng lấy nét sâu để khắc họa không gian bao la của cánh đồng anh túc, và cũng tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao một chút để làm cho các tia nắng xuất hiện rõ. Để tăng màu đỏ của hoa anh túc và màu xanh của bầu trời, tôi sử dụng kính lọc phân cực (kính lọc PL).
Hoa anh túc trong mờ, chụp bằng EOS 5D Mark IIIEOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/500 giây, EV+1,0)/ ISO 200/ WB: Auto
Với ảnh này, tôi nhắm chụp hoa anh túc từ bên dưới, đảm bảo bao gồm mặt trời đang lặn. Ánh sáng ngược chiếu vào hoa anh túc ở phía trước làm cho các cánh hoa và những sợi lông nhỏ trên thân cây có vẻ trong mờ một chút, điều này tạo ra một tấm ảnh mong manh, đáng yêu. Tuy nhiên, đây không phải là hiệu ứng tôi muốn, là làm nổi bật cảm giác bao la của cánh đồng anh túc.
Hoa loa kèn được chiếu bởi ánh nắng chiều
Xem thêm : Bỏ túi 7 bí kíp chụp ảnh dưới nước siêu đỉnh
Trong ảnh này, ánh nắng chiếu qua những bông hoa loa kèn theo cách làm cho chúng lấp lánh nhẹ nhàng như thể được chiếu sáng bằng ánh đèn.Khi ánh nắng chiếu vào cây và hoa bằng cách chiếu xuyên qua chúng, nó làm cho màu sắc của chúng có vẻ sống động hơn. Bạn đã từng ngước nhìn lên trời qua những ngọn cây có những chiếc lá tươi hay chưa? Nếu có, bạn sẽ thấy rằng mặt trời trên đầu bạn dường như làm cho màu xanh của lá cây sáng hơn và lộng lẫy hơn bình thường. Đó là hiệu ứng tôi muốn tái tạo với những bông hoa loa kèn trong ảnh này.
Hoa hoa kèn ở đây mọc lên từ một vị trí khá thấp trên mặt đất, do đó cách duy nhất để bao gồm nhiều bông hoa là chụp theo hướng nằm ngang. Vì thế, tôi chờ đến khi mặt trời nằm ngang bên trên những bông hoa loa kèn trước khi chụp (thời điểm chụp: 7.45 tối).
Ảnh hoa loa kèn không đạt (đầu buổi tối)EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/800 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh này được chụp lúc 4.45 chiều. Mặt trời nằm cao trên trời làm cho khó có được một góc chụp ở đó mặt trời chiếu qua những bông hoa, và tôi không thể chụp được những bông hoa với độ trong mờ và màu sắc sống động như thế.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh