Bản chất của tư bản

0

Tư bản vận động theo công thức: T – H – T’ (công thức chung của tư bản) và các hình thái tư bản đều vận động theo công thức này; trong đó T’ = T + t (t>0).

Số tiền trội ra lớn hơn gọi là giá trị thặng dư, số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thăng dư trở thành tư bản. Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư. Tư bản là giá trị đem lại giá trị thăng dư.

Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

Bản chất của tư bản là quan hệ bóc lột trong đó giai cấp tư sản đã chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

Căn cứ vào tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, vai trò của các bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu bằng c.

Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động và có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản khả biến, ký hiệu bằng v.

Như vậy, tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện không thể thiếu được, còn tư bản khả biến (v) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư (m).

Giá trị hàng hóa = c + v + m

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.