Học thuyết giá trị thặng dư là gì? Nội dung, ý nghĩa
a) Nội dung cơ bản của học thuyết
Trong thế giới hàng hóa, xuất hiện loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản trong mối quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê và xuất hiện sự chiếm đoạt giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư.
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thể có toàn quyền bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định; khi họ bị tước đoạt mọi tư liệu sản xuất để sống, buộc phải bán sức lao động của mình. Cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
Bạn đang xem: Học thuyết giá trị thặng dư là gì? Nội dung, ý nghĩa
Giá trị hàng hóa sức lao động là toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức khỏe của người lao động ở trạng thái bình thường; chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động; giá trị tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế, tức con cái của công nhân. Tiền công hay tiền lương là sự biểu thị bằng tiền giá trị sức lao động, hoặc là giá cả của sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
Xem thêm : Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Trên thực tế, giá trị của hàng hóa sức lao động biểu hiện bằng tiền công, tiền lương của người công nhân làm thuê do người chủ tư bản trả. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động biểu hiện người công nhân chỉ cần dùng một phần ngày lao động để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa ngang bằng với chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình mình (tiền công), phần còn lại thì làm không công, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, đó là nguồn gốc lợi nhuận, nguồn gốc giàu có của chủ tư bản. Đó cũng là nội dung căn bản nhất của học thuyết giá trị thặng dư .
Như vậy, tư bản không phải là vật, là tiền mặc dù hình thức biểu hiện ban đầu của nó là một lượng tiền nhất định, mà là một quan hệ sản xuất xã hội. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột người công nhân làm thuê. Sở dĩ tư bản có giá trị này là do người công nhân không có công cụ, phương tiện để vật hóa lao động của mình. Để sống, để tồn tại, người công nhân buộc phải bán sức lao động của mình. Sau khi mua sức lao động, nhà tư bản có quyền sử dụng hàng hóa sức lao động này.
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Họ thương sử dụng hai phương pháp chủ yếu: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Ví dụ các nhà tư bản thường sử dụng các biện pháp như kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, giảm tiền công…
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Biện pháp mà các nhà tư bản thường dùng là áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động xã hội để thu nhiều giá trị thặng dư. Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối, là cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Xem thêm : Bộ ảnh chân dung đẹp màu vintage nhẹ nhàng cực đẹp
Do ưu thế của sản xuất đại công nghiệp, do khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất hàng hóa nhỏ, buộc họ phải tham gia vào đội ngũ những người làm thuê cho nhà tư bản. Từ đó quy mô giá trị thặng dư tăng lên, tích luỹ tư bản càng lớn, thủ tiêu sản xuất nhỏ càng nhanh, sản xuất lớn phát triển và thu giá trị thặng dư ngày càng lớn hơn.
Sự cạnh tranh trong sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường nguyên liệu… là nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô ngày càng lớn.. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị bóc lột càng nhiều hơn. Tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng cao mâu thuẫn gay gắt với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Các hoạt động đấu tranh chống giai cấp tư sản, chống chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất tất yếu sẽ bùng nổ.
b) Ý nghĩa của học thuyết
Học thuyết giá trị thặng dư đã bóc trần bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa; chứng minh khoa học về cách thức bóc lột của giai cấp tư sản và luận chứng những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa là tất yếu.
Học thuyết giá trị thặng dư còn trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động công cụ nhận thức các quy luật kinh tế, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hóa… phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Học thuyết giá trị thặng dư là biểu hiện mẫu mực nghiên cứu và vận dụng quan điểm duy vật lịch sử vào sự phân tích các quá trình kinh tế trong xã hội tư bản. Nó cung cấp tri thức về lịch sử phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, là cơ sở khoa học để phân tích nguyên nhân và dự báo chiều hướng phát triển kinh tế và xã hội.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp