Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

0

Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

1. Sự hình thành tư bản cho vay

Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản nhưng đó là cho vay nặng lãi.

– Trong xã hội tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức).

– Tư bản cho vay có đặc điểm:

+ Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.

+ Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Và khi sử dụng thì  giá trị của nó không mất đi mà còn tăng liên; giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay.

+ Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Do vận động theo công thức T-T’ nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có thể đẻ ra tiền.

– Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa- tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.

– Tư bản cho vay ra đời, nó góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó, nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.

2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức.

Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Ký hiệu là Z

Z là hình thức biến tướng của m

Mức lợi tức cao hay thấp là thỏa thuận giữa người cho vay và người đi vay thoả thuận với nhau.

– Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định ký hiệu là Z’

Trong đó:        K(c+v) là số tư bản cho vay

Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư bản cho

Giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là    0 <Z’< P’ (P trung bình)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.