Những điều cần biết về ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh
Ảnh nào cũng được tạo nên từ ánh sáng và hiệu ứng ánh sáng tác động lên vật thể càng làm nổi bật chủ thể trong ảnh.
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh. Dưới đây là một số khả năng của ánh sáng giúp làm đẹp tác phẩm ảnh của bạn theo trang web Photography.
Bạn đang xem: Những điều cần biết về ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh
Nội Dung
1. Phổ màu (Color Spectrum)
Theo một số quan điểm, ánh sáng từ mặt trời và một số nguồn đèn cao áp có màu trắng. Tuy nhiên, nếu để những nguồn ánh sáng khác nhau này chiếu qua một lăng kính, chúng sẽ tạo ra những dải màu như cầu vồng. Hiện tượng này được giải thích như sau: Thứ “ánh sáng trắng” mà mắt người cảm nhận được là tập hợp của vô số màu đơn sắc, kéo dài từ đỏ đến tím, thậm chí có cả những sóng mà mắt người không cảm nhận được như tia tử ngoại, hồng ngoại… Dải màu mà người thông thường thu được có thể coi như một phổ màu tạo bởi thứ ánh sáng đó.
Khi ánh sáng chiếu tới một vật thể, vật đó có thể hấp thụ và phản xạ một số thành phần đơn sắc khác nhau. Phần ánh sáng không bị hấp thụ sẽ phản xạ lại, gây ra cảm giác màu sắc mà mắt người thu nhận được. Chẳng hạn, một bông hoa hồng sẽ phản xạ phần lớn ánh sáng đỏ chiếu tới nó và hấp thụ gần như toàn bộ các màu còn lại. Một vật thể có màu đen vì đã hấp thụ tất cả ánh sáng đơn sắc chiếu tới nó.
2. Ánh sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh
Bạn thường cho rằng ánh sáng tự nhiên là loại đơn giản và hài hòa nhất. Điều này không hoàn toàn đúng. Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí trong năm, ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra những hiệu ứng khác nhau do có phổ màu khác nhau mà mắt người có thể nhận ra dễ dàng. Buổi trưa, thành phần lục trong phổ màu chiếm ưu thế. Những bức ảnh chụp tại thời điểm này có sắc mát (“cool” light) với độ nét và độ tương phản cao. Trong khi đó, ánh sáng bình minh hay hoàng hôn có sắc đỏ chiếm tỉ lệ cao, sản sinh ra những bức ảnh với gam màu ấm, độ nét và tương phản chỉ ở mức trung bình. Do vậy, bạn nên tận dụng những điều chỉnh mặc cảnh hoặc khả năng cân bằng trắng tự động trong máy để tránh hiện tượng ngả màu thái quá của ảnh.
3. Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh
Hiệu quả mà loại ánh sáng này gây ra chủ yếu phụ thuộc vào loại đèn và cách đánh đèn của tác giả. Chẳng hạn, sắc nóng của đèn dây tóc công suất vừa phải tạo ra cảm giác ấm áp, chật hẹp hơn so với ánh sáng trắng của các đèn hơi thủy ngân công suất mạnh.
Xem thêm : Hướng dẫn setup và chụp ảnh đồ ăn đơn giản với ánh sáng tự nhiên | Chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh ẩm thực
Những bức ảnh được chụp bởi đèn dây tóc thường có màu vàng nhạt. Có thể khử màu này bằng hai cách không quá khó. Bạn có thể sử dụng kính lọc sắc lạnh (blue/cool filter) hoặc sử dụng hệ thống cân bằng trắng tự động của máy ảnh số. Đối với máy phim, có thể sử dụng loại phim chuyên dụng gọi là phim tungsten để bão hòa bớt thành phần đơn sắc vàng và đỏ trong ảnh. Loại phim này cũng hay được dùng để loại bớt tôn màu vàng đối với những trường hợp chụp trong nhà hay tại các studio.
4. Ánh sáng trực tiếp và ánh sáng khuếch tán
Ánh sáng trực tiếp (Direct light) đi từ nguồn theo một hướng cố định, chẳng hạn ánh mặt trời ban trưa. Nếu bạn muốn tạo sự tương phản rõ rệt giữa vùng tối và sáng, ánh sáng trực tiếp là sự lựa chọn tối ưu.
Ánh sáng khuếch tán (Diffuse light) được tạo ra từ nguồn và đi theo nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn ánh sáng từ đèn huỳnh quang loại dài. Ánh sáng này thường gây ra nhiều vùng bóng mờ của một vật thể, giảm một cách tương đối độ tương phản trên ảnh và làm một số màu bị nhợt (như màu xanh lục, vàng cam…).
5. Máy ảnh kỹ thuật số và ánh sáng trong nhiếp ảnh
Máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều có khả năng “chuẩn hóa” màu sắc của ảnh về gam trung tính bằng chế độ đặc biệt, gọi là cân bằng trắng.
Sau đây là một số chức năng cân bằng trắng chính:
– Auto (cân bằng trắng tự động): tự động nhận dạng loại ánh sáng và thay đổi cân bằng trắng tối ưu nhất.
Xem thêm : AdobeRGB và sRGB trong nhiếp ảnh và chỉnh sửa hậu kỳ
– Cloudy (cân bằng trắng trong điều kiện trời nhiều mây): sử dụng để loại bỏ bớt sắc nhợt nhạt và một vài gam tối trên ảnh khi chụp dưới một bầu trời nhiều mây u ám.
– Daylight/Sunny (cân bằng trắng trong điều kiện trời nắng): giảm bớt sắc vàng khi chụp đối tượng dưới trời nắng to.
– Flash: cân bằng trắng khi sử dụng đèn flash.
– Fluorescent (cân bằng trắng khi sử dụng đèn huỳnh quang): loại bỏ sắc xanh nhợt và tăng nhẹ một số gam nóng.
– Incandescent/Tungsten (cân bằng trắng khi sử dụng đèn dây tóc): loại bỏ sắc ấm trong ảnh.
– Manual (cân bằng trắng thủ công): hướng máy ảnh về phía một tờ giấy trắng và nhấn nút chụp, máy ảnh sẽ tự động nhận diện thành phần màu của ánh sáng và điều chỉnh cân bằng trắng hoặc bản thân người dùng phải điều chỉnh thang nhiệt độ màu trong máy sao cho phù hợp nhất.
6. Ảnh màu hay ảnh đen trắng?
Ánh sáng thậm chí còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong chụp ảnh đen trắng hay nhiếp ảnh sepia (nâu đỏ). Ánh sáng ở đây giữ vai trò như nguyên nhân tạo tương phản cao độ giữa các thành phần trong ảnh. Do đó, bạn có thể tăng độ sáng của môi trường để nhấn mạnh các mảng sáng tối của cùng một vật thể. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản về ánh sáng vẫn phải được tôn trọng. Chẳng hạn, chụp một ảnh đen trắng dưới đèn huỳnh quang mà không cân bằng trắng chuẩn, các khu vực đen trắng thường ít có sự tương phản rõ rệt và độ nét chỉ ở mức trung bình. Ảnh đen trắng đôi khi còn được tác giả cố tình tạo thêm nhiễu (noise) nhằm gây ấn tượng cho người xem trên nhiều khía cạnh như tuổi ảnh (cũ/mới) hay điều kiện chiếu sáng đặc biệt.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh