Chương trình giáo dục VNEN là gì?

0

Chương trình giáo dục VNEN là gì? Chương trình giáo dục VNEN là mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – VNEN viết tắt của từ Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…

Chương trình giáo dục VNEN là gì?
Chương trình giáo dục VNEN là gì?

vnen1 1

Mô hình trường học mới VNEN có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học.
  • Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
  • Việc đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả – phương pháp học tập là một yêu cầu quan trọng.
  • Phải xây dựng môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả.
  • Sách giáo khoa gọi là tài liệu hướng dẫn học được thiết kế cho học sinh hoạt động, tự học, học nhóm; sách biên soạn cho 3 trong 1, nghĩa là sách dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
  • Hoạt động học tập của học sinh không đóng khung trong bốn bức tường lớp học, mà phải giúp học sinh “vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài. Đây là các hoạt động giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học, giáo viên không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp.

Nội dung các hoạt động này trong tài liệu hướng dẫn học chỉ là những yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành… để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức – kỹ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Còn giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh, với cộng đồng. Nên nhà trường phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Những nhược điểm của mô hình VNEN

+ Số lượng học sinh trong lớp quá đông không thể áp dụng vì không có không gian. Số lượng thích hợp từ 25 đến 30 em, nhiều trường hiện nay có lớp trên 40 em.

+ Phụ huynh sẽ mang thêm gánh nặng về kinh phí, mua sách, tham gia xây dựng các công cụ hỗ trợ cho hội đồng tự quản, đồ dùng dạy và học… ở những vùng nghèo phụ huynh khó đáp ứng được.

+ Học sinh tiểu học còn nhỏ khó tự quản được cách học nhóm (nhận xét, đánh giá, báo cáo…). Học sinh lớp 2, 3 khó có thể điều khiển lớp học như một giáo viên. Những cộng việc này ngay đến học sinh THCS cũng khó thực hiện tại sao lại ép học sinh tiểu học thực hiện.

+ Để học được theo mô hình VNEN thì học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà. Vậy ngoài việc học 7 tiết ở trường thì về nhà mỗi ngày học sinh cũng dành khoảng 2-3 giờ để chuẩn bị bài. Điều này trái với qui định không giao bài về nhà cho học sinh và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt khác.

+ Khi tổ chức ngồi học theo nhóm các em quay mặt vào nhau. Nhưng khi cô giáo giảng bài hay khi các bạn trình bày trên bảng thì một số em quay đầu nhìn lên ở một tư thế khó khăn. Có thể gây bệnh về cột sống cho học sinh.

+ Khi dạy và học theo VNEN các bước đi quá rập khuôn, máy móc, từ việc giáo viên ghi bảng, trình bày, tổ chức học sinh, còn học sinh chỉ hoạt động những thao tác rất giống nhau đây cũng là điều đáng lo ngại.

+ Khi dạy học mô hình VNEN giáo viên giao việc học tập cho các nhóm, hoạt động giữa các nhóm không hoàn toàn đồng bộ, sẽ có những học sinh yếu kém, trong khi đó giáo viên lại mất nhiều thời gian kiểm tra trong nhóm, không có đủ điều kiện để theo dõi hết các hoạt động của các em, như thế sẽ khó hướng dẫn thêm cho những học sinh yếu. Chỉ có một hai học sinh trong lớp là tích cực hoạt động và hiểu được bài. Còn các em thụ động, nhút nhát thì khó nắm bắt được bài.

+ Khi dạy học mô hình VNEN học sinh tự do chạy đến góc này, chạy sang góc kia, trao đổi một cách tự do, thoải mái trong giờ học không phải ngồi ngay ngắn, im lặng răm rắp hướng về phía giáo viên. Nhưng điều này sẽ tạo một không khí lớp ồn ào, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến các nhóm khác và giáo viên khó nắm bắt được các em có làm việc đúng với nhiệm vụ mình ra hay không?

+ Để dạy học theo mô hình VNEN thì cần phải có Bộ tài liệu. Học sinh không học theo bộ sách giáo khoa hiện hành mà theo bộ sách được biên soạn lại. Bộ tài liệu này được coi là “3 trong 1” khi cả học sinh, giáo viên và phụ huynh đều có thể dùng làm tài liệu học tập và giảng dạy. Nếu không có Bộ tài liệu này thì nhà trường không thể dạy học theo mô hình trường học kiểu mới VNEN.

Chương trình giáo dục VNEN được áp dụng từ khi nào?

Dự án mô hình trường học mới VNEN bắt đầu triển khai từ năm học 2011-2012. Đến nay nhiều địa phương đã xin dừng mở rộng chương trình này vì có nhiều bất cập trong giảng dạy và học tập.

Cấu trúc bài học mô hình VNEN:

+ Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các môn học được tích hợp và giúp hỗ trợ nhau trong việc giáo dục học sinh, các môn học được chuyển thành hoạt động giáo dục đã làm giảm bớt gánh nặng trong học tập cho các em.

+ Bài học mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, nhằm giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hình thành, củng cố, vận dụng, ứng dụng kiến thức vào thực tế.

+ Bắt đầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ (logo) cùng với những “lệnh” thực hiện để học sinh dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động học tập (học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp). Thiết kế của tài liệu rất tiện cho giáo viên và học sinh trong hoạt dộng dạy và học. Đa số kênh hình và kênh chữ rõ ràng giúp học sinh dễ hiểu, giúp học sinh tiếp cận bài một cách dễ dàng.

Đánh giá học sinh:

Đánh giá kết quả học tập các môn học và hoạt động giáo dục theo Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình cấp tiểu học và các năng lực cần thiết được hình thành qua mô hình trường học mới: tự học; làm việc cá nhân; làm việc theo nhóm; giao tiếp; vận dụng kiến thức vào cuộc sống; chia sẻ; hợp tác; tự đánh giá; đánh giá kết quả học tập của bạn; thực hiện các hoạt động theo mô hình VNEN. Đánh giá được tiến hành:

+ Đánh giá thường xuyên được tiến hành theo tiến trình bài học và các hoạt động giáo dục hàng ngày bằng hình thức nhận xét.

+ Đối tượng tham gia đánh giá kết quả học tập của mỗi học sinh gồm: học sinh tự đánh giá, bạn đánh giá, phụ huynh đánh giá, giáo viên đánh giá.

+ Thực hiện chương trình VNEN mở ra cơ hội để sự phối hợp nhà trường với các đoàn thể, giữa giáo viên với phụ huynh và cộng đồng xã hội. Phụ huynh trực tiếp tham gia giáo dục con em mình, trực tiếp tham gia đánh giá con em mình thông qua việc thực hành kĩ năng của con em.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.