10 nguyên tắc bất biến để chụp ảnh đẹp như ý muốn

0
10 nguyên tắc bất biến để chụp ảnh đẹp như ý muốn
10 nguyên tắc bất biến để chụp ảnh đẹp như ý muốn

Hôm nay Aphoto sẽ giới thiệu 10 mười bí quyết nhỏ nhỏ dưới đây sẽ rất hữu ích, giúp bạn có được những bức ảnh như ý và chuyên nghiệp.

1.Nguyên tắc một phần ba

Nguyên tắc một phần ba
Nguyên tắc một phần ba

Nguyên tắc 1/3 là nguyên tắc cơ bản đầu tiên bạn cần nắm rõ khi chụp một tấm hình. Nguyên tắc này khá đơn giản và dễ nhớ, bạn hãy tưởng tượng khung hình sẽ được chia làm 9 phần bằng nhau bởi 2 đường nằm ngang và 2 đường thẳng đứng. Chúng ta sẽ có 4 giao điểm giữa các đường thẳng, đó là vị trí vàng cho chủ thể của bức ảnh. Việc đặt chủ thể ở những vị trí đó sẽ giúp bức ảnh về toàn cục sẽ có phần nghệ thuật hơn và dễ nhìn hơn với mắt của chúng ta.

2.Giữ máy vững tránh bị rung

Giữ máy vững tránh bị rung
Giữ máy vững tránh bị rung

Nếu để máy ảnh rung sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh, nên hãy cố gắng cố định máy để hình ảnh được sắc nét nhé. Bạn có thể sử dụng chân máy để giữ máy đứng vững khi chụp.

3.Quy tắc Sunny 16

Quy tắc Sunny 16
Quy tắc Sunny 16

Quy tắc Sunny này giúp bạn điều chỉnh độ phơi sáng cho bức ảnh một cách phù hợp nhất dựa vào những tính toán có sẵn và bạn chỉ cần điều chỉnh dựa vào độ sáng ngoài trời ngay lúc đó.

4.Sử dụng bộ lọc phân cực

Sử dụng bộ lọc phân cực
Sử dụng bộ lọc phân cực

Bạn có thể trang bị thêm thiết bị cho chiếc máy ảnh của mình bộ lọc phân cực. Bộ lọc này sẽ giúp làm giảm phản xạ từ nước cũng cũng như kim loại vào ống kính, nó cải thiện màu sắc của bầu trời, đồng thời bảo vệ ống kính của bạn. Bạn nên chọn mua một bộ lọc tròn tại vì nó sẽ cho phép máy ảnh của bạn sử dụng kiểu đo sáng xuyên qua ống kính.

5.Tạo một bức ảnh có độ sâu

Tạo một bức ảnh có độ sâu
Tạo một bức ảnh có độ sâu

Khi bạn chụp ảnh phong cảnh, bức hình sẽ tạo cho bạn cảm giác về chiều sâu như thể bạn ngắm nhìn nó thực sự. Đối với việc sử dụng một ống kính có góc chụp rộng và khẩu độ khoảng f/16 hoặc nhỏ hơn f/16 để giữ cho tiền cảnh và hậu cảnh được sắc nét hơn. Đặt một đối tượng hoặc người ở phía trước tạo cảm giác về quy mô và nhấn mạnh khoảng cách giữa các đối tượng.

6.Sử dụng nền có cảnh đơn giản

Sử dụng nền có cảnh đơn giản
Sử dụng nền có cảnh đơn giản

Sử dụng phông nền đơn giản là lựa chọn tốt nhất khi chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số. Bạn nên chọn một hậu cảnh với gam màu trung tính với các chi tiết giản đơn. Phông nền đơn giản sẽ giúp vật thể chính của bạn nổi bật hơn.

7.Không sử dụng flash trong nhà

Không sử dụng flash trong nhà
Không sử dụng flash trong nhà

Flash có thể sẽ khiến bức ảnh thiếu tự nhiên và không được thật, đặc biệt là đối với bức ảnh chụp chân dung. Vậy nên hãy hạn chế sử dụng flash trong nhà nhé.

8.Chọn IOS phù hợp

Chọn IOS phù hợp
Chọn IOS phù hợp

Mức ISO sẽ quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh và mức độ xuất hiện độ nhiễu của hình ảnh. Việc lựa chọn mức ISO như thế nào còn tùy thuộc vào tình hình ánh sáng của môi trường xung quanh. Khi trời càng tối thì mức ISO cần được tăng lên số càng cao hơn trong khoảng từ 400 đến 3200, máy ảnh của bạn sẽ nhạy bén hơn với ánh sáng từ môi trường, tránh trường hợp các bức ảnh bị mờ. Vào những ngày trời nắng, chúng ta chỉ nên chọn ISO 100 hoặc thiết lập tự động điều chỉnh.

9.Lia máy để tạo hiệu ứng chuyển động

Lia máy để tạo hiệu ứng chuyển động
Lia máy để tạo hiệu ứng chuyển động

Nếu bạn muốn chụp một vật thể đang chuyển động thì hãy lựa chọn kỹ thuật panning tạo hiệu ứng mờ xung quanh và sắc nét vật thể chính.

10.Thử nghiệm với tốc độ màn chập

Thử nghiệm với tốc độ màn chập
Thử nghiệm với tốc độ màn chập

Đừng ngại thay đổi các tốc độ màn trập khác nhau để tạo ra các hiệu ứng thú vị. Bạn hãy thử chụp hình ảnh đường phố ban đêm với tốc độ 4s một khung hình, bạn sẽ nhận thấy sự chuyển động của đối tượng theo những vệt sáng.

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.