Chọn đèn studio như thế nào
Nội Dung
CÁC LOẠI ĐÈN STUDIO HIỆN TẠI
Làm thế nào để chọn đúng công suất đèn flash mà bưởi cần trong studio
Nói chung là khi bưởi bắt đầu dấn thân vào con đường đau khổ này, đèn studio sẽ là một chủ đề mà các bưởi rất thích thảo luận. Công suất? GN? Chất lượng ánh sáng? Đồ chơi kèm theo? Đại khái là cả 1 đại dương kiến thức và chém gió. Tuy nhiên với các bưởi mới bắt đầu thì chỉ có 3 vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm: Công suất, tính năng đèn và giá, giá giá (chuyện quan trọng phải nhắc lại 3 lần)
Bạn đang xem: Chọn đèn studio như thế nào
Ở VN hiện tại đang thông dụng 4 level đèn studio để đầu tư:
– Thấp nhất là đèn VN và TQ no name: Các loại đèn như kiểu Fx000, Hylow này nọ. Giá rất rẻ tầm 1 triệu là hết cỡ. Có điều xài 1 thời gian thì công suất không chỉnh được, white balance không ổn định. Sẽ mất khoảng 4-6 tr để đầu tư 1 dàn đèn cùng các dụng cụ đi kèm.
– Level 2 là các loại đèn tầm trung có thương hiệu của TQ và Thái như Electra, Jinbei, Godox. Đèn này xài rất ổn, công suất chuẩn, bền bỉ, dành cho các bưởi khi mới bắt đầu làm quen với studio. Có điều ánh sáng sẽ không ổn định tuyệt đối về WB và không đạt chất lượng cao nhất. Nếu muốn dùng đèn này thì các bưởi chuẩn bị khoảng 10-20 triệu.
– Cao hơn là đèn thương hiệu Elinchrom, Einstein. Tới tầm đèn này thì các bưởi có thể yên tâm về độ ổn định và chất lượng ánh sáng. Thứ duy nhất còn cần phải băn khoăn là giá của đèn và phụ kiện ở level này vẫn khá cao cho các bưởi khi mới bắt đầu chụp thương mại. Một bộ đèn 4 cái đi kèm với dụng cụ sẽ tốn khoảng 40- 90 triệu tùy vào thể loại chụp.
– Tầm cao hơn nữa chúng ta có Broncolor, Profoto các loại. Tới mức này thì các bưởi chỉ cần quan tâm tới kỹ thuật ánh sáng nữa thôi chứ còn chất lượng đèn nó đã rất rất cao cấp rồi. Tốn tiền vào cái này thì vô chừng, cả tỉ cũng có thể.
HIỂU VỀ CÔNG SUẤT ĐÈN
Nếu các bưởi là người mới thì việc đầu tiên các bưởi quan tâm nhất sẽ là công suất đèn bao nhiêu là đủ. Thật ra để trả lời câu hỏi này sẽ cần một bài luận văn 2 tỷ trang bàn về thể loại ảnh các bưởi chụp, kích thước phòng chụp. Tuy nhiên để đơn giản vấn đề, chúng ta sẽ nói về watt, tức là công suất mạnh nhất của đèn đạt được trong khoảng thời gian 1s. Giống như các bưởi có cái đèn bàn 10W, có cái đèn trần nhà 60W, có cái đèn phòng khách 100W. Và nó cũng chính là ký hiệu của công suất đèn strobe. Ví dụ ECL400 có nghĩa là đèn công suất 400W, FP1000 có nghĩa là đèn công suất 1000W.
Tuy nhiên khác với cách chia công suất theo khẩu độ máy ảnh, đèn strobe dùng cách chia % công suất.
Ví dụ đèn Elinchrom RX4 có công suất 400w, chia công xuất từ 2.0-6.0. Mỗi một nấc sẽ tương ứng với 100w công suất. Và công suất này sẽ còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ các thiết bị như softbox, dù, tản sáng, chắn sáng.
Đèn có công suất càng mạnh thì nó lại càng tăng lớn hơn, ví dụ một đèn 1200w sẽ thay đổi 300w mỗi lần tăng/giảm 1 nấc đèn. Vì thế chọn đèn như thế nào, chọn công suất bao nhiêu để dễ dàng khai thác hết những tính năng của đèn mới là quan trọng chứ không phải cứ to là ngon.
TÚM LẠI LÀ CẦN ĐÈN CÔNG SUẤT NHIU?
Vì dụ nếu các bưởi chụp chân dung cổ điền, cần ánh sáng nhẹ nhàng hết mức, 100W là siêu ngon.
Nếu các bưởi chụp newborn, 300w là vừa đủ, mạnh hơn sẽ gây hại cho mắt trẻ sơ sinh.
Xem thêm : Bỏ túi ngay 3 cách để làm sáng ảnh chụp chân của bạn khi chụp vào ban đêm với máy ảnh EOS
400-600W đủ sức chiến hầu hết các thể loại product dạng tabletop và food pghotography.
800-1000W là chơi tất tần tật mọi thứ từ fashion tới commercial tới group photo trong fullsize studio.
Đèn công suất càng to giá càng cao. Đôi khi các bưởi cả đời chỉ chụp sản phẩm nhỏ và food, và kết quả là chả bao giờ xài quá nấc 3 trên cái đèn 1000W. Còn nếu muốn chụp ánh sáng siêu ít thì lại phải tìm cách che chắn cho đèn nó tụt xuống 100W. Ta gọi đó là phí cbn phạm và mệt cbn mỏi.
Nói tóm lại chọn đèn studio cũng như chọn vợ. Chọn cô nào vừa đúng khả năng và lãnh vực chụp của mình, không cần thiết phải chọn cô cao cấp quá để chạy theo cổ hụt cbn hơi.
À mà nếu dư tiền thì chọn max cũng được, để sau này lấy ra khè nhau đồ tao xịn nên ảnh tao đẹp cho bọn nó sợ.
#wpdevar_comment_1 span,#wpdevar_comment_1 iframe{width:100% !important}
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh