Setup Là Gì? Các Bước Cơ Bản Trong Setup Nhà Hàng
Setup là gì? Đây là thuật ngữ không mấy xa lạ với người làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, đặc biệt là những ai có ý định kinh doanh lĩnh vực này. Setup có tầm quan quan trọng như thế nào với nhà hàng? Khi setup bàn tiệc cần lưu ý những gì để thu hút khách hàng? Nắm rõ hết những điểm quan trọng sẽ giúp bạn đạt thành công trong setup. Cùng 25giay.vn tìm hiểu nhé
Khâu setup cực kỳ quan trọng với bất kỳ nhà hàng nào – Ảnh: Internet
Bạn đang xem: Setup Là Gì? Các Bước Cơ Bản Trong Setup Nhà Hàng
Nội Dung
Setup là gì?
Setup có nghĩa là cách sắp đặt, cách tổ chức, bố trí. Trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, setup nhà hàng là cách thiết lập, hướng dẫn và sắp xếp công việc hậu trường từ tìm địa điểm, phong cách thiết kế, lên menu… cho những nhà hàng mới hoạt động. Ngoài ra đối với nhà hàng hoạt động lâu nhưng lại muốn thay đổi chiến lược kinh doanh thì cũng cần phải setup nhà hàng.
Quy trình setup nhà hàng
Trang bị vốn kiến thức
Người đứng đầu nhà hàng hoặc giữ vai trò cấp Quản lý đóng vai trò quan trọng trong các khâu từ lên kế hoạch kinh doanh, tuyển nhân viên, lên thực đơn… Để hoàn thành công việc này, bạn đòi hỏi phải trang bị vốn kiến thức sâu rộng gồm: Kiến thức về ẩm thực và rượu vang, kiến thức quản lý con người, kiến thức về marketing. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm khác như giao tiếp, xử lý vấn đề… cũng là yêu cầu bắt buộc đối với cấp Quản lý nhà hàng.
Xác định thị trường mục tiêu
Nhu cầu ăn uống của thực khách rất đa dạng về khẩu vị, sở thích và có sự khác biệt ở các nhóm khách hàng thuộc các nhóm độ tuổi, đời sống kinh tế khác nhau. Bạn cần xác định thị trường mục tiêu mình hướng đến là nhóm nào để có chiến lược kinh doanh, cách bài trí nhà hàng và lên menu, giá cả món ăn phù hợp. Một nhà hàng hướng đến khách hàng trên 30 tuổi có thu nhập cao sẽ không thể giống với một nhà hàng hướng đến bạn trẻ dưới 25 tuổi, đa phần là học sinh, sinh viên…
Lựa chọn địa điểm
Lựa chọn địa điểm là bước cần cân nhắc rất kỹ trong khâu setup nhà hàng vì nó ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh sau này. Để lựa chọn địa điểm phù hợp, bạn tiến hành trả lời các câu hỏi sau:
– Địa điểm bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới khối lượng bán hàng của bạn?
– Tình hình giao thông tại khu vực đó như thế nào, có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hay không?
– Những người sống và làm việc tại khu vực gần đó có phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu bạn đang hướng đến không?
– Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm có đảm bảo lợi nhuận kinh doanh không?
– Gần đó có những nhà hàng như thế nào, tác động bất lợi hay có lợi cho nhà hàng của bạn?
– Ai là người đã thuê địa điểm này trước đây và vì sao họ quyết định không thuê nữa?
– Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của khu vực đó để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không?
Bố trí không gian và thiết kế nhà hàng
Nhà hàng có không gian rộng, thoáng, thiết kế đẹp, mới lạ… sẽ dễ thu hút khách hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40 – 60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.
Lên thực đơn
Lên thực đơn món ăn cần dựa trên nhóm đối tượng khách hàng và ý tưởng kinh doanh của bạn (nhà hàng món Pháp, món Ý, món Việt…).
Tuyển nhân viên
Xem thêm : DMCA là gì? Hướng dẫn nhanh 5 bước đăng ký DMCA cho Website
Bạn cần tuyển nhân viên ở các vị trí nào: Nhân viên Phục vụ, Lễ tân, vị trí nhân viên Phụ bếp… và số lượng cần tuyển là bao nhiêu? Lên kế hoạch tuyển dụng, bảng mô tả công việc cụ thể và bắt đầu đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên.
Chiến lược marketing và quảng bá
Xây dựng chiến lược truyền thông marketing ấn tượng nhằm xây dựng thương hiệu và quảng bá nhà hàng để thu về một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng và doanh thu.
Có rất nhiều yếu tố cần quan tâm khi setup nhà hàng – Ảnh: Internet
Setup bàn tiệc trong nhà hàng
Cách setup bàn tiệc kiểu Âu
Bàn tiệc kiểu Âu rất đa dạng về cách setup, tùy vào thời gian tổ chức tiệc (trưa hay tối) mà có những kiểu setup riêng. Tuy nhiên, cách setup bàn tiệc kiểu Âu phải tuân thủ những quy tắc cơ bản sau:
– Đĩa ăn đặt chính giữa vị trí ngồi, đĩa salad đặt trên đĩa ăn, đĩa bánh mì đặt ở góc cao bên trái.
– Khăn ăn đặt bên trái hoặc phía trên đĩa, có thể được gấp kiểu hoặc gấp gọn gàng.
– Bên trái đĩa ăn chính: Đặt nĩa ăn chính, nĩa ăn tráng miệng, nĩa ăn salad.
– Bên phải đĩa ăn chính: Thìa ăn, thìa ăn súp, lưỡi dao (quay về phía đĩa).
– Ly đặt ở góc cao bên phải, lần lượt là ly uống nước, ly rượu vang, ly champagne theo thứ tự từ trong ra ngoài.
Lưu ý: Không đặt quá 3 dụng cụ chung chất liệu gần nhau, trong vài trường hợp, nhân viên sẽ mang dụng cụ của món ăn ra cùng với món ăn đó.
Cách sắp xếp dụng cụ trên bàn ăn kiểu Âu điển hình – Ảnh: Internet
Cách setup bàn tiệc kiểu Á
Bàn tiệc kiểu Á thường là kiểu bàn tròn, khi setup bàn tiệc kiểu Á, nhân viên cần lưu ý:
– Chén: Đặt 5 chén theo cụm hình vòng cung, áp dụng cho cả bàn xoay và bàn cố định.
– Đĩa kê: Đường kính khoảng 18 – 20cm, đặt chính diện với ghế ngồi của khách.
– Đĩa ăn: Được đặt trên đĩa kê, đường kính khoảng 12 – 15cm.
– Ly: Đặt phía trước đĩa kê, hơi chếch về bên phải.
Xem thêm : Hạch toán là gì? Tìm hiểu 3 loại hạch toán cơ bản
– Khăn: Đặt lên đĩa ăn hoặc trên miệng ly, có thể gấp theo hình dáng phù hợp, hoặc kiểu đặc trưng của nhà hàng.
– Đũa: Đặt trên đồ gác đũa, cách đĩa kê khoảng 2cm.
– Thìa: Đặt cách đũa khoảng 2cm về bên phải, trên đồ gác thìa.
– Lọ gia vị (muối, tiêu), lọ tăm, lọ hoa trang trí: Đặt ở khu vực giữa bàn.
Cách setup tiệc buffet
Vì những đặc điểm đặc biệt của tiệc Buffet, cách setup bàn tiệc này cũng có nhiều điều thú vị mà mỗi nhân viên nhà hàng cần ghi nhớ.
– Bàn phục vụ đồ ăn được đặt ngay giữa phòng để khách có thể lấy đồ ăn từ cả hai bên bàn, lối đi cũng rộng rãi hơn và dòng người sẽ dễ dàng di chuyển.
– Bàn phục vụ đồ uống nên được đặt riêng, tách biệt với khu để đồ ăn. Cách sắp xếp này giúp cho khách hàng có thể đặt đĩa ăn xuống và tự mình rót đồ uống.
– Đặt đĩa ăn ở đầu bàn tiệc để khách dễ dàng nhận ra nơi đặt đĩa ăn trước khi lấy đồ ăn. Lưu ý, bạn không nên chồng đĩa quá cao, tránh tình trạng đổ vỡ khi khách lấy đĩa.
– Dọn các món ăn theo trình tự món nguội trước và đến món nóng, để món ăn chính (thường là món nóng) không bị nguội trước khi khách kịp thưởng thức.
– Dụng cụ và khăn ăn nên được đặt ở một khu vực riêng để tránh tình trạng khách phải cùng lúc giữ dao, nĩa, thìa, khăn ăn trong lúc lấy đồ ăn, nước uống.
Cách setup bàn tiệc cưới
Tiệc cưới là loại tiệc có số lượng lớn khách và diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy công tác chuẩn bị, setup bàn tiệc phải nhanh chóng, hợp lý.
– Trước khi setup nhân viên nhà hàng cần vệ sinh sạch sẽ khu vực dưới gầm bàn và lối đi lại.
– Trên bàn thường được phủ 2 lớp khăn, bạn cần trải tấm khăn lót trước rồi đến lớp khăn phủ. Các lớp khăn cần được ủi phẳng, sạch sẽ, khi trải cần canh đều các góc.
– Sắp xếp các dụng cụ, chén dĩa, khăn ăn,… theo tiêu chuẩn của nhà hàng. Dựa vào phong cách của nhà hàng, yêu cầu của chủ buổi tiệc mà nhà hàng có cách setup bàn tiệc kiểu Âu, Á khác nhau.
– Tùy vào số lượng khách mà nhà hàng có thể setup các kiểu bàn khác nhau: bàn tròn, bàn vuông, bàn chữ nhật hoặc bàn tròn xen lẫn bàn vuông. Mỗi kiểu bàn sẽ có cách sắp xếp dụng cụ trên bàn riêng, phù hợp với không gian và thẩm mỹ của buổi tiệc.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về setup nhà hàng cũng như setup bàn tiệc. Truy cập 25giay.vn để tìm công việc phụ bếp phù hợp với bạn nhé
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp