Kỹ thuật chụp ảnh thức ăn: thủ thuật ánh sáng
Bài dịch và phóng tác từ: http://www.learnfoodphotography.com
Tác giả Neel
Bạn đang xem: Kỹ thuật chụp ảnh thức ăn: thủ thuật ánh sáng
Nằm trong series Chụp ảnh món ăn 101 của banhmiphoto.com
1. Đừng bao giờ sử dụng flash pop-up của máy ảnh (flash cóc) khi chụp ảnh món ăn. Đây là kỹ năng quan trọng nhất và sai lầm thường gặp nhất của người mới. Đèn flash của máy ảnh làm mất sự tương phản và độ nổi khối cần thiết, và tấm hình đồ ăn của bạn sẽ trông có vẻ bị phẳng đi. Vị trí của đèn flash cóc máy ảnh làm cho nó trở nên hoàn toàn vô dụng.
2. Học về cân bằng trắng(WB). WB hay còn gọi là cân bằng trắng là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một bức ảnh đồ ăn đẹp. Ánh sáng có màu khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, được biểu thị bằng đơn vị Kelvin. WB thông thường trong nằm trong khoảng 2500K đến 5500K và sẽ cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào ánh sáng đang sử dụng. Tui sẽ bắt đầu sử dụng khái niệm màu của ánh sáng đã được nêu trong bài viết này khi nói đến WB.
3. Đừng cố gắng kết hợp nhiều loại ánh sáng khi chụp ảnh. Trừ khi bạn đã có kinh nghiệm và muốn tạo thành hiệu ứng đặc biệt trong tấm ảnh thì không nên kết hợp trên hai loại ánh sáng khác màu với nhau. Chẳng hạn như kết hợp ánh sáng màu vàng (2600K-2900K) và ánh sáng đèn flash (5200K-5400K). Nếu bạn cố gẳng làm thế, phần lớn trường hợp món ăn của bạn sẽ có hai màu khác nhau, và cân bằng hai màu đó ở khâu hậu kỳ sẽ làm một cực hình kể cả với những tay giàu kinh nghiệm. Dĩ nhiên khi bạn bắt đầu rành rẽ hơn về kỹ thuật sử dụng ánh sáng, kết hợp nhiều nguồn sáng khác nhau sẽ là một thử thách thú vị, nhưng khi bạn là người mới, cố gắng hoàn thiện những điều đơn giản trước đã.
Xem thêm : Cách sử dụng máy ảnh DSLR, Mirrorless cơ bản. Mới tập chụp nên dùng chế độ chụp nào dễ nhất
4. Đừng chụp hình ngoài trời vào giữa trưa. Ánh sáng ngoài trời vào thời điểm này vô cùng gay gắt và và tạo thành những vùng tương phản mạnh trong tấm ảnh, một yếu tố không tốt cho ảnh thức ăn. Thậm chí nó còn làm mất chi tiết ở những vùng sáng của ảnh. Để tránh điều này bạn có thể dùng các tấm chắn sáng khi chụp, hoặc đơn giản hơn là chui vào bóng râm hoặc trong cửa sổ, nơi ánh sáng trực tiếp không thể thân mật ghé thăm bạn.
5. Học một tẹo về ánh sáng nhân tạo khi chụp ảnh thức ăn. Ánh sáng nhân tạo được tạo thành bởi tổ hợp đèn flash và các dụng cụ như softbox hoặc dù. Sử dụng loại ánh sáng này là một thách thức ngay cả với những người chụp lâu năm, tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể học những thứ cơ bản nhất, chẳng hạn như học về đèn flash rời. Bởi vì sử dụng được ánh sáng nhân tạo có nghĩa là bạn nắm quyền chủ động tạo thành tấm ảnh của mình, bất kể trong hoàn cảnh thời tiết hoặc ánh sáng tự nhiên như thế nào.
6. Sử dụng các loại tản sáng. Tản sáng là một trong những dụng cụ rẻ tiền nhất và dễ sử dụng nhất, thậm chí bạn có thể tự tạo ra nó từ mấy tờ giấyA4 hay tấm vải trắng mỏng. Tác dụng của tản sáng là làm ánh sáng trở nên mềm mại và dịu dàng hơn, có hiệu quả lớn trong cả ảnh chân dung và ảnh thức ăn.
7. Sử dụng các loại phản sáng. Phản sáng chỉ là một khái niệm, bất kỳ thứ gì có thể phản lại ánh sáng đều được coi là phản sáng (trần nhà, tường trắng, tờ giấy, gương soi, các dụng cụ phản sáng chuyên nghiệp,…). Thông thường phản sáng có hiệu quả làm giảm độ tương phản của ảnh hoặc làm cho bóng đen trong ảnh mờ đi. Điều khiển phản sáng khó hơn tản sáng một chút và liên quan tới chất liệu mà bạn sử dụng, mặc dù nhiều khi phản sáng có thể tận dụng bất kỳ vật gì có mặt trong buổi chụp ảnh. Tui đã từng sử dụng một cái tô màu trắng và 1 con dao phay to bản để làm phản sáng.
8. Ánh sáng ngược (back light). Một trong những kiến thức quan trọng nhất của ảnh thức ăn. Kết hợp ánh sáng ngược và các dụng cụ phản sáng, bức ảnh của bạn sẽ mạng lại cảm giác trong trẻo hơn bình thường, hoặc một số trường hợp, quái dị hơn bình thường. Đằng nào thì hơn bình thường cũng đã là một điểm cộng rồi, đúng không?
Xem thêm : Remote không dây Nikon D7200
9. Ánh sáng bên (side light). Side light làm các bề mặt của vật thể trở nên rõ ràng hơn so với những loại ánh sáng khác. Chẳng hạn như sớ thịt, vân của các sợi mì,…
10. Tìm một cái cửa sổ hướng Bắc hoặc Nam. Chụp ảnh thức ăn trong ánh sáng tự nhiên là lựa chọn của phần lớn photographer. Ánh sáng cửa số là loại ánh sáng yêu thích của nhân loại phù phiếm. Cửa sổ đặt ở hai hướng này nhận được hầu hết ánh sáng mềm mại trong suốt một ngày dài.
Những bài khác trong chủ đề Chụp ảnh thức ăn 101
Chụp ảnh thức ăn nhập môn
Các loại ánh sáng trong ảnh đồ ăn
Hiểu về ánh sáng
#wpdevar_comment_1 span,#wpdevar_comment_1 iframe{width:100% !important}
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh