Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?
Với người tu học Phật thuận thành thì Tam Bảo hay quy y Tam Bảo chắc hẳn đã khá quen thuộc. Nhưng với những Phật tử mới, hoặc những người đang mong muốn tìm hiểu về đạo Phật thì việc hiểu ý nghĩa của Tam Bảo, quy y Tam Bảo là rất cần thiết. Đức Phật từng dạy: “Tin ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Người sơ cơ mới tìm hiểu đạo Phật, trước khi phát nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng – Tam Bảo cần phải hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc quy y thì mới đem lại những lợi ích thiết thực nhất.
Sau đây chùa Ba Vàng xin được giới thiệu đến quý bạn đọc, quý Phật tử bài viết với nội dung Tam Bảo là gì, ý nghĩa của quy y Tam Bảo qua bài giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Từ đó giúp quý Phật tử, quý bạn đọc có thêm kiến thức trên con tìm hiểu và tu học Phật.
Bạn đang xem: Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?
Nội Dung
Tam Bảo là gì? Tại sao Phật, Pháp, Tăng lại quý báu?
“Tam Bảo” là danh từ chữ Hán Việt, được dịch nghĩa như sau: “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu. Hiểu một cách đơn giản, Tam Bảo là ba ngôi quý báu; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Tại sao Đức Phật lại cao quý?
Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật, chúng ta thấy Ngài là một con người vĩ đại, phi thường. Ngài là Thái tử con vua, sống trong nhung lụa êm ấm. Nhận thấy bản thân tuy sống trong nhung lụa nhưng vẫn không được thỏa mãn, vẫn thấy bị khổ; Ngài thấy chúng sinh quá khổ nên đã quyết chí bỏ ngôi vị quyền quý, xuất gia tu hành cần cầu giác ngộ. Sau khi chứng được quả vị Phật, Ngài đã truyền dạy cho tất cả chúng sinh phương pháp đi tìm hạnh phúc và giải thoát mọi khổ đau.
Quả thật, Đức Phật là người có lòng từ bi vô lượng, bậc phúc trí vẹn toàn mà thế gian không ai sánh bằng. Sư Phụ chia sẻ: “Đức Phật là người đã tu A-tăng-kỳ kiếp, rèn luyện thân tâm mình, trau dồi đức hạnh, tất cả các công đức đầy đủ, viên mãn và trở thành Phật. Hay Phật còn gọi là bậc Lưỡng Túc Tôn, nghĩa là phúc đức, trí tuệ đầy đủ. Đức Phật là bậc toàn giác. Tất cả mọi cái đều viên mãn ở Phật. Và cũng có thể gọi Đức Phật là cha lành của tất cả muôn loài chúng sinh. Lòng từ của Phật là vô biên, không có giới hạn, không chỉ thương ai riêng cả, mà thương tất cả muôn loài chúng sinh. Vậy cho nên, Đức Phật là bậc tối tôn, tối quý mà tất cả chúng ta rất cần, rất nên nương tựa vào Phật”. Đức Phật là bậc tôn quý, từ bi và trí tuệ. Thật hạnh phúc thay khi chúng ta được là con của Ngài. Vì vậy, quy y, nương tựa Đức Phật, được Ngài soi sáng, dẫn lối, chỉ đường là phước duyên lớn trong cuộc đời mỗi người.
Xem thêm : Trám răng tiếng Anh là gì? Bỏ túi một vài mẫu câu giao tiếp trám răng trong tiếng Anh
Tại sao giáo Pháp (những lời dạy của Phật) lại quý báu?
Đức Phật là bậc toàn giác. Ngài đã tìm ra con đường chân lý đưa chúng sinh thoát khỏi mọi đau khổ, mọi phiền não của kiếp nhân sinh. Giáo Pháp của Ngài có thể giúp cho chúng sinh vượt qua được mọi sự khổ não. Nếu chúng sinh nghèo khổ, bần hàn thì Ngài dạy cho chúng sinh cách làm giàu trong nhân quả của đạo Phật. Nếu chúng sinh khổ vì bệnh tật đau ốm thì Ngài dạy về nhân quả của bệnh tật. Cũng có những người thấy cái khổ của sinh già bệnh chết thì Ngài dạy phương pháp thoát khỏi sinh tử luân hồi. Giáo Pháp của Phật như con thuyền đưa chúng sinh qua khỏi biển sinh tử.
Sư Phụ chia sẻ: “Đức Phật Thích Ca ra đời ở đất nước Ấn Độ, cách chúng ta đến nay cũng là hơn 2500 năm rồi. Ngài sinh ra là con vua, lớn lên xuất gia tu hành và chứng thành quả vị Phật. Ngài đã giao giảng những lời dạy đến với chúng sinh. Những lời dạy đó được gọi là Pháp, hay còn gọi là giáo Pháp. Giáo Pháp của Phật hiện nay được lưu truyền trong Tam Tạng Kinh Điển. Trong đó chứa tất cả những lời dạy quý báu để giúp cho chúng ta biết sống, tu dưỡng để chúng ta hết đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn”. Những lời dạy của Đức Phật thật quý báu. Nếu nương tựa vào giáo Pháp của Ngài, chúng sinh có thể thoát khỏi mọi sự đau khổ của thế gian này.
Tại sao Chư Tăng là một trong ba ngôi báu?
Tăng đoàn là toàn thể những người xuất gia theo Phật tu hành, là những người lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình. Những con người với chí nguyện rộng lớn “Trên cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”; giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến chúng sinh thì gọi là Tăng và gọi là Tăng đoàn. Tăng cao quý bởi đó là những người bỏ được những điều thế gian khó bỏ, nhẫn được những điều thế gian khó nhẫn. Sư Phụ chia sẻ: “Chư Tăng là những người bỏ được những cái khó bỏ, làm những việc khó làm. Đi xuất gia phải bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ anh em. Ai đã có gia đình thì phải bỏ vợ, bỏ con; bỏ chồng, bỏ con mới đi xuất gia được. Bỏ nhà cửa, tài sản, bỏ công danh sự nghiệp ở đời mới đi xuất gia được. Những cái đó là những cái rất khó bỏ. Rồi vào chùa, theo Thầy học đạo thì phải sao? Phải thức khuya, dậy sớm. Ăn cơm thì tương chao chay lạt, chứ cũng không có mùi vị mặn mà gì. Thế rồi phải học kinh, học kệ, thực hành giới luật. Phật tử tại gia thì chỉ giữ 5 giới. Nhưng đi xuất gia mà làm Sa di, bây giờ là phải thọ 10 giới. Rồi đến Tỳ-kheo phải thọ 250 giới, Tỳ-kheo Ni phải thọ 348 giới. Phải giữ gìn rất là nghiêm túc”.
Quy y Tam Bảo là gì? Ý nghĩa của quy y Tam Bảo?
Lời giảng của Sư Phụ cho thấy ba ngôi Tam Bảo thật cao quý, hiếm gặp trên đời. Người tu học Phật muốn tăng trưởng trong việc thực hành Pháp thì việc đầu tiên cần làm là cần quy y Tam Bảo, thọ trì 5 giới (5 điều đạo đức) của Phật tử tại gia. Tuy nhiên, trong đạo Phật không có sự bắt buộc, ép buộc ai phải quy y, thuận theo Phật; mà đó là quyền tự do, tự quyết định của mỗi người. Trong một bài giảng, Sư Phụ chia sẻ: “Quý vị trước hết hãy nghe quý Thầy giảng trạch về nghĩa quy y Tam Bảo. Sau khi chúng ta hiểu biết rõ ràng rồi, chúng ta mới phát nguyện quy y. Vì đối với Phật giáo không phải là một sự bắt buộc, khiên cưỡng. Cái gì chúng ta cũng phải hiểu, rồi chúng ta mới thực hành. Như vậy không gọi là mê tín. Chúng ta hiểu, thấy lợi ích rồi, chúng ta làm thì cái đó là đúng tinh thần của đạo Phật, không phải là bắt buộc chúng ta phải thực hành, phải tin ngay”.
Quy y Tam Bảo là gì?
Xem thêm : Unit Hotel Là Gì – Tìm Hiểu Mô Hình Lưu Trú Mới Nổi Thời Gian Gần Đây
Đây là một cụm từ tiếng Hán. “Quy” có nghĩa là quay về; “Y’’ có nghĩa là nương tựa, cậy nhờ. “Quy y Tam Bảo’’ hiểu đơn giản là quay về, hướng về nương tựa ba ngôi quý báu là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
Quy y Tam Bảo có ý nghĩa gì?
Tất cả chúng ta hầu hết đều có một mong mỏi, đó là có chỗ để nương tựa, cậy nhờ. Khi sinh ra, chúng ta nương tựa vào cha mẹ. Lớn lên đi học chúng ta nương tựa vào thầy giáo, cô giáo; nhờ sự chỉ dạy của các thầy cô. Khi xây dựng gia đình thì chúng ta nương tựa vào vợ hoặc chồng. Lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con, nuôi dưỡng con cái trưởng thành, đến lúc già chúng ta nương tựa vào con. Cả cuộc đời mình gần như ai cũng phải đi tìm chỗ để nương tựa. Nhưng thật sự những chỗ dựa ấy có vững chắc để chúng ta nương tựa suốt đời hay không?
>>> Chết không phải là hết! Vậy sau khi chết con người sẽ tái sinh về đâu?
Sư Phụ chia sẻ: “Chúng ta thấy những cái nương tựa mà chúng ta chọn trong đời đâu có chắc. Nương tựa cha mẹ thì cha mẹ không sống đời với mình, cũng có ngày cha mẹ phải ra đi. Nương tựa thầy cô thì thầy cô cũng đâu có dõi theo mình suốt cả cuộc đời được. Nương tựa vào vợ, vào chồng; vợ chồng cũng không chắc đã là người cho mình nương tựa được ổn thỏa. Có khi người ta thay lòng đổi dạ. Rồi nương tựa vào con cũng đã chắc đâu. Chắc gì con mình đã hiếu thảo, chắc gì con mình đã thương mình khi mình già yếu, mình bệnh tật. Đều là không chắc, các quý đạo hữu ạ”. Từ lời giảng của Sư Phụ chúng ta hiểu rằng, thật sự những nơi nương tựa mà chúng ta xem là vững chắc nhất cũng có lúc bị tan hoại, đổi rời; những người mà chúng ta yêu thương nhất cũng có lúc phải rời xa. Vậy đâu mới là nơi vững chắc nhất để chúng ta nương tựa, cậy nhờ?
Sư Phụ chỉ dạy: “Tam Bảo cũng giống như kiềng ba chân rất vững chãi. Nương tựa Tam Bảo, chúng ta không sợ đổ vỡ. Tam Bảo là vững chãi. Tam Bảo cũng là hải đảo cho tất cả chúng sinh nương về. Vì trong Tam Bảo có đầy đủ tất cả những giá trị để giúp chúng sinh được giác ngộ, đi đến giải thoát luân hồi sinh tử, muôn đời vĩnh kiếp được an lạc. Đó là giá trị của Tam Bảo. Tam Bảo có công năng bảo hộ cho chúng sinh, là ruộng phước điền bậc nhất cho tất cả chúng sinh, là chỗ cứu độ cho tất cả chúng sinh. Không có một ai có thể thay thế được Tam Bảo. Cho nên Tam Bảo vô cùng cao quý. Duy chỉ có Tam Bảo là thật sự từ cái đức của Phật buông xuống thương xót tất cả muôn loài chúng sinh. Lòng từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát là vĩnh hằng, là không bao giờ dứt, không bao giờ dừng, là vô biên. Chư Tăng là những người học theo hạnh của Phật cũng vậy, đang ngày ngày trưởng dưỡng tâm đức của mình cho rộng lớn như vậy. Cho nên Tam Bảo chính thực là chỗ dựa vững chắc nhất cho tất cả chúng sinh. Khi ta thấy Tam Bảo cao quý như vậy rồi thì chúng ta nên quay về xin được nương tựa vào Tam Bảo. Từ ngày hôm nay, con xin được quay về nương tựa vào Tam Bảo. Đó chính là ý nghĩa của lễ quy y”. Như vậy, Tam Bảo là nơi nương tựa thật sự vững chắc cho chúng ta. Mọi khổ đau, phiền não đều được giải quyết tận gốc khi tìm đến nơi Tam Bảo cao quý. Mỗi chúng sinh nếu được quay về nương tựa, quy ngưỡng ba ngôi báu thì thế giới này thật hạnh phúc an vui.
Trên đây là bài viết về quy y Tam Bảo và ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo dựa trên lời dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Mong rằng với bài viết trên, các Phật tử, những người có nhu cầu tìm hiểu về đạo Phật, về ba ngôi báu Phật Pháp Tăng sẽ được thêm kiến thức để có quyết định đúng đắn về việc quy y Tam Bảo. Kính chúc quý Phật tử phát khởi tín tâm sâu sắc nơi Tam Bảo để tiến tu trên con đường tu học Phật Pháp.
Đức Tín
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp