Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngoài việc ăn uống, du lịch… thì còn nhiều yếu tố tạo nên niềm vui mỗi ngày, trong đó có niềm vui là nhiếp ảnh. Bạn có thể thấy nhiều nhiếp ảnh gia không chuyên ở khắp nơi, hay những người chụp ảnh cưới rất chuyên nghiệp.
Bạn muốn mua cho mình một chiếc máy ảnh để học hỏi kinh nghiệm nhiếp ảnh mà không biết mua ở đâu hay không biết chọn máy nào. Đối với những người có điều kiện thì chuyện đó khá là bình thường, nhưng đối với những người có kinh tế eo hẹp, khi không có tiền mua máy mới thì họ đành phải tìm mua máy ảnh đã qua sử dụng nhưng họ chưa có kinh nghiệm mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng. Vậy khi mua máy ảnh đã qua sử dụng nên quan tâm đến yếu tố nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1, Số lần đóng mở của màn trập.
Số lần đóng mở màn trập có nghĩa là mỗi lần bấm máy, mỗi lần bấm là đã chụp 1 tấm hình. Nó giống như cá cái đồng hồ đo số km đã đi trên các xe máy hay ô tô… Đa số các máy ảnh số lần đóng màn trập đều có giới hạn, nhưng mỗi dòng máy lại có số lần đóng màn trập tối đa khác nhau. Khi hoạt động nhiều sẽ xảy ra nhiều hỏng hóc, giống như xe máy cũng vậy thôi. Ví dụ mấy máy ảnh DSLR dòng cơ bản như Canon 600D hay Nikon D3200 thì số màn trập tối đa khoảng 100.000 lần bấm máy. Vì thế khi mua máy bạn phải cần quan tâm yếu tố này. Thông thường mua máy tầm 20.000 shoot trở lại là ok, để bạn có thể yên tâm chút.
Các nhà sản xuất máy ảnh thường cung cấp chỉ số đếm số lần chụp trên mỗi dòng máy. Vì vậy khi test số shoot hình bạn có thể tìm chỉ số này trên web. Để đếm số shoot thông thường phải dùng phần mềm để kiểm tra. Đối với Canon thì bạn dùng phần mềm EOSInfo . ĐỐi với những người sử dụng các dòng máy khác thì có thể tham khảo ở trang Myshuttercount.com để tải file ảnh lên để kiểm tra số lần, chỉ số đóng mở của màn trập.
Ngoài ra còn nhiều cách để kiểm tra số shoot đã chụp, bạn lên google có rất nhiều bài hướng dẫn.
Khi đã kiểm tra được số lần chụp. Bạn thử gắn pin vào và chụp thử vài kiểu ảnh và thử các tốc độ chụp khác nhau. Xem có nghe tiếng gì lạ phát ra trong lúc chụp hay không, Nếu có tiếng lạo xạo… thì có thể máy không hoạt động bình thường. Và suy ra không nên lấy máy này và phải vệ sinh máy ảnh hoặc đem đi bảo hành, sửa chữa. Nhiều trường hợp. Số shoot có thể reset được nên bạn cần chú ý nhìn ngoại hình bên ngoài nữa nhé.
Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng
2, Kiểm tra màn hình LCD hiển thị
Vẫn biết là có thể khi chụp xong thấy trên mà hình rất đẹp và khi copy file vào máy tính nhìn đôi lúc sẽ khác nhưng bạn cũng cần phải kiểm tra.
Màn hình của máy thường là bộ phần để bạn nhìn để thao tác, điều chỉnh các thông số trên máy ảnh như độ nhạy sáng (ISO) tốc độ chụp, khẩu độ… và xem lại những tấm hình mà bạn đã chụp nên có thể bạn phỉa kiểm tra kỹ càng hơn. Thông thường bạn phải kiểm tra điểm chết trên màn hình chỉ với một tấm hình có 1 màu duy nhất, nếu màn hình xuất hiện chấm lạ có màu khác thì chắc chắn đó là điểm chết. Nhưng điểm này không quá quan trọng nên có một vài điểm cũng không sao. Tiếp theo là xem màn hình có bị sai màu hay loang màu hay không, cái này có thể thấy bằng mắt thường. Nếu không có gì quá bất ổn thì coi như OK.
Ngoài ra bạn cũng chú ý kiểm tra ống kính ngắm xem nó có bị bụi hay không. Nếu mắt bạn bị cận bạn điều chỉnh bánh răng cho đến khi phù hợp với mắt bạn xem chất lượng ra sao. Nếu có nhiều bụi hay bẩn quá thì bạn nên vệ sinh cho sạch.
Xem thêm : Tư Vấn Mua Máy Ảnh Cũ Tất Tần Tật Từ 2 Triệu Đến Hàng Chục Triệu đồng
3, Kiểm tra cảm biến của máy.
Cảm biến thường hay có bụi vì bạn thường xuyên phải tháo ống kính ra và lắp vào để thay thế. Vì lý do này mà bụi có thể rơi vào cảm biến làm dơ. Nên khi chụp một số tấm zoom ra sẽ thấy vòng tròn nhỏ trong hình rất khó chịu. Bạn có thể gỡ nhẹ gương ra để kiểm tra xem cảm biến có bụi không, bạn nên nhẹ tay kẻo ảnh hưởng hay có thể chạm vào gương lật gây ảnh hưởng máy.
Cách tốt nhất để kiểm tra càm biên có tốt hay không đó là chụp vào một vậy sáng. Ví dụ như bóng đèn. Khi chụp nhớ khép khẩu độ nhỏ tầm F/16 hay nhỏ hơn. Chụp và đem vào máy tính zoom to lên để xem, nếu máy có bụi thì ta sẽ phát hiện ra ngay.
Hay bạn có thể dùng cap của lens đậy lens sau đó lắp vào máy chụp và kiểm tra. Nếu cảm biến có điểm chết thì ta sẽ dễ phát hiện ra trên nền tối do lens bị bịt lại.
3, Ống kính (lens) máy ảnh.
Thông thường khi mua máy có thể bạn sẽ được người ta bán kèm lens kit hoặc là không. Thường thì mấy máy trung cấp hoặc phổ thông sẽ kèm theo lens kit, hay lens FIX 50F1.8….
Để kiểm tra ống kính, đầu tiên bạn nhìn thấy kính nó xem nó còn trong và nhìn có lóa nhiều màu hay không, và xem nó có bị nấm mốc, xước hay rạn nứt gì hay không. Sau đó bạn cảm kiểm tra vòng xoay khẩu độ và vòng xoay tiêu cự (nếu là lens zoom) bạn xoay tới xoay lui xem nó xoay có mượt không, đảm bảo nó hoạt động nhẹ nhàng hay không. Sau đó lắp thử Hood (Loa che nắng ) hay kính lọc xem rảnh kia lắp có vừa không. Tiếp đó bạn lắp ống kính vào máy và chụp thử một số tấm,để ý xem nó có lấy nét nhanh và chuẩn hay không, một số trường hợp lens bị rơi rớt có thấy lấy nét bị lệch, không còn chuẩn xác. Bác cũng để ý đến vỏ lens xem có bị trầy xước nhiều ,chữ đã phải màu hay chưa…. Nhưng đặc biệt mua lens bạn nên chú ý đến hiện tượng nấm mốc trên kính, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng ảnh chụp (Dân trong nghề gọi là rễ tre) Khi đã bị rễ tre thì theo thời gian nó sẽ lan rộng ra làm ảnh hưởng chất lượng ống kính rất nhiều, điều này bạn phải quan tâm. Bạn hỏi người bán bảo quản thế nào, nguồn gốc lens để biết mà xử lý cho phù hợp. Nếu ống kính có hỗ trợ MF (Manual Focus) thì bạn thử gạt qua MF và lấy nét tay xem có mượt hay không.
4, Những phụ kiện đi kèm
Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng
Thông thường khi mua máy, thì phải kèm theo pin và bộ sạc là yếu tố thường gặp. Ngoài ra còn có dây đeo và thẻ nhớ. Nắp máy, nắp lens và các dây kết nối với thiết bị ngoài. Có thể là có thêm hộp và sách hướng dẫn sử dụng và đĩa Driver. Nếu người bán có nhiều phụ kiện kèm theo và tặng bạn thì tốt. Bạn kiểm tra xem pin theo máy là pin gì , zin theo máy hay của bên thứ 3. Ngoài ra khi đi mua bạn nhớ cầm theo balo chuyên dụng để đựng máy, tránh tình trạng rơi vỡ khi mang máy về hay đồ để lộn xộn đè lên nhau gây hư hỏng.
5, Thời hạn bảo hành của máy.
Bạn nên hỏi kỹ máy trước đây mua thời gian nào, còn bảo hành hay không, tình trạng lúc mua thế nào. Thông thường khi mua máy ảnh đã qua sử dụng, bạn nên yêu cầu người bạn bao test cho bạn dùng thử vài ngày đến vài tuần để yên tâm, tránh trường hợp mua về đã hư. Thông thường đối với máy ảnh thường có cái này nên bạn cần nêu ra cho người bán biết. Nếu chưa biết địa chỉ mua máy ảnh cũ bạn tham khảo bài viết Nên mua máy ảnh cũ ở đâu nhé.
Vừa rồi là bài viết nói về Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng. Chúc các bạn mua được một chiếc máy ảnh ưng ý và hợp túi tiền.
Xem thêm : Những chiếc máy ảnh du lịch giá rẻ nào đáng để mua nhất trong năm 2019?
Nếu các bạn sợ mua hàng cũ mà không yên tâm thì có thể qua Shop của Admin Dương Cường Admin của Aphoto để xem máy ảnh, lens cũ và phụ kiện ảnh giá rất và tư vấn mua đúng nhu cầu. Các bạn có thể tham khảo tại MayAnhCuSaiGon.Com nhé.
Nguồn:CNET
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Đánh Giá Thiết Bị Máy Ảnh