[Review] Đánh giá đèn flash rời Godox TT685C (dành cho máy ảnh Canon)
- Hướng dẫn cách test máy ảnh cũ Canon, Nikon, Sony đơn giản cho người mới
- Các phụ kiện nên có cho máy ảnh DSLR
- Máy ảnh khi không sử dụng có nên tháo pin?
- Tổng hợp các đèn flash rời giá rẻ tốt nhất, tư vấn mua đèn flash cũ cho Canon, Nikon, Sony
- Hướng dẫn gắn thẻ Compact Flash ( thẻ CF ) đúng cách cho người mới
Nếu như bạn đang có ý định mua 1 đèn flash rời (speedlite) với tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” thì dòng Godox TT685C sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho bạn đấy. Hãy cùng WOWPHOTO xem qua những đặc điểm nổi bật mà chiếc đèn flash này sở hữu nhé.
Nội Dung
1. Thông số kỹ thuật đèn flash Godox TT685C
Model | TT685C |
Type |
Compatible Cameras | Canon EOS cameras (E-TTL II autoflash) |
Guide No. (1/1 output @ 200mm) |
|
Flash Coverage |
|
Flash Duration | 1/300 to 1/20000 seconds |
Exposure Control |
Exposure control system | E-TTL II auto flash and manual flash |
Flash exposure compensation (FEC) | Manual. FEB: ± 3 stops in 1/3 stop increments (Manual FEC and FEB can be combined.) |
FE lock | With <FEL> button or <*> button |
Sync mode | High-speed sync (up tp 1/8000 seconds), first-curtain sync, and second-curtain sync |
Multi flash | Provide (up tp 100 times, 199Hz) |
Wireless flash |
Wireless flash function | Master, Slave, Off |
Controllable slave group | 3 (A, B, C) |
Transmission range (approx.) [Optic 2.4G] |
|
Channels [Optic 2.4G] |
|
Slave-ready indicator | Two red indicators blink |
Modeling flash | Fired with camera’s depth-of-field preview button |
Auto Focus Assist Beam |
Effective range (approx.) | Center: 0.6~10m / 2.0~~32.8 feet/ Periphery: 0.6~5m / 2.0~16.4feet |
Power Supply |
AA batteries | Ni-MH batteries (recommended) or 4*LR6 alkaline batteries |
Recycle time | Approx. 0.1~~2.6 seconds (eneloop Ni-MH batteries of Panasonic). Red LED indicator will light up when the flash is ready. |
Full power flashes | Approx. 230 (2500mA Ni-MH batteries) |
Power saving | Power off automatically after approx.90 seconds of idle operation. (60 minutes if set as slave) |
Sync Triggering Mode | Hotshoe, 3.5mm sync line, Wireless control port |
Color Temperature | 5600±200k |
Dimensions |
W x H x D | 64*76*190 mm |
Weight without battery | 410g |
Weight with battery | 530g |
2. Ngoại hình
Đầu tiên, cần xác định rõ với các bạn là sản phẩm đèn flash mà WOWPHOTO đề cập trong bài viết này là Godox TT685C. Các bạn để ý chữ “C” đằng sau số “685” chính là chữ cái đầu tiên của thương hiệu “Canon”.
Bạn đang xem: [Review] Đánh giá đèn flash rời Godox TT685C (dành cho máy ảnh Canon)
Như vậy, với cách đặt tên này thì dòng Godox TT685 lần lượt có tên gọi tương thích với từng hãng máy ảnh khác nhau là:
Godox TT685O (dành cho các dòng máy ảnh thương hiệu Olympus/Panasonic)
Godox TT685F (dành cho các dòng máy ảnh thương hiệu Fujifilm)
Godox TT685N (dành cho các dòng máy ảnh thương hiệu Nikon)
Godox TT685C (dành cho các dòng máy ảnh thương hiệu Canon)
Godox TT685S (dành cho các dòng máy ảnh thương hiệu Sony)
Về cơ bản thì tuy mã hiệu không giống nhau nhưng cấu hình là như nhau. Chỉ có một khác biệt nhỏ chính là ở bộ phận tiếp xúc với hot shoe của máy ảnh được thiết kế khác đi để phát huy được hết công dụng của đèn. Bạn có thể xem hình bên dưới để thấy rõ sự khác biệt ở từng loại:
Cầm trên tay chiếc đèn Godox TT685C, bạn sẽ có cảm nhận là đèn có độ hoàn thiện khá tốt, thiết kế chắc chắn và khỏe khoắn.
Xem thêm : Máy ảnh Medium Format là gì? Hình ảnh chụp từ máy ảnh Medium Format khủng cỡ nào ?
Mặt trước của đèn có bộ phận cảm biến hồng ngoại + 2 đèn LED nhỏ để giúp Godox TT685C xử lý được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh đó thì đèn còn sở hữu một cổng sạc ngoài được che bởi một lớp cao su.
Mặt sau thì có một màn hình LCD ma trận với kích thước vừa đủ để hiển thị thông số của đèn. Ngoài ra, mặt sau còn tích hợp nút nguồn (tắt/mở đèn) và một số nút chức năng để bạn có thể tùy chỉnh theo ý mình.
Cạnh bên phải của đèn TT685C là nơi chứa nguồn năng lượng chính cung cấp cho đèn, nơi mà bạn bỏ 4 viên pin AA để giúp đèn hoạt động.
Cuối cùng là cạnh trái, nơi mà nhà sản xuất tích hợp nhiều loại cổng kết nối khác nhau và được che chắn bởi một miếng cao su mỏng. Ở đây có 2 cổng phổ biến, thứ nhất là cổng usb để bạn dùng để cập nhật firmware, thứ hai là cổng hỗ trợ bạn kết nối khi đánh đèn off-camera.
Đầu đèn flash TT685C có thể xoay 360 độ, hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc đánh bounce flash.
3.Tính năng nổi bật
a. E-TTL
Với chức năng E-TTL được tích hợp thì việc chụp hình với đèn flash Godox TT685C của bạn sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Nói cách khác đây là một chức năng tự động của đèn flash, bạn chỉ cần canh bố cục và lấy nét, đèn TT685C sẽ tự tính toán khoảng cách, công suất để đảm bảo cho hình của bạn đủ sáng.
Tính năng này sẽ rất phù hợp với những ai mới làm quen với đèn flash, khi chụp trong môi trường ánh sáng phức tạp, cường độ sáng thay đổi liên tục.
b. Bền bỉ + Công suất lớn
Với 4 viên pin AA (loại 2500mA) thì đèn Godox TT685 có thể đánh khoảng 230 phát full công suất, khá thích hợp cho những bạn chụp ảnh dịch vụ cần sử dụng flash nhiều.
Bên cạnh đó, Godox TT685 còn sở hữu công suất cực mạnh với chỉ số GN60 (ngang ngửa với đèn chính hãng Canon Speedlite 600EX-RT). Điều này nghĩa là chúng ta có thể đánh đèn xa nhất tới 60m ở công suất lớn nhất của nó. Công suất này ở ISO 100 và tiêu cự 200mm đảm bảo cho đối tượng của bạn được chiếu sáng đúng cách.
c. HSS (High Speed Sync)
Đèn Godox TT685C có HSS (High Speed Sync) khả năng đồng bộ tốc độ cao lên đến 1/8000s. Tính năng này giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc điều chỉnh khẩu độ cũng như độ sâu trường ảnh khi sử dụng đèn flash.
d. Đồng bộ hóa màn trập sau
Với chế độ này, đèn flash Godox TT685C có thể bật sáng tại thời điểm cuối của quá trình phơi sáng, giúp người chụp có thể sáng tạo hơn trong những tấm hình của mình. Hãy xem ví dụ minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn về chế độ đồng bộ hóa màn trập sau (second curtain sync / rear curtain sync)
e. Kết nối vượt trội
Xem thêm : Các lens chụp ảnh đa dụng tốt trong tầm giá cho máy ảnh Crop và Fullframe
Sử dụng chuẩn kết nối không dây 2.4G, Godox TT685C có khả năng tryền tín hiệu lên đến 100m. Khi đánh off-camera, ngoài việc kết nối với đèn bằng chế độ slave, thì chúng ta còn có thể sử dụng trigger của hãng Godox là X1.
Thông thường, khi mua trigger chúng ta phải mua một bộ bao gồm cục phát (transmitter) và cục nhận (receiver). Tuy nhiên nếu như bạn mua trigger Godox X1 thì chỉ cần mua cục phát thôi vì bản thân đèn Godox TT685C đã tích hợp sẵn bộ nhận tín hiệu rồi, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng tiền kha khá đấy.
f. Tốc độ hồi đèn nhanh chóng
Tốc độ hồi đèn là một thông số khá quan trọng khi chọn mua đèn flash. Với Godox TT685C thì những con số đo lường được khá ấn tượng.
Khi test thực tế với công suất full power là 1/1 thì tốc độ hồi đèn khoảng 1.7 giây. Nếu hạ công suất xuống còn 1/2 thì tốc độ hồi đèn chỉ khoảng 0.5 giây.
Với tốc độ nhanh như vầy thì bạn hoàn toàn có thể tự tin khi chụp hình với đèn flash trong các sự kiện, tiệc cưới mà không sợ bỏ lỡ khoảnh khắc nào.
4. Kết luận
Có thể nói, đến thời điểm của bài viết này (nửa cuối năm 2020) thì Godox TT685C sở hữu gần như đầy đủ những công nghệ tiên tiến nhất dành cho một chiếc đèn flash speedlite nhưng lại có một mức giá quá tốt (tầm 1,9 triệu VND). Dù cho bạn chụp ảnh vì sở thích hoặc bạn đang là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì TT685C cũng có thể đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh đa dạng của bạn.
Vậy nếu như bạn có ý định tập chơi flash, muốn sở hữu một chiếc đèn nhỏ gọn với những tính năng tân tiến để luôn mang bên mình thì Godox TT685C là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Còn nếu như bạn chụp dịch vụ, cần sử dụng flash với cường độ cao thì có thể cân nhắc việc mua thêm pin dự phòng hoặc nâng hẳn lên chiếc đèn speedlite khác là Godox V860II (sử dụng pin Lithium-ion với thời lượng sử dụng nhiều hơn hẳn)
Chúc bạn có thật nhiều hình đẹp với đèn flash!
Nguồn hình ảnh: godox.com, openchinacart.com
Tổng hợp: pus.edu.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Đánh Giá Thiết Bị Máy Ảnh