Tất tần tật về các dòng máy ảnh, lens từ giá rẻ đến cao cấp của các hãng máy ảnh nổi tiếng
Xin chào các bạn, bài viết hôm nay mình sẽ nói đến toàn bộ thông tin liên quan đến máy ảnh và lens chụp ảnh thông dụng hiện nay được sử dụng nhiều của các hãng Canon, Nikon, Sony… Nguyên nhân vì sao mình viết bài nói về máy ảnh và lens mà không viết thêm các phụ kiện khác là vì một vài lý do sau: Như các bạn đã từng nghe, đã biết thì 3 yếu tố cơ bản trong nhiếp ảnh là ISO, Tốc độ màn trập và khẩu độ. Thì trong đó ISO và tốc độ là của Body (thân máy) và khẩu độ là của lens (ống kính). Ngoài ra còn có các yếu tố khác như độ nét, màu sắc… đề phụ thuộc vào thân máy và lens.
Ở bài viết này mình viết tách ra từng mục nhỏ đễ các bạn dễ theo dõi hơn. Và chúng ta sẽ có các danh mục chính như sau:
Bạn đang xem: Tất tần tật về các dòng máy ảnh, lens từ giá rẻ đến cao cấp của các hãng máy ảnh nổi tiếng
Nội Dung
1, Máy ảnh DSLR là gì, Máy ảnh Mirrorless là gì, Máy ảnh Compact là gì
Máy ảnh DSLR, Mirrorless hay PnS là những máy ảnh đều sử dụng cảm biến để xử lý hình ảnh và dùng thẻ nhớ để lưu trữ hình ảnh. Nhiều người không biết có thể dễ bị lừa rằng máy ảnh càng nhiều chấm (MPX) chụp ảnh càng đẹp. Và mình xin nói luôn ảnh đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào loại cảm biến máy ảnh đó sử dụng. Và các dòng máy ảnh cho người tập chụp toàn 21-24 MPX, và có nhiều dòng máy ảnh chuyên nghiệp chỉ khoảng 12Mpx như Nikon D700, Sony A7SII… Cũng như bên điện thoại các dòng Iphone thì số chấm ít hơn các hãng khác nhiều mà chụp ảnh không thua kém. Và bài viết hôm nay mình sẽ nói chi tiết cho các bạn về máy ảnh DSLR, Mirrorless, Pns.
1, Máy ảnh DSLR là gì ?
Chắc hẳn ở thời điểm hiện tại hiện nay, mỗi khi đi ra ngoài đường hay mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi, sự kiện… thì việc để thấy các máy ảnh to dài là điều không hề khó. Đó đa phần là những chiếc máy ảnh DSLR. Vậy máy ảnh DSLR là gì và có gì khác so với máy film SLR?
Nhiều người thường cãi nhau rằng máy DSLR là máy ảnh cơ nhưng thực tế nó không hẳn là máy ảnh cơ như SLR 35mm trên máy film vì nó có thêm chữ D là (Digital lưu ảnh bằng thẻ nhớ) gọi là máy ảnh kỹ thuật số bởi vì tên DSLR đã nói lên điều này.
Đầu tiên nhìn vào cái tên viết tắt ta có thể dịch ra nghĩa cơ bản đó là máy ảnh kỹ thuật số DSLR là “D (Digital) S (Singer) L (Lens) R (Reflex) “. Nếu dịch ra tiếng việt thì ta có thể nói dễ hiểu là phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số.
Cấu tạo của máy ảnh DSLR bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Ống kính (Lens) máy ảnh.
- Gương lật.
- Màn trập.
- Cảm biến hình ảnh (Sensor).
- Màn hình.
- Thấu kính hội tụ.
- Hệ thống gương ngũ giác.
- Ống ngắm trực tiếp (OVF).
Các hãng máy ảnh DSLR nổi tiếng gồm Canon, Nikon, Pentax…
2, Máy ảnh Mirrorless là gì ?
Các bạn biết tiếng anh nhìn qua cái là các bạn hiểu liền, hoặc các bạn search Google dịch sẽ ra. Nghĩa tiếng việt là Không Gương ( gương ở đây là gương lật).
Về cơ bản nó cũng giống như máy ảnh DSLR tuy nhiên có một số điều khác biệt đó là là DSLR có gương lật còn Mirrorless không có gương lật, Âm thanh chụp DSLR lớn hơn Mirrorless ( có thể chụp chế độ im lặng), bên DSLR ống ngắm cơ OVF còn Mirrorless là ống ngắm điện tử EVF ( Thực ra cũng là 1 màn hình thu nhỏ bằng kích thước ống ngắm máy ảnh DSLR). DSLR kích thước lớn hơn Mirrorless và pin chụp cũng “trâu” hơn. Chế độ chụp Live View (Nhìn qua màn hình không cần nhìn qua ống ngắm) của Mirrorless chụp nhanh và và hiệu quả hơn DSLR…
Các hãng máy ảnh Mirrorless nổi tiếng như Sony, Panasonic Lumix, Fujifilm, Canon, Nikon, Olympus…
3, Máy ảnh Compact (PnS)
Máy ảnh Compact là máy ảnh không thay thế được ống kính, hay còn được gọi là máy ảnh Point and Shoot hay máy ảnh du dịch vì tính nhỏ gọn và tiện lợi của nó, như các tên gọi của nó là giơ máy lên và chụp.
Các máy ảnh này cảm biến nhỏ hơn máy ảnh DSRL và Mirrorless rất nhiều và đa phần lớn hơn các camera của điện thoại. Kích thước trung bình của các máy ảnh này vào khoảng to bằng 1 cục sạc dự phong hay bằng 1/2 điện thoại 5 inch, và đa phần đều hỗ trợ zoom từ 5-20X. Có một số dòng máy compact siêu zoom có kích thước to như máy ảnh DSLR là dòng siêu zoom có thể 83X như Nikon P900. Cách tính zoom ở lens máy ảnh DSLR hay Mirrorless thì các bạn lấy tiêu cự dài nhất cho tiêu cự ngắn nhất bằng bao nhiêu lần thì nó từng đó lần. Ví dụ lens 18-270 thì lấy 270:18 = 15 vậy là vào khoảng 15X.
Các dòng máy ảnh compact của các hãng máy ảnh nổi tiếng như Sony Cybershot, Sony Rx, Nikon CoolPix, Casio,Fujifilm, Canon IXUS, Canon PowerShot…
Vậy máy ảnh DSLR và Mirrorless có bao nhiêu dòng máy khác nhau (tính theo kích thước cảm biến):
Theo mình được biết thì máy ảnh DSLR có 3 phân khúc cơ bản là dòng máy ảnh Crop ( Cảm biến APS), các dòng máy ảnh FullFrame và dòng máy ảnh Medium Format.
- Máy ảnh có cảm biến crop viết tắt là DX hay APS-C có kích thước cảm biến thường là 23.6×15.6mm và khi gắn ống kính vào máy ảnh crop thì tiêu cự sẽ nhân lên 1.5 hay 1.6 lần so với cảm biến fullframe và sẽ tùy vào hãng. Đa phần hãng nào cũng có sản xuất dòng máy ảnh này.
- Máy ảnh có cảm biến fullframe viết tắt là FX có kích thước 36 x 24 mm gần tương đương kích thước ảm film 35mm trên máy ảnh film ngày xưa và khi gắn lens ảnh sẽ không bị crop lên x1.5 hay 1.6 lần so với máy ảnh Dslr dòng crop. Hầu như các hãng nào cũng sản xuất máy ảnh FullFrame trừ Fujifilm.
Vậy máy ảnh FullFrame, crop là gì các bạn tham khảo bài viết Thế nào là máy ảnh Crop, Thế nào là máy ảnh FullFame. - Máy ảnh Medium Format có cảm biến lớn hơn khoảng 1,7 lần so với cảm biến chuẩn Fullframe nên sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn và cho hình ảnh sắc nét và đẹp hơn (điều này còn phụ thuộc vào ống kính nữa). Các hãng sản xuất máy ảnh cảm biến này như Fujifilm, Hasselblad, Phase One, Contax.
Các dòng máy ảnh Mirrorless sử dụng được các dòng lens MF của máy phim để sử dụng rất tốt mà giá lại rẻ. Chi tiết các bạn có thê tham khảo tại MayAnhCuSaiGon.Com hoặc mua các phụ kiện cần thiết và chất lượng cho máy ảnh online các bạn tại Shopee Phụ Kiện Ảnh nhé. Chúc các bạn có thể mua được lens ưng ý.
2, Hai hệ màu thông dụng trên máy ảnh
Hệ màu sRGB và Adobe RGB là 2 hệ màu hầu như đều có trên các dòng máy ảnh hiện nay. Và ứng dụng của mỗi hệ màu thế nào chúng ta cùng tìm hiểu:
sRGB: Phù hợp sử dụng để xem trên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… và trên các trang web của internet hay các trang mạng xã hội như Facebook, instgram…
- Adobe RGB: Dài màu rộng hơn sRGB và thiên về ám màu xanh lá cây nên phù hợp chụp các thể loại ảnh như phong cảnh nhiều cây xanh như công viên, rừng… Phù hợp sử dụng để in ấn đề cho màu sắc sâu và đậm, độ bão hòa tốt hơn so với sRGB.
( Đây là khi dùng trên File JPG, còn file RAW thì các bạn setup thế nào cũng được).
3, Các phân khúc máy ảnh DSLR, Mirrorless
Máy ảnh được chia ra các phân khúc khác nhau và được định hướng cho đối tượng sử dụng khác nhau. Trong đó được chia thành 4 phân khúc như sau, bài viết viết này mình chỉ giới thiệu 3 hãng máy ảnh được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam:
1, Dòng máy ảnh cho người tập chơi
Các hãng sản xuất máy ảnh định hướng cho những bạn từ chụp ảnh điện thoại mới bắt đầu làm quen với máy ảnh. Và một số Model đại diện cho phân khúc này như Canon 1200D, Canon 1000D, Canon M10, Nikon D3100, Nikon D3200, Nikon J1, Nikon J2, Sony Nex 3, Nex 5, A33, A35… Và các dòng máy ảnh này kèm lens KIT (Thường là 18-55, 16-50…) giá giao động từ 10 triệu đổ lại ( máy mới 100%).
2, Dòng máy ảnh phân khúc bán chuyên tầm trung
Nếu mình lấy hãng canon làm ví dụ để nói đến phân khúc này thì phân khúc bán chuyên này có dòng 3 số và 2 số. Phân khúc này nhiều anh em mua máy để Backup, quay phim, làm nghề ở mấy show nhẹ nhàng, chụp chân dung teen giá rẻ…
- Ở dòng 3 số Canon có các dòng máy ảnh như Canon 700D, 750D, 760D và tương đương thì Nikon có Nikon D5200, Nikon D5300, Sony có Sony A57, Sony A58, Sony Nex 6, Sony Nex7 và giá giao động đa phần từ 15 triệu đổ xuống (máy mới 100%).
- Ở phần khúc 2 số Canon có Canon 70D, Canon 80D, Canon 77D, tương đương thì Nikon có Nikon D7100, Nikon D7200, Sony có Sony A77, Sony A77 Mark 2, Sony A6300, Sony A6500…
( Ngoài ra có ngoại lệ dòng canon 7D, 7D2, Nikon D300/D300S, D500) là dòng Crop cao cấp).
3, Dòng máy chuyên nghiệp
Ở phân khúc máy chuyên nghiệp đa phần anh em mua để sử dụng với mục đích làm dịch vụ rất là nhiều trong đó có 2 phân khúc chính
* Mẹo (Các dòng máy ảnh canon 1 số đều là máy ảnh FullFrame ví dụ 6D, 5D3… ngoại trừ Canon 7D và Các dòng máy ảnh Nikon 3 số đều là máy ảnh FullFrame ví dụ Nikon D610, Nikon D800 ngoại trừ D300/D300s và D500).
- Ở dòng 1 số FullFrame giá rẻ nhất Canon có các dòng máy ảnh FullFrame giá rẻ là Canon 6D, tương tự Nikon có D600/D610, Sony có A900, A850, A7,A7II…
- Ở dòng 1 số tầm trung Canon có 5D Mark III, 5D Mark IV, Canon 5DsR, Canon EOS R, EOS RP,Nikon Z7, Nikon Z7, Nikon có D750, Nikon D810, Nikon D850, Sony có A7RII, A7R IV.
4, Dòng máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp
Ở phân khúc này đa phần là những người có điều kiện vì giá máy trên dưới 100 triệu.
Với phân khúc này Canon có 1DX, 1DX Mark II, Nikon Có D4S, Nikon D5, Sony có a9.
( Sở dĩ mình không được hãng Fujiflm vào mục này mặc dù cũng thông dụng ở thời điểm hiện tại là vì hãng Fujifilm chỉ sản xuất máy ảnh cảm biến Crop rồi lên thẳng Medium Format và bỏ qua, không sản xuất các dòng máy cảm biến FullFrame ).
4, Các dòng máy ảnh chụp thể thao, chim cò
Một số dòng máy ảnh chụp các thể loại ảnh như thể thao, hành động hay chim cò thường phải có những yếu tố như bền bỉ, tốc độ chụp nhanh thường là 1/8000s, lấy nét khỏe và nhanh, chụp liên tiếp tốt.
Thường mình vẫn thấy nhiều người sử dụng dòng máy Crop để hệ số tiêu cự nhân lên dễ tiếp cận đối tượng hơn. Một số đại diện tiêu biểu như Canon 7D, 7D mark 2, Nikon D300S, Nikon D500, Sony A77 Mark2. Và các dòng máy Fullframe cao cấp như Canon 1Dx, Nikon D5, Sony A9… (Dĩ nhiên là máy nào cũng chụp được thể loại này, tuy nhiên 1 số dòng mình nếu sẽ có nhiều điểm nổi bật hơn).
5, Các dòng máy chụp ảnh quảng cáo
Ảnh quảng cáo thông thường được sử dụng các dòng máy cao cấp nhất có thể, tùy vào điều kiện kinh tế và giá trị của show đó mà người chụp sẽ lựa chọn cầm máy ảnh nào để chụp như Canon 1Dx, Nikon D4s, D5, Sony A9, Canon 5D3, Nikon D850, Sony A7III….
Tuy nhiên một số trường hợp chụp ảnh quảng cáo để in kích thước rất lớn để làm Bảng quảng cáo, bảng hiệu hay Banner ngoài trời thì người chụp thường sử dụng các dòng máy có độ phân giải cao. Và mỗi hãng máy ảnh đều sản xuất 1 dòng máy này. Trong đó canon có 5DS/5DSR với 50.6 MPX, Nikon D850 với 45.7 MPX, Sony A7R IV với 61 MPX.
6, Các dòng máy ảnh quay phim tốt nhất
Hiện nay các dòng máy ảnh được các hãng bổ sung rất nhiều tính năng quay phim như chống rung, chất lượng 4K… đặc biệt là nhỏ nhẹ và chất lượng cao không phải cồng kềnh vất vả khi mỗi lần vận chuyền, di chuyển như trước đây.
Một số dòng máy ảnh quay phim tốt hiện nay của các hãng: Canon có 70D, 80D, EOS R, EOS RP, Nikon Có D7100, D7200, Z6, Z7, Sony A6300, A6400, A6500,A7iii, A7SII…
7, Các dòng máy ảnh làm dịch vụ
Các dòng máy ảnh được sử dụng làm dịch vụ nhiều hiện nay, làm dịch vụ ở đây là làm dịch vụ nghiêm túc các lĩnh vực như ảnh cưới, kỷ yếu, tiệc, event, sự kiện, sản phẩm, thời trang… và là nghề luôn chứ không phải lâu lâu chọc vào một bữa.
Thông thường ở lĩnh vực này các dòng máy sử dụng toàn là máy ảnh Fullframe và một số dòng máy ảnh đại diện như Canon có 6D, 6D Mark2, Canon 5D2, Canon 5D3, Canon 5DS, Canon 5DSR, Canon EOS R, EOS RP, Nikon có D700, D600, D610, D750, D800, D810, D850, D3S, D4, D4S…
Dịch vụ tiệc tùng thường đi kèm tiêu cự lens 24-70 hay 24-105 rất ổn
8, Các chế độ chụp ảnh cơ bản
Ở một chiếc máy ảnh DSLR hay Mirrorless đều có chung một số chế độ chụp như Tự động (auto), ưu tiên khẩu độ (AV) ưu tiên tốc độ (TV), Chế độ chỉnh tay hoàn toàn Manual (M).
1, Đầu tiên đó là chế độ Auto
Hiện nay việc sở hữu một chiếc máy ảnh là một việc khá dễ dàng, giá cả cũng rất dễ chịu, và đặc biệt là các máy ảnh cũ đã qua sử dụng. Đối với nhiều người mới thì đôi khi việc chọn chế độ chụp ảnh khá là khó khăn vì thói quen dùng smartphone hay máy ảnh PowerShot chỉ giơ máy lên và chụp nên khi sử dụng máy ảnh ống kính rời có chút khác biệt, và dĩ nhiên là máy ảnh DSLR cũng có chế độ giơ lên máy lên và chụp như các dòng máy ảnh PowerShot hay smartphone thôi. Vậy với máy ảnh DSLR hay Mirrorless nó có những chế độ nào nữa và khác gì so với các máy ảnh du lịch, Smartphone chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Chế độ tự động thường ký hiệu là A+, chữ i và biểu tượng máy ảnh hoặc chữ Auto và có màu xanh lá cây khác với màu các chế độ chụp còn lại. Đối với chế độ này, nó sẽ giống như máy ảnh du lịch hay smartphone thôi, bạn chỉ cần giơ máy lên để cho máy tính toán các thông số và bấm nút chụp thôi, chế độ này rất tiện lợi và bắt được các khoảnh khắc gấp vì ta không cần điều chỉnh nhiều đặc biệt đối với người chụp không chuyên. Với chế độ này một người không chuyên có thể sử dụng dễ dàng vì không cần quan tâm các thông số như khẩu độ, tốc độ màn trập cũng như ISO nữa mà tự máy tính toán thực hiện hết, bạn chỉ cần giơ lên lấy nét và chụp thôi, nhưng bạn cần chú ý là vì chế độ tự động nếu chụp thiếu sáng như ban đêm hình dễ bị rung vì máy có thể tính toán sai và cho tốc độ chụp khá thấp dẫn đến hình ảnh bị rung và nhòe. Vì vậy các bạn cần tìm hiểu thêm các chế độ tiếp theo nhé.
2, Chế độ ưu tiên khẩu độ.
Chế độ này với máy ảnh Canon ký hiệu là Av, Nikon và Sony ký hiệu là A, và chế độ này người dùng có thể điều chỉnh khẩu độ của ống kính còn các thông số còn lại như tốc độ, ISO máy ảnh sẽ tự tính toán và xử lý, chế độ này thường được sử dụng nhiều kể cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Thường được sử dụng khi chụp chân dung hay chụp sự kiện, tiệc tùng với khoảnh khắc nhanh và ít khi lặp lại lần 2, đôi bạn sử dụng chế độ chỉnh tay hoàn toàn (chế độ M) thì đôi khi bận thiết lập thông số mà bạn vô tình sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp mà có thể nó sẽ không quay trở lại nữa.
3, Chế độ ưu tiên tốc độ chụp.
Chế độ này ký hiệu trên máy ảnh Canon là Tv còn trên máy ảnh Nikon và Sony là S (S là viết tắt của từ Speed). Chế độ này cho phép bạn điều chỉnh được tốc độ màn trập của máy ảnh, còn các thông số còn lại như độ nhạy sáng ISO, khẩu độ của ống kính sẽ do máy tự tính toán và điều chỉnh. Chế độ này thích hợp cho các trường hợp chụp thể thao cũng như các hoạt động chuyển động nhanh, động vật hoang dã, chống mờ hình ảnh do rung làm nhòe ảnh do tốc độ chậm.
4, Chế độ chỉnh tay hoàn toàn.
Chế độ này ký hiệu là M (M là viết tắt của từ Manual) cho phép bạn tùy chỉnh toàn bộ các thông số của máy như khẩu độ, ISO, tốc độ màn trập. Cả 3 yếu tố này luôn liên quan mật thiết với nhau, một thông số giảm thì 1 trong 2 thông số còn lại sẽ tăng lên hoặc giảm xuống để bù lại cho cân bằng. Chế độ chụp này thường dùng cho những người đã hiểu biết và chuyên nghiệp, đã nắm hết các thông số của máy ảnh và đặc biệt dành cho ai yêu thích thể loại phơi sáng. Chế độ chụp này thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như các Studio ảnh cưới sử dụng để tạo ra nhiều hiệu ứng đẹp mắt.
5, Chế độ chụp bán tự động.
Chế độ bán tự động ký hiệu là P, nó cho phép bạn điều chỉnh một vài thông số cơ bản trên máy ảnh và cũng tương tự như chế độ chụp auto. Với chế độ chụp này người dùng không cần trực tiếp tác động lên các thông số của máy ảnh như khẩu độ hay tốc độ của máy ảnh mà chỉ có thể điều chỉnh được ISO. Chế độ này dành cho người mới học chụp ảnh.
Với các chế độ chụp ảnh này đối với người mới tập chụp ảnh thì nên sử dụng chế độ Auto và chế độ P, người chuyên nghiệp hơn xíu nên sử dụng các chế độ chụp còn lại nhằm kiểm soát toàn bộ thông số của máy ảnh để tạo ra những bức ảnh ưng ý nhất.
9, Pin máy ảnh chính hãng và pin For
Trong quá trình sử dụng nhiều khi bạn cần mua một vài viên pin máy ảnh dư phòng, có thể bạn mua pin mới chính hãng thì không nói, nếu bạn mua pin cũ thì nên để ý mức pin còn lại, ngoại hình và còn sử dụng tốt không. Nếu mua pin for thì nên vào google hay các forum, groups để tìm hiểu ưu điểm nhược điểm của các loại pin đó.
Pin chính hãng là pin được chính hãng máy ảnh đó sản xuất, ví dụ Canon thì có pin Canon, Nikon thì có pin Nikon, Sony thì có pin Sony…
- Ngoài pin chính hãng thì còn có pin của hãng khác sản xuất cho hãng máy ảnh đó ( Thường gọi là pin For), các hãng pin For nổi tiếng có Pisen, Wasabi, Kingma… Và thường gọi là “Pin tên hãng đó” + “For hãng được sản xuất” Ví dụ “pin Pinsen For Canon”… “Pin Wasabi For Sony”…
10, Lens là gì, lens KIT là gì ?
Theo mình được biết thì định nghĩa đúng nhất của lens KIT là khi “đập hộp” một máy ảnh mới, nếu bán kèm một ống kính nào đó theo máy thì lens đó sẽ gọi là lens KIT. Ví dụ khi bạn mua máy ảnh Canon 700D khi mở hộp trong đó gồm ống kính 18-55F/3.5-5.6 thì có thể nói đó lens đó là lens KIT của Canon 700D. Hay lens 55-250F/4-5.6 bán kèm với Body Canon 7D thì ống kính 55-250 sẽ gọi là KIT của 7D ở thị trường nó đang được bán ra. Ví dụ nữa Canon 5D3 khi bán có thể kèm 24-105L thì 24-105 là lens KIT nhưng ở đây là KIT của dòng Fullframe nên người ta hay đùa là KIT cao cấp.
Như các bạn đã biết khi bạn đi mua máy ảnh dù mới hay cũ thì người bán sẽ hỏi bạn là có mua kèm theo lens KIT hay không, hay là chỉ mua mỗi thân máy tripod thôi.
Xem thêm : Nên mua lens 85F1.8 hay 70-200F4
Theo như mình được biết thì hầu hết mọi người đều nghĩ lens kit là lens có các tiêu cự 18-55F/3.5-5.6 hay 24-105F/4 hay các lens tiêu cự tương đương như 16-50F/3.5-5.6 hoặc 24-120F/4. Và thường lens KIT là 1 lens Zoom khẩu bé.
11, Các tiêu cự lens máy ảnh
Ống kính máy ảnh (lens) sẽ chia thành các tiêu cự như sau:
- Lens góc siêu rộng: Có khoảng tiêu cự nhỏ hơn 21mm (mục đích để chụp thể loại ảnh kiến trúc hay phong cảnh, trong đó lens Fisheye có hiệu ứng mắt cá khá đẹp.)
Lens góc rộng: Tiêu cự nằm trong khoảng 21-35mm ( mục đích để chụp ảnh phong cảnh thiên nhiên…)
- Lens tiêu cự tiêu chuẩn : Tiêu cự nằm trong khoảng từ 35-70mm ( mục đích thường để chụp đường phố, hay hình ảnh tư liệu, hay chụp chân dung ở những nơi không gian hẹp…)
- Lens tele trung trung bình: Có khoảng tiêu cự nằm trong khoảng 70-135mm (mục đích chủ yếu là chụp chân dung có hiệu ứng xóa phông khá đẹp.)
- Lens tele tầm xa: Khoảng tiêu cự nằm thường trong khoảng 135-500mm và có thể dài hơn (mục đích là chụp thể thao chụp những đối tượng ở xa như chim trời hay động vật hoang dã ngoài thiên nhiên mà không cần tiến lại gần, v.v…)
* Chú ý: Các tiêu cự này thường lấy theo tiêu chuẩn của máy FullFrame trên máy ảnh toàn khổ 35mm. Ứng với trên các dòng máy Crop thì lấy tiêu cự này nhân cho hệ số Crop là 1.3, 1.5 hay 1.6….
* Một ống kính có tiêu cự 50mm sẽ có trường nhìn là 47 độ đối với một máy ảnh full-frame. Trường nhìn này có tầm nhìn tương đương với mắt người. Nhưng khi bạn gắn lens này trên máy ảnh Crop thì bạn sẽ phải nhân lên với hệ số Crop của nó, ở đây 50mm nhân với máy ảnh có hệ số crop là 1.6 thì nó sẽ tương đương 80mm trên máy FullFrame, và nó sẽ trở thành một ống kính tele tầm trung.
Về các nhu cầu phổ biến hiện nay thì mình chia gọn thành 3 loại tiêu cự như sau:
1. Lens góc rộng.
Các ống kính có trường nhìn nếu rộng hơn 63 độ thì đó là lens góc rộng. Nó thường là các lens có tiêu cự 35mm và có thể ngắn hơn trên máy ảnh Fullframe. Lens góc rộng có 2 đặc điểm tác động.
- Góc nhìn rộng thì có nghĩa là bạ di chuyển tới thật gần chủ đề mà bạn muốn chụp để đưa chủ thể vào khung hình của bạn. Nếu lens của bạn không có zoom thì bạn phải di chuyển bằng chân nhiều khi nó hơi bất tiện. Thường thì tiêu cự ngắn thì độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ dày nên sẽ lấy nhiều chi tiết cả chủ thể lẫn hậu cảnh, xóa phông không nhiều.
- Các lens góc rộng thường sẽ có độ sâu trường ảnh tốt hơn các lens có tiêu cự tele hay trung bình ở bất kỳ thiết lập khẩu độ nào đi nữa.
Khi hai yếu tố này hợp lại thì sẽ làm cho ống kính góc rộng thu nạp được thêm hình ảnh hơn vào khung hình của bạn. Bạn đưa được nhiều yếu tố hậu cảnh hơn vào bức hình vì DOF dày phần hậu kỳ đỡ bị xóa mờ. Phần hậu cảnh sẽ được lấy nét tốt hơn nhiều so với các tiêu cự dài hơn khi bạn sử dụng. Nó giúp nhấn mạnh được các đường nét, và tạo ra cảm giác tuyệt vời hơn về độ sâu của trường ảnh mà khi bạn chụp ở các khoảng tiêu cự dài hơn không thể làm được.
Các bạn chú ý chỉ cần thay đổi một chút thôi về khoảng tiêu cự thì cũng sẽ tạo nên điểm khác biệt của khung hình Và nhược điểm của lens góc rộng là khi các lens góc rộng thu nạp được nhiều hậu cảnh vô tình nó sẽ tạo ra cảm giác thấy rối mắt mất tập trung vì dư thừa quá nhiều chi tiết thừa. Vì vậy bạn nhớ cần khắc phục và lựa chọn đúng mục đích sử dụng của lens góc rộng, ở những nơi có phong cảnh đẹp bạn có thể dùng lens này để lấy hậu cảnh phía sau. Các lens góc rộng phổ biến như 16-35mm, 24mm, 28mm, 16mm…
2. Lens tiêu chuẩn.
Các lens thông thường sẽ có góc nhìn khoảng 55 độ, nó giữ vị trí trung bình và nằm ở khoảng giữa so với lens góc rộng và lens tele. Nó không cho hình ảnh với góc nhìn lạ và ấn tượng so với lens góc rộng, và cũng không tạo ra hiệu ứng xóa phông mượt mà để loại trừ hậu cảnh phía sau chủ thể đến mức giống như lens tele.
Nếu bạn đang sở hữu một lens ở tiêu cự này và có khẩu độ lớn và bạn muốn xóa phông mù mịt như lens tele thì chỉ có một cách là mở khẩu tối đa và tiến sát chủ thể đến một mức mà vẫn có thể lấy nét được, thường thì chụp ở phần đầu và bán thân. Tuy vậy, việc lấy nét cũng khá khó khăn vì nếu quá gần thì bạn phải thường xuyên lùi lại để có thể lấy được nét. Các lens tiêu chuẩn phổ biến như 40F2.8, 50F1.8, 50F1.4, 60F2.8…
3. Lens tele
- Lens tele là lens mà sẽ có góc nhìn nằm ở khoảng 30 độ và có thể thấp hơn, nó sẽ tương đương với khoảng tiêu cự 85mm và có thể dài hơn đối với máy ảnh Fullframe, hay lens 50mm trên máy ảnh dòng Crop.
- Lens tele thường sẽ thu lại góc nhìn và sẽ khiến chủ thể tiến lại gần bạn hơn so với lens tầm trung. Vì thế nếu muốn chụp chân dung toàn thân nhiều khi bạn phải đứng ở một khoảng cách khá xa. Vì lens tele xóa phông mạnh nên khi chủ đề tiến vào khung hình của bạn thì hầu như bạn sẽ không còn nhìn thấy hậu cảnh ở đâu nữa. Và chúng sẽ khiến hậu cảnh ra khỏi vùng lấy nét nếu như bạn sử dụng khẩu lớn. Các lens Tele phổ biến như 85F1.8, 135F2, 200F2.8…
Tóm lại, việc nắm và hiểu rõ về góc nhìn của các tiêu cự trên máy ảnh sẽ giúp cho bạn nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình để tạo ra các bức ảnh mang lại kỷ niệm hay niềm vui. Và sẽ giúp bạn biết dùng lens tiêu cự nào trong trường hợp nào và hợp với máy ảnh nào (FullFrame hay Crop).
12, Các lens chụp ảnh chân dung
Nói về lens chân dung thì lens nào cũng chụp được tuy nhiên mình chỉ nhấn mạnh vào 2 mục đích chính đó là chụp ảnh chân dung xóa phông, chụp ảnh chân dung xóa phông và chụp ảnh chân dung ở không gian hẹp, trong nhà…
- Chụp ảnh chân dung xóa phông, để tìm hiểu thể loại này các bạn tham khảo bài viết Chụp ảnh xóa phông phụ thuộc vào yếu tố nào. Ảnh xóa phông phụ thuộc vào 4 yếu tố, tuy nhiên 2 yếu tố do thiết bị là Khẩu độ và tiêu cự, những lens tiêu cự càng dài và khẩu càng lớn xóa phông càng manh, ví dụ lens Tele 85F1.8, 70-200F2.8, 135F2…
- Chụp ảnh Chân dung lấy cảnh ( Thường là ảnh album cưới ngoại cảnh, ảnh kỷ yếu..) Sẽ dùng các ống kính tiêu cự ngắn (lens Wide) như 16-35, 24mm, 16mm, 14-24…
- Chụp ảnh trong phòng nhỏ ánh sáng yếu cần lens tiêu cự trung bình và khẩu lớn như 35F1.4, 50F1.4, 35F1,8, 50F1.8, 50F1.2…
13, Các lens chụp ảnh phong cảnh
Cũng như lens chụp ảnh chân dung thì lens nào chụp phong cảnh cũng được, tuy nhiên thường sẽ gặp các lens góc rộng hoặc 1 số lens tele zoom ví dụ như 16mm, 11mm, 16-35, 14-24… còn lens tele zoom như 70-200, 75-300… ( Lens tiêu cự dài chụp phong cảnh các khung cảnh như chụp tàu thuyền ở biển ngoài khơi xa, lên núi chụp núi này qua núi kia khoảng cách xa…
Nhiều ban mặc định phong cảnh là lens góc rộng, tele không chụp được ảnh phong cảnh là sai nhé).
14, Các lens chụp thể thao, chim cò, hành động
Các lens chụp ảnh thể thao, chim cỏ hay hành động thường là các lens Super tele có tiêu cự rất dài có thể là lens Fix hoặc lens zoom.
Một vài lens giá rẻ như 75-300F4-5.6, 100-300F4-5.6… Ngoài ra các lens cao cấp hơn như 300F2.8, 70-200F2.8, 100-400, 400F2.8, 150-600…
15, Các lens chụp ảnh côn trùng, hóa lá, Macro, sản phẩm
Để chụp các thể loại ảnh như côn trùng, hoa lá, sản phẩm đẹp bạn nên dùng các loại lens tele có tiêu cự dài nhằm tránh ảnh bị méo ( thường lens góc rộng sẽ bị méo, thứ 2 là khi chụp có xóa phông làm nổi bật chủ thể cần nhấn mạnh.
Và các lens chuyên chụp các thể loại này là các lens Macro và các lens có hỗ trợ macro. ( Macro là thể loại chụp ảnh mà máy ảnh có thể tiếp cập sát đối tượng tượng, lấy nét gần hơn các lens bình thường). Một số lens chụp ảnh côn trùng, hoa lá, sản phẩm, macro, đồ ăn như 100F2.8 Macro, 105F2.8 Macro, 60F2.8 Macro, 90F2.8 Macro, 30F2.8 Macro…. và các lens có hỗ trợ macro như 24-70F2.8, 24-70F4 của Canon… Các lens tele như 85F1.8, 135F2…
16, Các lens chụp ảnh đa dụng sự kiện, tiệc, event
Các lens chụp ảnh sự kiện, event thường là những lens zoom đa dụng có tiêu cự góc rộng, chuẩn và có thể tele nhằm chụp có thể loại ảnh tập thể đông người, ít người hoặc chụp cận cảnh để fix cận, những lens này gọi là đa dụng vì có thể chụp được các thể loại cảnh cơ bản như có thể chụp góc rộng lấy nhiều cảnh hay chụp cận cảnh…
Các lens phổ biến trên Fullframe có 24-70, 24-105, 24-120, 17-40, 28-75… Các lens trên Crop như 17-50, 16-50, 17-55, 18-35…
17, Các lens MF (Manual Focus) xoay tay tốt
Với lens MF (Manual Focus) có thể xa lạ với khá là nhiều người, vì đây là các dòng lens lấy nét bằng cách xoay tay như các lens máy ảnh Film thời xưa như Minolta, Canon FD, Nikon AI, Pentacon…mà ngày nay một số hãng vẫn còn một số hãng sản xuất lens MF như Samyang, CarlZeiss…
Một số lens MF chụp ảnh đẹp hiện nay được sử dụng nhiều như Pentacon 135F2.8, Minolta MD 50F1.7, Helios 58F2. Pentacon 50F1.8, Carl Zeiss 35F2.4, Samyang 85F1.4, Jupiter-11 135 F4,Rokinon 14 F2.8… Các lens MF thường rất bền và có độ tuổi hàng chục năm, rất nặng vì chế tạo từ thép nên rất bền bỉ theo thời gian.
Các dòng máy ảnh Mirrorless và DSLR hiện nay sử dụng được các dòng lens MF của máy phim để sử dụng rất tốt mà giá lại rẻ chỉ cần mua ngàm chuyển chỉ 100-200 nghìn đồng. Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại MayAnhCuSaiGon.Com hoặc mua các phụ kiện cần thiết và chất lượng cho máy ảnh online các bạn tại Shopee Phụ Kiện Ảnh nhé. Chúc các bạn có thể mua được lens ưng ý.
18, Các ký hiệu trên lens máy ảnh
Một vài ký hiệu thông dụng trên các lens máy ảnh hiện nay.
1, Đầu tiên về các dòng lens cao cấp của mỗi hãng
-Canon có L (Luxury)
-Nikon có N (Nano)
-Sony có G (Gold) và và hợp hãng thứ 3 là CZ (Carlzeiss)
-Sigma có ký hiệu EX
-Tamron có ký hiệu SP
-Tokina có ký hiệu ATX
2, Chức năng lấy nét siêu thanh của mỗi hãng ký hiệu như sau
-Canon ký hiệu là USM
-Nikon ký hiệu là AF-S hoặc AWM
-Sony ký hiệu là SSM
-Sigma ký hiệu là HSM
-Tamron ký hiệu là USD
-Tokina ký hiệu là IF-S
3, Chức năng chống rung
-Canon ký hiệu là IS
-Nikon ký hiệu là VR
-Sony thường chống rung trên body và mới đây có ký hiệu là OSS
-Sigma ký hiệu là OS
-Tamron ký hiệu là VC
4, Ký hiệu chất liệu sử dụng làm tán xạ ánh sáng trong ống kính
-Cả canon nikon và sony sử dụng ký hiệu là ED
-Sigma ký hiệu là APO
-Tamron ký hiệu là LD
-Tokina ký hiệu là SD
5, Ký hiệu lens dùng cho dòng máy fullframe của mỗi hãng
-Canon có ký hiệu EF
-Nikon có ký hiệu FX
-Sony không có ký hiệu gì trừ các dòng DT cho crop
-Sigma ký hiệu là DG
-Tamron ký hiệu là Di
-Tokina ký hiệu là FX
6, Ký hiệu cho các lens dùng cho các dòng máy Crop của mỗi hãng
Xem thêm : Hướng dẫn cách đánh đèn flash hiệu quả
-Canon có ký hiệu là EF-S
-Nikon có hiệu là DX
-Sony có hiệu là DT
-Sigma ký hiệu là DC
-Tamron ký hiệu là Di-II
-Tokina ký hiệu là DX
Ví dụ có một lens có dòng chữ Nikkor AF-S 16-35mm 1:4 ED N thì đây là ống kính dùng cho Fullframe của Nikon. Dĩ nhiên là sẽ dùng được cho dòng Crop luôn và ngược lại ống kính crop dùng trên fullframe sẽ bị tối 4 góc. Lens này có tiêu cự là nhỏ nhất là 16mm và lớn nhất là 35mm, đây là lens zoom với khẩu độ mở của ống kính tối đa là F/4 và có lớp tráng ED dòng Cao cấp N (Nano).
Sau đây là một vài ký hiệu cơ bản:
-ED – Là chữ viết tắt của cụm từ Extra Low Dispersion. Chức năng làm giảm hiện tượng tán sắc ánh sáng cho hình ảnh để có chất lượng cao nhất, đặc biệt ở ở khẩu độ rộng.
-IF – Là chữ viết tắt của cụm từ Internal focus . Lens này có motor lấy nét chạy lui tới trong thân của ống kính vì thế mọi chuyển động của những thấu kính sẽ được thực hiện luôn ở bên trong thân của ống kính.
-AF là chữ viết tắt của cụm Auto Focus là ống kính có chức năng lấy nét không cần xoay tay như lens MF máy film cũ.
-MF là lens lấy nét hoàn tòa bằng bằng tay ký hiệu của cụm từ Manual Focus trên máy film xưa hay thấy. Ngày nay vẫn được sản xuất có thương hiệu CarlZeiss và samyang…
-S : Nó thể hiện sự có mặt của motor Silent Wave là chữ viết tắt của từ Silent, lens có ký hiệu này chuyển động rất êm và đặc biệt tiếng chuyển động cực nhỏ, tiếng ồn khó nghe thấy.
DC – Là ống kính đặc biệt của hãng Nikon nó là chữ viết tắt của cụm từ Defocus image Control Người dùng có thể điều chỉnh được chế độ mờ của hình ảnh, trước và sau đối tượng khi đã lấy nét, bằng cách điều chỉnh vòng DC trên ống kính. Nó rất phù hợp với thể loại chân dung nghệ thuật, ống kính Nikon 135F2 DC có ký hiệu này.
VR – Là công nghệ chống rung trên ống kính Nikon với chữ viết tắt của cụm từ Vibration Reduction , Tác chụp của nó khi chụp không có chân máy khi ở trường hợp thiếu sáng hoặc tốc độ chụp thấp.
(*) Ngoài ra còn một vài thuật ngữ riêng cho ống kính SIGMA:
-EX : tương tự như chữ L của ống kính Canon hay N của nikon là viết tắt của từ Excellence. Được sản xuất với chất liệu cao cấp và các thấu kính có chất lượng cao nhất. ký hiệu EX cũng được ghi bên ngoài ống kính nhằm phân biệt với các loại khác của hãng.
-DG : Là loại ống kính tương thích cho Máy DSLR cả Fullframe lẫn crop. Công dụng nhằm giả m phản xạ lên ống kính giúp ra hình ảnh đẹp nhất.
-DC : Là loại ống kính chỉ dùng cho máy DSLR dòng crop. Nó nhẹ hơn ống kính DG và dùng trên máy fullframe sẽ bị tối 4 góc.
-ASP: Ống kính sử dụng thấu kính phi cầu (Aspherical lens), vì thế nó có cấu trúc nhỏ gọn hơn nhiều so với các loại thông thường.
-APO: có tác dụng tiêu sắc, có dùng thành phần thấu kính tán sắc thấp nhằm giảm hiện tượng sắc sai khi ánh sáng vào ống kính.
-OS: Tính năng chống rung trên lens viết tắt của dòng chữ Optical Stabilizer. Cũng giống ký hiệu IS của Canon và VR trên Nikon.
-HSM: Động cơ siêu âm lấy nét êm cũng nó giống động cơ USM trên lens Canon. Nó dùng để điều chỉnh chức năng lấy nét tự động có ở trên ống kính.
19, Lens Zoom và lens Fix
Các loại lens hiện nay ngoài phân theo tiêu cự như mục thứ 11 thì ngoài ra còn phân theo các tính năng ví dụ như :
- Lens Fix (Prime) lens có tiêu cự cố định không thay đổi được tiêu cự, ví dụ 85F/1.8…
- Lens Zoom là lens có thể thay đổi tiêu cự ví dụ 18-15F/3.5-5.6…
- Lens Zoom một khẩu là lens có thể thay đổi được tiêu cự và khẩu lớn nhất không thay đổi khi zoom trong các khoảng tiêu cự đó, ví dụ lens 24-70F2.8…
- Lens Zoom phù hợp chụp đa dụng như cưới hỏi, event, tiệc cưới….
- Lens Fix phù hợp chụp ảnh chân dung, chụp ảnh cần độ nét cao…
20, Tư vấn mua máy ảnh theo giá tiền và mục đích sử dụng
Là một người mới chơi ảnh, việc mua máy ảnh để chiếc máy ảnh ngon bổ rẻ và đúng nhu cầu sử dụng hợp túi tiền là việc quá tuyệt vời mà ai cũng mong muốn. Vì vậy hôm nay mình sẽ tư vấn cho các bạn một vài dòng máy ảnh ngon bổ rẻ theo mức giá máy cũ được bán ở các shop, diễn đàn…(Giá này mình lấy vào mốc tháng 10/2019, và mức rớt giá các bạn tính mỗi năm giảm 15%).
I, Máy ảnh cũ dưới 3 triệu đồng
Ở mức giá khoảng 3 triệu đồng các bạn có thể tìm các dòng máy ảnh cũ như Canon 350D, 400D, 450D, 500D, 40D… Nikon D3200,Nikon D90, Nikon D300, Sony A33, Sony A35, Sony nex 3, Nex 3N, Nex 5, Nikon J1, Nikon J2,…
II/ Máy ảnh cũ giá dưới 5 triệu đồng
Với 5 triệu đồng bạn cũng có thể mua cho mình những chiếc máy ảnh cũ chụp ảnh đẹp rất ưng ý phù hợp nhu cầu. Bạn có thể tham khảo các dòng máy cũ như Canon 600D, Canon 550D, Canon M10, Nikon D5200, Sony Nex 5N, Sony Nex 5R, Sony Nex 5T…
III/ Máy ảnh cũ giá từ 5-10 triệu đồng
Với 5-10 triệu đồng bạn có thể tham khảo các dòng máy cũ như Canon 700D, Canon 60D, Canon 70D, Canon 7D, Nikon D7000, Nikon D5500, Sony A6000, Sony Nex 7, Sony A77, Canon 5D mark II (Cao shot), Nikon D700 (Cao shot), Nikon D600 (Cao shot), Sony A7 (Cao shot).
IV/ Máy ảnh cũ giá từ 10 – 15 triệu đồng
Với giá này bạn có thể tham khảo các máy ảnh cũ như Canon 80D, Canon 6D, Canon 5D Mark II, Nikon D600, Nikon D610, Nikon D700, Sony A6300, Sony A7ii (Cao shot), Sony A99, Nikon D800 (Cao shot), Nikon D3.
V/ Máy ảnh cũ giá từ 15-20 triệu đồng
Với giá này các bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh như Canon 6D like new, Canon 5D Mark II (Like new),Nikon D610 (Likenew), Nikon D750 (Cao shot), Nikon D800, Nikon D800E, Nikon D3S (Cao shot) Sony A7ii, Sony A7R, Sony A7S.
VI/ Máy ảnh cũ giá từ 20-25 triệu đồng
Với giá này các bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh như Canon 5D Mark III (Cao shot), Canon 6D Mark 2 (Cao shot), Nikon D800, Nikon D800E, Nikon D810, Nikon D750, Sony A7ii, Nikon D3S, Canon 7D Mark ii.
VII/ Máy ảnh cũ có giá từ 25-35 triệu đồng
Với giá này bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh như Canon 5D Mark 3, Canon 6D Mark 2, Nikon D810, Sony A7iii, Sony A7Rii, Nikon D4 (Cao shot), Nikon D500 (king of crop Nikon).
VII/ Máy ảnh có giá từ trên 35 triệu đồng
Với tầm giá này thường các bạn đã có ý định đầu tư làm dịch vụ chuyên nghiệp hoặc muốn nâng cao chất lượng chụp hình hơn thì sẽ có các dòng máy ảnh như Canon 5DSR, Canon 5D mark 4, Canon 1Dx, Canon 1Dx mark 2, nikon D850, Nikon D4S, Nikon D5, Sony A7R III, Sony A9, Canon EOS R, Canon EOS RP, Nikon Z6, Nikon Z7…
21, Tư vấn mua máy ảnh chụp ảnh cưới, kỷ yếu
- Về Body (Thân máy) máy ảnh thì bạn tìm cho mình các dòng máy ảnh FullFrame, nếu giá rẻ nhất các bạn tìm các dòng Canon 6D, Nikon D610, Sony A7II, Cao hơn thì Canon 5D3, Canon 5DSR, Nikon D750, Nikon D810, Sony A7III, Sony A7RIII, cao hơn nữa thì Canon 1DX, Nikn D4S, Nikon D5, Sony A7RIV, Sony A9…
- Về lens thì các bạn nên mua 1 lens zoom góc rộng đa dụng và 1 lens tele khẩu lớn xóa phông ( Có thể lens Fix hoặc Zoom). Cả hai thể loại này có nhiều nét tương đồng về góc góc chụp nên thiết bị có thể mua gần tương đương nhau, nên có thể dùng để chụp chung cho 2 thể loại này. Hai lens nên có khi chụp 2 thể loại này là 1 lens zoom góc rộng (16-35 hoặc 24-70) và 1 lens tele khẩu lớn để chụp ảnh xóa phông có thể là lens zoom hoặc Fix (như 85mm, 135F/2 hoặc 70-200). Ngoài 2 loại lens này ra nếu có điều kiện thì các bạn có thể mua thêm lens tiêu cự 35mm khẩu lớn nữa như Sigma 35F/1.4 Art. Còn nếu nhiều tiền thì mua full combo 16-35, 35, 85, 70-200…
22, Lens chính hãng và lens For
Lens chính hãng là lens do hãng máy ảnh đó tự sản xuất, và lens for là lens do một hãng thứ 3 sản xuất cho hãng máy ảnh đó.
Lens máy ảnh có thể ví như là con mắt của máy ảnh, vì vậy ống kính nó có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng đẹp hay không của một bức ảnh. Sau khi đã sở hữu một body ưng ý thì việc tiếp theo là tậu lens , việc tìm kiếm được lens máy ảnh phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình là một điều không phải là quá chuyện dễ dàng.
Các ống kính của Canon, Nikon, Pentax Sony, hay Leica là các thương hiệu sản xuất lens chính hãng rất chuyên nghiệp, và có uy tín cao, được rất nhiều người biết đến, tin dùng và được đánh giá cao vì chất lượng cũng như khả năng tương thích tốt với thân máy của họ. Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài hãng sản xuất lens và phụ kiện dành cho các hãng nổi tiếng nêu trên. Người ta thường gọi đó là lens của bên thứ 3 . Sự xuất hiện của lens For bên cạnh các lens chính hãng của hãng như lens của Canon, Sony Nikon, Pentax… đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của người dùng. Tuy vậy, vẫn đang tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau liên quan đến việc nên mua ống kính chính hãng hay bên thứ 3.
Trước khi đưa ra quyết định mua một ống kính máy ảnh, ta có rất nhiều nguồn để tham khảo ý kiến của những người từng trải cũng như hỏi ý kiến trực tiếp của những người trong nghề đang dùng hoặc đơn giản hơn là tham khảo trên các trang mạng uy tín chuyên về nhiếp ảnh.Và sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của lens chính hãng và lens for để mọi người tham khảo , Hi vong nó giúp các bạn mua được lens máy ảnh phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu chụp ảnh của các bạn.
A, LENS CHÍNH HÃNG
-Về ưu điểm
1. Chất lượng hình ảnh có chất lượng cao
Các lens sản xuất bởi các hãng nổi tiếng bây giờ như Nikon, Pentax, Canon, , hay Sony, …luôn luôn được đánh giá rất cao về chất lượng của hình ảnh.
Lens Canon thì nổi tiếng đã lâu đời về chất lượng và độ bền cũng như thiết kế chắc chắn của nó, tính chuyên nghiệp đến từ đất nước Nhật Bản. Lens của Canon được sản xuất với quy trình rất phức tạp và đòi hỏi có độ chính xác cao từ bước đầu là khâu chọn các nguyên liệu nguyên chất và đến khâu lắp ráp lens. Canon nổi tiếng với ống kính dòng L (viết tắt là Luxury – có 1 vạch đỏ ở đuôi lens) là phân khúc lens có chất lượng cao nhất của Canon vì vậy đương nhiên giá cũng đắt nhất.
Lens của Nikon cũng được rất nhiều người ưa chuộng và tin dùng vì chất lượng hình ảnh sắc nét của nó, việc thu nhận màu sắc trung thực, và công nghệ tiên tiến đi kèm. Lens có chất lượng cao cấp nhất của Nikon là Lens dòng N (viết tắt là Nano – có viền màu vàng).
Lens của Sony có chất lượng tuyệt vời, tuy ít người dùng máy ảnh sony nhưng độ nét và màu sắc của ống kính G của Sony phải nói là tuyệt vời. Lens chất lượng cao nhất do Sony sản xuất Lens G (Gold) bên cạnh đó có hãng chuyên sản xuất cho Sony đó là Carl Zeiss (CZ) Chất lượng tuyệt vời vì thế giá cũng tuyệt .
2. Khả năng tương thích hoàn toàn với thân máy.
Lens chính hãng sẽ luôn có độ tương thích với body của hãng tốt nhất, khi mà sử dụng luôn lens với body máy của chính hãng đó sản xuất. Tuy nhiên điều này nó không có nghĩa là lens for sẽ không tương thích với những body của các máy chính hãng. Bạn mua lens của canon khi được đảm bảo rằng lens đó dùng được tất cả các máy EOS có hỗ trợ. Tuy nhiên, lens của hãng Tamron cũng là một phương án rất thích hợp với các body máy canon EOS.
-Nhược điểm của lens Chính hãng
1.Đầu tiên ta nhắc đến giá cả.
Lens chính hãng có giá rất cao, nên nó sẽ khiến nhiều người mới tập chơi ảnh có thể không thể theo kịp. Ví dụ như lens Canon EF 70-200mm F2.8 có giá thành khoảng 25 triệu đồng thì lens của các hãng thứ 3 , ví dụ của Sigma có giá tầm 16 Triệu đồng.
2.Có một số trường hợp có phát sinh lỗi.
Lens chính hãng không phải lúc nào cũng hoạt động tốt đúng như những gì mà hãng đã giới thiệu. Trong trường hợp này bạn hãy chụp thử vài tấm hình để kiểm tra xem để phân tích hình ảnh chất lượng ra sao cũng như khả năng lấy nét (AF) của lens như ra sao. Nếu như bạn không có điều kiện để chụp thử thì bạn cũng có thể tham khảo một vài ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nhiếp ảnh để có thềm nhiều ý kiến để ra quyết định chính xác hơn.
B, LENS FOR
– Ưu điểm :
Có giả cả rẻ hơn các lens chính hãng.
Vì đây là hãng sản xuất phụ kiện cho hãng khác nên việc để giá cả mềm hơn giúp cho việc cạnh tranh trở nên phù hợp với những người có túi tiền eo hẹp, có lens cùng loại so với lens chính hãng, cùng giống về các thông số nhưng giá rẻ tới 1/2. Nên đây là chọn lưạ rất hữu ích trong trường hợp kinh tế chưa cho phép để đầu tư cho lens chính hãng, nó không đòi hỏi nhiều về chất lượng hình ảnh đối với việc không làm nghề chuyên nghiệp. Vì thế, nếu kinh tế chưa cho phép thì bạn hãy chơi các lens tamron hay sigma thay cho các lens chính hãng quá đắt .
-Về nhược điểm:
Tất nhiên người ta thường nói tiền nào của đó nên chất lượng sẽ không cao như lens chính hãng.
Tuy nhiên vẫn sẽ có ngoại lệ, ví du như lens carl zeiss (CZ) sản xuất cho máy ảnh Sony, tuy là hãng thứ 3 nhưng chất lượng hình ảnh có thể nói là một chín một mười với lens L của Canon.
Lens for đa số không được nhiều chuyên gia đánh giá tốt nhất về chất lượng. Lens for thường cho ra những hình ảnh kém sắc nét. Bên cạnh đó cấu trúc của lens for thường không vững chắc như các lens chính hãng.Ta có thể nói rằng một lens canon hoàn toàn có thể tương thích với body hãng EOS tuy nhiên với lens for thì chưa chắc vì nó chỉ tương thích với body trong một mức độ nào đó. Vì thế một số trường hợp xảy ra việc lens for vẫn ráp vừa vặn với thân máy nhưng các hệ thống điện tử không hoạt động, dẫn đến hiện tượng máy ảnh có thể bị khóa lại khi ta bấm nút chụp.
Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, với sự bùng nổ về công nghệ, thì việc các hãng chuyên sản xuất lens for đã tạo ra những lens có độ sắc nét tuyệt vời cũng như chất lượng hình ảnh, nó có thể ngang ngửa và không khác gì các lens chính hãng của lens Canon, lens Nikon.
Việc lựa chọn để có kinh nghiệm mua máy ảnh đã qua sử dụng và lens máy ảnh đã cũ hay mới đó là việc khá là phức tạp vì bạn phải suy nghĩ thêm về nhiều vấn đề ví dụ như giá cả, kích thước, và chất lượng của hình ảnh, độ tương thích cũng như bề ngoài sau khi đã bị sử dụng. Những ưu điểm và nhược điểm vừa nêu trên của các lens chính hãng và lens for mong sẽ giúp bạn có thể chọn lựa được cho mình các lens máy ảnh ưng ý nhất. Dù cho đó là lens nào đi nữa thì việc luyện tập thêm kỹ năng chụp và yếu tố hậu kỳ photoshop cũng hết sức quan trọng để có một bức hình đẹp.
23, Các ngàm chuyển đổi lens máy ảnh
Các ngàm chuyển đổi để sử dụng lens của hãng khác hiện nay đang sử dụng rất nhiều, trong đó hiện nay một số dòng ngàm được sử dụng phổ biến như sau:
Canon ngàm EF, EOS
Nikon ngàm F, Z
Sony ngàm E và A
Và nhiều hãng khác ngàm khác nhau, sau đây mình cho các bạn cách tìm ngàm chuyển hợp lý.
Ví dụ các bạn muốn sử dụng lens của Canon trên máy ảnh Sony thì các bạn lên google gõ 3 cái đó là: Thứ nhất là Canon bạn đang xài ngàm gì (ví dụ ngàm EF), và thứ 2 lens Sony (Ví dụ ngàm E), và bạn muốn biết và mua ngàm chuyển của 2 cái này bạn chỉ cần gõ ngàm chuyển Canon EF – Sony Emount (Hoặc ngàm EF-E)…. Và các ngàm khác cũng tương tự. Ví dụ hiện nay nhiều lens máy ảnh Film ngàm M42, Ngàm MD, ngàm Ai, Ngàm FD hay ngàm K…. thì bạn chỉ cần gõ ngàm chuyển của máy bạn đang xài + ngàm của lens của bạn muốn gắn vào. Ví dụ bạn mới mua lens Minolta MD 50F1.4 thì bạn gõ “Ngàm chuyển MD- E mount”….
Ngoài ra còn một số ngàm chuyển có hỗ trợ AF (AutoFocus) thì các bạn gõ như cú pháp phía trên cộng thêm chữ AF, Ví dụ mình muốn dùng lens Canon trên máy ảnh Sony có AF thì mình tìm là Ngàm chuyển EF – E mount AF….
Tổng hợp ngàm chuyển đổi lens MF cho máy ảnh
Hiện nay lens MF từ thời máy film rất nhiều và mình chỉ nói các lens MF thông dụng và ngàm chuyển đổi của nó để sử dụng cho máy ảnh DSLR, DSLT và Mirrorless. Hiện nay các lens MF đang nhiều và tốt đó là các lens ngàm M42, Minolta MD, Canon FD, Nikon AI/AIS nên mình chỉ nói các ngàm của các ống kính ngày.
1, Đầu tiên là ngàm chuyển cho dòng canon EOS
-Với lens ngàm M42 ta có ngàm chuyển M42-EOS
-Ngàm Minolta MD có ngàm chuyển Minolta MD-EOS (bị cận ) nên các bạn nên hỏi các shop mua ngàm có chống cận.
-Ngàm Canon FD có ngàm chuyển FD-EOS
-Ngàm Ai/Ais có ngàm tên là AI-EOS
2, Thứ 2 là hãng Nikon
-Với lens ngàm M42 ta có ngàm chuyển M42-Nikon, bạn nên mua ngàm có chống cận
-Ngàm Minolta MD có ngàm chuyển Minolta MD-Nikon (bị cận ) nên các bạn nên hỏi các shop mua ngàm chuyển có chống cận.
-Ngàm Canon FD có ngàm chuyển FD-Nikon các bạn mua luôn ngàm chống cận nhé.
3, Máy ảnh Sony ngàm A
-Với lens ngàm M42 ta có ngàm chuyển M42-A mount
-Ngàm Minolta MD có ngàm chuyển Minolta MD-A mount.
4, Với máy ảnh Sony ngàm E
-Với lens ngàm M42 ta có ngàm chuyển M42-Nex
-Ngàm Minolta MD có ngàm chuyển Minolta MD-NEX.
-Ngàm Canon FD có ngàm chuyển FD-NEX
-Ngàm Ai/Ais có ngàm tên là AI-NEX.
5, Với hãng Fujifilm
-Với lens ngàm M42 ta có ngàm chuyển M42-FX
-Ngàm Minolta MD có ngàm chuyển Minolta MD-FX
-Ngàm Canon FD có ngàm chuyển FD-FX
-Ngàm Ai/Ais có ngàm tên là AI-FX
6, Với hãng pentax
-Với lens ngàm M42 ta có ngàm chuyển M42-PK
-Ngàm Minolta MD có ngàm chuyển Minolta MD-PK
-Ngàm Canon FD có ngàm chuyển FD-FX
(*) Các bạn chú ý là mỗi loại ngàm có 2 loại đó là loại có báo nét, khi xoay đúng nét đèn báo sẽ báo nét và 1 loại là không có chip báo nét, loại không chip rẻ hơn và khó xài hơn.
-Các loại ngàm AF kết nối lens các hãng tốt hiện nay có ngàm Commlite, ngàm viltrox, ngàm của Sigma như MC11, ngàm metabones….
24, Lens Crop và lens FullFrame
Thông thường lens FullFrame sẽ không có ký hiệu gì đặc biệt cả, tuy nhiên lens Crop thì ngược lại có 1 vài ký hiệu của 1 số hãng như Nikon Crop là Dx, Sony là DT…
Và các lens của FullFrame thì gắn vô tư trên các máy ảnh Crop và tỉ lệ khung hình bị Crop lại 1,3 hoặc 1,5 hay 1,6 lần tùy vào máy đó dùng cảm biến nào. Và ngược lại lens lens Crop khi gắn lên máy ảnh Fullframe sẽ bị tối 4 góc, tối nặng hay nhẹ tùy vào mức độ của mỗi lens là khác nhau, có một số lens không gắn được.
Để tìm hiểu sự khác biệt các bạn theo dõi bài viết Máy ảnh FullFrame là gì, máy ảnh Crop là gì.
25, Lời khuyên cho các bạn làm đang chuẩn bị vào nghề nhiếp ảnh
Khi vào nghề nhiếp ảnh nên tập trung vào chơi ảnh chứ đừng tập trung chơi máy ảnh. Trong nhiếp ảnh, hãy dùng hình ảnh để nói chuyện, đừng bao giờ tự hào ta đây kinh nghiệm “abc” năm chụp ảnh, hay ta đây xài máy xịn cao cấp đắt tiền. Chung quy lại kết quả cuối cùng cũng chỉ ra sản phẩm là những bức ảnh mà một hình ảnh đẹp không phải do máy ảnh quyết định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người là yếu tố hàng đầu. Vì thế trong cuộc sống này phải biết khiêm tốn để học hỏi những cái chưa biết, đó là cách tự tạo đường lùi cho bản thân mình !!! Đừng bao giờ kiêu căng hay cho ta đây là nhất. Ngã là đau đớn lắm !!!
Thời gian gần đây thấy ai cũng chạy đua thi nhau lên thiết bị cho cao mà chả bao giờ chịu đầu tư kiến thức. Những cái cơ bản không nắm mà cứ thích theo phong trào. Có người xài lên 5D4 rồi A7RIII rồi chụp chả ra yêu gì quay lại hỏi “Ủa sao giờ anh còn dùng 6D à, sao mà ra hình đẹp thế”… Dĩ nhiên là khi kiến thức bạn chắc thì thiết bị càng xịn thì ảnh càng đẹp hơn thôi. Tuy nhiên khá là buồn về rất nhiều thành viên gọi là máy móc chắc không thua gì mấy máy ảnh gia. Mua về chụp như điện thoại rồi nghe ông này dụ hãng “xyz” này xài ngon nè, rồi cứ đổi qua rồi cũng chả khác gì. Hãy đầu tư cho mình kiến thức và các kỹ năng khác. Mua máy cả trăm triệu không tiếc mà mỗi lần đi Offline tốn có 50K tiền nước và hỗ trợ cho mẫu makeup mà tính toán. Các trung tâm ra khóa khóa chỉ vài triệu mà cứ chê mắc… Và rồi mua máy cho đắt tiền để làm gì ? Hãy sáng suốt đầu tư cho mình nhiều kỹ năng, kinh nghiệm khi ai đó đưa cho bạn một chiếc máy ảnh nào bạn cũng chiến đấu được.
26, Tất tần tật về nhiếp ảnh, Thời điểm bắt đầu và làm giàu từ nhiếp ảnh
Các bạn đang muốn theo con đường nhiếp ảnh để sau này là một nghề để nuôi bản thân và muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và chưa biết bắt đầu từ đâu, con đường đi sẽ thế nào và phải cần các yếu tố gì thì các bạn tham khảo bài viết Tất tần tật về nhiếp ảnh để tham khảo và định hướng cho bản thân nhé !!!
(*) Lưu ý
Lưu ý: Giá thiết bị có thể giảm dần theo năm tháng nên các bạn chú ý tham khảo giá thị trường để mua máy ảnh đúng với giá vào thời điểm hiện tại !
Kênh Youtube Aphoto
Fanpage Aphoto
Groups Aphoto
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Đánh Giá Thiết Bị Máy Ảnh