Tiêu chuẩn BRC là gì ?

0

BRC là gì?

Viết tắt của British Retail Consortium – là tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh. Tiêu chuẩn được phát triển để giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ.

Tại Anh Quốc: Năm 1998 Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc phát triển và giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật thực phẩm BRC ;sau này đổi tên thành tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu; trong đó việc áp dụng hệ thống HACCP theo các nguyên tắc của Codex được xếp là yêu cầu cơ bản và đặt tại ngay điều khoản đầu tiên. Các thành viên của hiệp hội này và các nhà cung cấp thực phẩm cho họ phải áp dụng theo tiêu chuẩn này. Sau này việc áp dụng tiêu chuẩn này trở thành tấm giấy thông hành cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Anh và một số tập đoàn bán lẻ lớn tại Hoa Kỳ.

BRC-Global-Standard

BRC Food Safety – Quá trình phát triển:

  • 1990: Luật An toàn Thực phẩm EU.
  • 1998: BRC Food Standard: Các nhà cung cấp cho các Tập đoàn Bán lẻ – Kinh doanh và Phân phối sản phẩm theo thương hiệu của họ.
  • 2005: BRC Global Standard – Food: Issue 4
  • 7/2008: BRC Global Standard – Food: Issue 5
  • 1/2012: BRC Global Standard – Food: Issue 6.
  • BRC chỉ cung cấp đánh giá cơ bản các yêu cầu về vấn đề sản xuất và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong BRC yêu cầu về mặt sản xuất công ty phải được chứng nhận về HACCP.
  • Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  • Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng là ngày nay khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và BRC giúp chúng ta điều này. BRC đưa ra các yêu cầu chung cho việc kiểm soát nông sản đầu vào chứ không cụ thể và chặt chẽ như yêu cầu của GAP.

Nguyên tắc cơ bản của BRC:

Lãnh đạo cấp cao của công ty phải thể hiện họ hoàn toàn cam kết thực hiện các yêu cầu của Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm. Việc này phải bao gồm sự cung cấp nguồn lực thích hợp, thông tin hiệu quả, hệ thống xem xét và hành động để liên tục cải tiến có hiệu quả. Các cơ hội cải tiến phải được nhận diện, thực hiện và ghi chép đầy đủ Các yêu cầu.

– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải cung cấp nguồn nhân lực và tài chính theo yêu cầu để thực hiện và cải tiến các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng và kế hoạch an toàn thực phẩm.

– Phải có kênh thông tin và báo cáo rõ ràng cho lãnh đạo cấp cao từ phòng ban có trách nhiệm đối với việc giám sát sự tuân thủ Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm. Các phòng ban phải báo cáo thường xuyên hiệu quả thực hiện.

– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải đảm bảo rằng các mục tiêu về an toàn và chất lượng thực phẩm được thiết lập, văn bản hóa, giám sát và xem xét.

– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải đảm bảo rằng có quy trình để nhận diện và quan tâm tới các vấn đề an toàn và hợp pháp ở cấp độ chiến lược.

– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải có trách nhiệm đối với các quá trình xem xét.

– Quá trình xem xét phải được thực hiện theo kế hoạch thích hợp, tối thiểu là hàng năm, để đảm bảo thẩm định kế hoạch an toàn thực phẩm và sự phù hợp, thích đáng và hiệu quả của hệ thống HACCP.

+ Quá trình xem xét phải bao gồm:

  • Đánh giá nội bộ, bên thứ hai, bên thứ ba.
  • Tài liệu về xem xét lãnh đạo lần trước, các kế hoạch hành động và khung thời gian.
  • Các chỉ số đo lường, khiếu nại và phản hồi của khách hàng.
  • Các sự cố, các hành động khắc phục, các kết quả vượt quá thông số kỹ thuật và các vật tư không phù hợp.
  • Quy trình thực hiện và sai lệch đối với các thông số đã xác định xem xét hệ thống HACCP
  • Sự phát triển thông tin khoa học liên quan với các sản phẩm trong phạm vi áp dụng.
  • Các yêu cầu về nguồn lực

– Hồ sơ của họp xem xét lãnh đạo phải được ghi chép đầy đủ và lưu giữ.

– Các quyết định và các hành động được thỏa thuận trong quá trình xem xét phải được thông tin một cách hiệu quả tới nhân viên, và các hành động được thực hiện trong thời gian đã định. Các hồ sơ phải được cập nhật khi các hành động đã hoàn tất.

– Công ty phải có phiên bản hiện hành của Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm.

– Công ty phải duy trì chứng nhận theo Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm bằng cách lên kế hoạch hiệu quả để đảm bảo rằng chứng nhận không bị quá hạn.

– Lãnh đạo sản xuất cấp cao nhất của cơ sở phải tham dự cuộc họp khai mạc và kết thúc.

– Lãnh đạo cấp cao phải đảm bảo rằng các điểm không phù hợp trong lần đánh giá trước đã được khắc phục hiệu quả.

Lợi ích của tiểu chuẩn BRC cho doanh nghiệp:

  • Là bằng chứng về sự cam kết và trong trường hợp xảy ra sự cố thì hàng rào luật pháp trong nguyên lý “nỗ lực hết mình” cũng là bằng chứng chứng minh.
  • Xây dựng & vận hành hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp bạn thỏa mãn những yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm & đặc biệt là là luật định của những nước tiêu thụ sản phẩm.
  • Cung cấp công cụ cho việc thực hiện cải tiến an toàn thực phẩm và là phương tiện kiểm soát & đo lường việc thực hiện an toàn thực phẩm một cách có hiệu quả.
  • Giảm thiểu lượng sản phẩm phế thải, sản phẩm tái chế, & sản phẩm bị thu hồi.
  • Chứng nhận BRC còn hỗ trợ hiệu quả chuỗi quản lý bằng cách giảm thiểu việc đánh giá của bên thứ hai & gia tăng niềm tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng của bạn.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.