Cao su Latex là gì? Phân loại cao su Latex

0

Cao su Latex là gì ?

Cao su Latex là một dạng chất lỏng phức hợp, tùy theo loại cao su Latex mà có thành phần và tính chất khác biệt với nhau, dựa vào mắt thường ta có thể nói đó là một dạng chất lỏng ở trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su trong môi trường phân tán lỏng. Ở Việt Nam, cao su Latex còn được gọi là mủ cao su dạng nước.

Cao su latex là gì
Cao su latex là gì

Có hai loại cao su Latex :

  • Cao su Latex thiên nhiên (NR)
  • Cao su Latex tổng hợp (Synthetic rubber)

Mỗi loại cao su Latex sẽ có tính chất và đặc trưng riêng do sự khác nhau về cấu tạo và liên kết giữa các phẩn tử cấu thành nên chúng. Trong ngành sản xuất găng tay cao su latex thì chủ yếu sử dụng cao su Latex tự nhiên.

Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại cao su Latex.

Phân loại cao su Latex

Cao su Latex thiên nhiên (NR – Natural Rubber)

Loại cao su này có nguồn gốc từ thiên nhiên, được thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae) bằng phương pháp cạo mủ. Loại cao su thiên nhiên Latex này rất thân thiện với môi trường nhờ khả năng phân hủy nhanh hơn so với loại cao su tổng hợp.

Cao su thiên nhiên Latex
Cao su thiên nhiên Latex

Cấu tạo cao su Latex tự nhiên gồm:

  • Pha phân tán : là các hạt tử cao su Polyisoprene được tổng hợp bằng phương pháp sinh học, điều khiển bằng hệ thống enzim. Do đó mà Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc, điều hòa lập thể rất cao : 100% đồng dạng cis, khối lượng phân tử và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ,…Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25% – 45%.
  • Môi trường phân tán : là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52% – 70%), protein 2% – 3%, acid béo và dẫn xuất 1% – 2%, glucid và heterosid khoảng 1%, khoáng chất 0.3% – 0.7%.

Phòng sạch là gì? Các tiêu chuẩn đánh giá phòng sạch – Clean room

Cao su Latex tổng hợp SBR

Latex cao su tổng hợp có rất nhiều loại như:

  • Polyisoprene (IR)
  • Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR)
  • Styrene – Butadiene copolymer (cao su Buna-S viết tắt SBR)
  • Ethilene – Propilene copolimer (EPDM)
  • Polyisobutylene (cao suButyl)
  • Polychloroprene (cao suNeoprene viết tắt là CR)
  • Acrylonitrile – Butadiene copolymer (cao suNitrile)
  • Polyacrylate; Polyurethane (cao suPU)
  • Polysilicone (cao suSilicone)

Khác với cao su Nitrile tổng hợp, cao su Latex được tổng hợp bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong những phương pháp tổng hợp hóa học Polymer hay dùng) từ hai loại monomer là Styrene và Butadiene, chính vì vậy mà cao su Styrene – Butadiene copylymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn.

Những sản phẩm được chế tạo từ cao su Latex tổng hợp SBR sẽ có đặc tính cơ lý như khả năng kháng đứt, độ đàn hồi kém hơn so với cao su Latex thiên nhiên. Tuy nhiên, do số lượng liên kết hóa học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hóa (ánh sáng, ozone, nhiệt độ,…) tốt hơn, do đó có thể sử dụng để làm thảm cao su chống tĩnh điện.

Cấu tạo cao su Latex tổng hợp SBR :

  • Pha phân tán : là các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer.
  • Môi trường phân tán : chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.

Như vậy, các sản phẩm (trong đó có găng tay cao su dùng cho phòng sạch công nghiệp) được sản xuất từ cao su Latex thiên nhiên sẽ có tính năng cơ lý (khả năng chống đứt, khả năng đàn hồi, khả năng co dãn,…) tốt hơn cao su Latex tổng hợp. Mặt khác, xét về mặt cấu trúc hóa học do có chứa nhiều liên kết không no nên kém bền vững, do đó mà các sản phẩm cao su Latex tự nhiên dễ dàng bị lão hóa trong điều kiện tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, ozone, dung môi họ xăng dầu. Cho nên khi sản xuất các sản phẩm bằng cao su thiên nhiên Latex người ta thường phải cho thêm phụ gia để hạn chế khuyết điểm này.

Trên đây là giới thiệu về cao su Latex thiên nhiêncao su Latex tổng hợp. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích bạn trong việc nghiên cứu các sản phẩm làm từ cao su.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.