Nhà thầu là gì? Chủ thầu là gì ? Làm những nhiệm vụ gì ?
Nhà thầu là đơn vị đảm nhiệm việc xây dựng công trình. Chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn về khái niệm nhà thầu là gì trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
Nhà thầu là gì?
Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
Bạn đang xem: Nhà thầu là gì? Chủ thầu là gì ? Làm những nhiệm vụ gì ?
Nếu là nhà thầu chuyên nghiệp thì bạn phải trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý và các yếu tố dưới đây:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Có chứng chỉ hành nghề liên quan
- Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết
- Đội ngũ công nhân xây dựng, thi công lành nghề và có kinh nghiệm
Chỉ khi nhà thầu trang bị đủ những điều trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Họ không thể giao các công trình giá trị trăm, nghìn tỉ của mình vào tay những nhà thầu thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa đạt chuẩn được.
Họ cần những nhà thầu có năng lực tốt cũng như trách nhiệm cao, có thể đứng ra chịu trách nhiệm nếu công trình của họ xảy ra vấn đề.
►►► Tham khảo>>> Tập đoàn Intracom – Sự phát triển tập đoàn xây dựng số 1 cả nước
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
Xem thêm : Hoa tay là gì? Bạn có bao nhiêu hoa tay, đọc để biết ngay “định mệnh“ của mình!
Trách nhiệm của của nhà thầu xây dựng, cần phải hoàn thành những trọng trách dưới đây:
- Bảo đảm chất lượng từng hạng mục của công trình
- Cung cấp các loại vật tư và lượng nhân công cho công trình
- Ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm khi xảy ra các sự cố liên quan đến thầu phụ
- Quản lý các loại phương tiện, thiết bị, biện pháp thi công được sử dụng trong quá trình thi công
►►► Xem thêm>>> Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng
Các loại nhà thầu xây dựng thường thấy
Phần lớn chúng ta đều biết đến khái niệm nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Tuy nhiên, nhà thầu không phải chỉ có 2 loại đó bạn nhé! Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số kiểu nhà thầu thường gặp ở nước ta, được chia theo các yếu tố riêng biệt.
Phân loại theo vai trò
- Nhà thầu chính: Là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp…
- Nhà thầu phụ: Là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng hợp đồng mà họ đã ký kết với nhà thầu chính. Họ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải nhà đầu tư.
Phân loại theo quốc tịch
- Nhà thầu trong nước: Là các cá nhân/đơn vị/tổ chức được thành lập theo pháp luật của Việt Nam và thường là cá nhân/tổ chức mang quốc tịch Việt Nam.
- Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân/tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Họ mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.
Phân loại theo tư cách
- Nhà thầu độc lập
- Nhà thầu liên danh
Phân loại theo chức năng
- Nhà thầu tư vấn
- Nhà thầu thi công
- Nhà thầu đánh giá, thẩm định
- Nhà thầu khác
►►► Xem thêm: Giám sát xây dựng là gì? Mô tả công việc của một giám sát xây dựng
Điều kiện xét tư cách hợp lệ của nhà thầu
Bên mời thầu được pháp luật trao quyền đưa ra các tiêu chí lựa chọn và thực hiện sơ tuyển nhà thầu, từ đó tiến hành đấu thầu.
Tuy nhiên, để vẫn đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và công bằng, pháp luật đưa ra những điều kiện cụ thể để xét duyệt tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu như sau:
Xem thêm : Lotte là gì? Có nên mua hàng trên Lotte?
Với cá nhân Với tổ chức Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân. Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp. Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp Hạch toán tài chính độc lập Đăng ký hoạt động hợp pháp Không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu; Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Lưu ý:
- Bảo đảm về mặt pháp lý nghĩa là:
- Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp
- Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế
- Độc lập về tài chính nghĩa là:
- Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau
- Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có trên 20% cổ phần hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên
►►► Xem thêm: Dự toán xây dựng là gì? Khái niệm về dự toán xây dựng công trình
Các hình thức thầu xây dựng
Bạn đã nắm được khái niệm nhà thầu là gì, trách nhiệm của nhà thầu và các kiểu nhà thầu xây dựng. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn những hình thức thầu xây dựng phổ biến hiện nay.
- Thầu thiết kế các loại nhà ở/biệt thự
- Thầu thi công/xây dựng các loại nhà ở/biệt thự
- Thầu cả thiết kế và thi công các loại nhà ở/biệt thự
- Thầu thiết kế, thi công và kiêm luôn việc cung cấp các loại thiết bị công nghệ cho các công trình nhà ở/biệt thự
Qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được nhà thầu là gì cùng nhiều thông tin liên quan khác. Hi vọng những kiến thức trên của Newstimviec sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
►►► Khám phá: Xây dựng cầu đường là gì và mức lương của một kỹ sư cầu đường
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp