Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Đi làm thẻ CCCD gắn chip cần mang gì?

0

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong, có kích thước như thẻ ATM. Để truy cập thông tin trong chip, một số thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc số khác cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).

Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip.
Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip.

Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.

Đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần mang theo giấy tờ gì?

Từ sáng ngày 31/12, công an Hà Nội bắt đầu thu nhận thông tin để cấp căn cước gắn chip. Quy trình làm thẻ căn cước công dân gắn chip chưa đến 10 phút.

Khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip, người dân chỉ cần cung cấp 2 thông tin gồm họ và tên, trình chứng minh thư cũ.

Sau khi hoàn thành, thẻ căn cước sẽ được gửi về tận nhà, công dân không phải đến nhận tại trụ sở công an để nhận.

Ai phải đi đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?

Chỉ có những người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị hỏng hoặc mất mới phải đi đổi sang loại thẻ căn cước công dân gắn chip.

Luật Căn cước công dân 2014 quy định, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân và khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải được đổi.

Thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ song song tồn tại với các loại giấy tờ tùy thân gồm CMND 9 số, CMND 12 số, thẻ căn cước công dân gắn chip mã vạch và thẻ căn cước công dân gắn chip.

Đổi sang căn cước công dân gắn chip, người dân được lợi gì?

Đổi sang căn cước công dân gắn chip, người dân được lợi gì?

So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngoài việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.

Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip

Theo quy định tại điều 1 Thông tư số 112/2020/TT-BTC, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021, Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp Căn cước công dân (CCCD) bằng 50% mức thu lệ phí nêu tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.

Cụ thể mức tiền người dân phải nộp khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip như sau:

Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước điện tử tại các nước trên thế giới

Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên trên thế giới triển khai e-ID trên bằng lái vào năm 1987. Nhằm giảm tình trạng chạy quá tốc độ, chính phủ nước này quyết định phát triển và sử dụng máy đo tốc độ điện tử trên phương tiện vận tải thay cho thiết bị cơ khí. Thẻ e-ID sẽ được cắm vào máy đo trước khi xe xuất phát. Thời gian chạy xe và tình trạng chạy quá tốc độ sẽ được thiết bị lưu lại, sau đó in báo cáo cho giới chức.

Năm 1995, bằng lái điện tử cũng được áp dụng tại tỉnh Mendoza ở Argentina do tình trạng tai nạn và vi phạm giao thông cao, tỷ lệ nộp phạt lại quá thấp. Bằng lái điện tử tại Mendoza lưu trữ thông tin định danh, loại bằng lái, ảnh chân dung và liên tục cập nhật dữ liệu về vi phạm và tiền phạt chưa nộp của tài xế.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể lưu trữ thông tin y tế khẩn cấp như nhóm máu, nguy cơ dị ứng và dấu vân tay trên bằng lái xe điện tử. Theo ước tính, hệ thống e-ID giúp chính phủ Argentina có thể giúp thu về hơn 10 triệu USD tiền phạt vi phạm giao thông mỗi năm.

Mẫu e-ID của Bỉ. Ảnh: Brussel Times.
Mẫu e-ID của Bỉ. Ảnh: Brussel Times.

Năm 1999, hệ thống bằng lái xe thông minh được ứng dụng tại bang Gujarat, Ấn Độ.

Năm 2002, Estonia là nước đầu tiên chính thức phát hành thẻ căn cước thông minh mang tên ID Kaart. Tại đất nước này, ID Kaart được sử dụng để làm phương tiện nhận dạng chủ đạo, giúp người dân mua vé giao thông công cộng, sử dụng Internet banking, xác thực trên nhiều website và thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU).

Năm 2003, Phần Lan chính thức sử dụng thẻ căn cước điện tử, cho phép người dân truy cập vào một số dịch vụ nhất định trên Internet, mã hóa một số nội dung được chuyển qua mạng và bổ sung chữ ký điện tử vào tài liệu hành chính.

Năm 2006, Tây Ban Nha bắt đầu cấp căn cước quốc gia (DNI) dưới dạng thẻ thông minh thay thế dần những loại giấy tờ trước đó.

Từ năm 1977 đến nay, đã có gần 70 quốc gia ở các châu lục phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử để sử dụng trong xác thực danh tính, chữ ký điện tử, cấp quyền ra vào những địa điểm bảo mật và tích hợp thông tin như số an sinh xã hội, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, vé tàu xe, thẻ thanh toán và cả thẻ ngân hàng…

  • Ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ Căn cước công dân

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.