Risk appetite là gì? Vai trò và các cấp độ của risk appetite
Bên cạnh việc giải quyết, kiểm soát rủi ro thì nhà quản lý rủi ro còn sẵn sàng chấp nhận chúng để đổi lại kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp mình. Người ta gọi việc làm này là Risk appetite hay còn là khẩu vị rủi ro. Vậy Risk appetite là gì? Để có câu trả lời hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau nhé.
Nội Dung
1. Khái niệm Risk appetite là gì?
Risk appetite (khẩu vị rủi ro) là thuật ngữ nhằm chỉ mức độ rủi ro mà một tổ chức sẵn sàng chấp nhận để có thể theo đuổi các mục tiêu của mình trước khi hành động được cho là cần thiết nhằm giảm thiểu về rủi ro. Khẩu vị rủi ro thể hiện sự cân bằng giữa lợi ích tiềm năng trong sự đổi mới với các mối đe dọa mà sự thay đổi chắc chắn sẽ mang lại.
Theo tiêu chuẩn Iso 31000, tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã định nghĩa quản trị rủi ro đó là số lượng và các loại rủi ro mà một tổ chức sẵn sàng theo đuổi, duy trì hay chấp nhận nó. Mỗi doanh nghiệp hay các cá nhân thường sẽ có nguyện vọng để hoàn thành về các kế hoạch mục tiêu chiến lược đã được đề ra.
Để áp dụng các kế hoạch này thì chắc chắn sẽ có những rủi ro đi kèm. Vì thế nhằm đạt được mục tiêu đã đưa ra, mọi người cần thực hiện phân tích về chi phí – lợi ích và đi đến điểm mà rủi ro giả định là đáng chấp nhận.
Khẩu vị rủi ro phụ thuộc vào từng ngành, mục tiêu chiến lược và các loại dự án thực hiện. Những tổ chức có khẩu vị rủi ro cao sẽ phải sẵn sàng chấp nhận về nhiều loại rủi ro hơn sao cho lợi nhuận thu về là đáng kể. Còn những tổ chức có khẩu vị rủi ro thấp thường sẽ cố gắng tránh các rủi ro ở mức cao nhất.
Khẩu vị rủi ro trong một tổ chức cũng có thể phát triển dựa theo suốt thời gian của một dự án. Do đó cần phải liên tục theo dõi về dự án và xem xét lại các chiến lược quản lý rủi ro sao cho phù hợp nhất.
2. Tầm quan trọng của khẩu vị rủi ro
Tìm hiểu được Risk appetite là gì hay khẩu vị rủi ro là gì cũng phần nào giúp bạn hiểu được về tầm quan trọng của khẩu vị rủi ro.
Khẩu vị rủi ro được xem là một công cụ tương đối quan trọng trong việc ra quyết định hiệu quả và quản lý về hiệu suất của dự án. Bạn cần phải xác định được khẩu vị rủi ro trong một tổ chức trước khi thực hiện việc quản lý rủi ro cho một dự án.
Xem thêm : In spite of là gì và cấu trúc In spite of trong Tiếng Anh
Ngoài ra khẩu vị rủi ro khi đã được xác định rõ ràng còn giúp đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định trong một dự án được phù hợp nhất với những mục tiêu và chiến lược chung trong một tổ chức.
Nếu như trong một tổ chức, doanh nghiệp không nhận thức được khả năng chấp nhận rủi ro của mình thì tổ chức, doanh nghiệp đó sẽ không thể tối đa hóa được về lợi nhuận và hạn chế được các khoản lỗ quá mức. Vì vậy để giúp duy trì được hiệu quả các các mối quan hệ rủi ro và hiệu quả thì cần phải xác định và tính toán được trước về khẩu vị rủi ro.
3. Lợi ích của khẩu vị rủi ro
Khi khẩu vị rủi ro trong một tổ chức phát triển tốt thì họ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như sau:
- Khẩu vị rủi ro giúp cho công ty, tổ chức quản lý hoạt động tốt hơn và họ có thể hiểu rõ được về rủi ro của mình.
- Hỗ trợ cho ban quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt thông qua các rủi ro.
- Giúp ban quản lý thực hiện và phân bổ hiệu quả nguồn lực và nắm được sự đánh đổi của rủi ro so với mục đích nhận được.
- Giúp cải thiện tính minh bạch của các nhà đầu tư, những bên có liên quan hay các cơ quan quản lý.
4. Các cấp độ của khẩu vị rủi ro
Khẩu vị rủi ro được đánh giá thông qua 3 cấp độ cơ bản như sau:
- Cấp độ công ty
Đây là cấp độ khẩu vị rủi ro quan trọng nhất. Khả năng chấp nhận rủi ro sẽ được đưa ra ở cấp tổ chức và sẽ được các nhà quản lý cấp cao của tổ chức phê duyệt. Các thước đo chính sử dụng ở cấp độ này cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với mục tiêu của những bên liên quan.
- Cấp đơn vị kinh doanh
Khẩu vị rủi ro ở cấp độ này sẽ được đặt ra ở cấp công ty và quyết định những mục tiêu hoạt động được đặt ra cho đơn vị kinh doanh. Khả năng chấp nhận rủi ro trong doanh nghiệp hỗ trợ việc thiết lập những giới hạn rủi ro có thể đo lường được đối với một đơn vị kinh doanh.
- Cấp bộ phận hay sản phẩm
Mục tiêu hoạt động và giới hạn được tích lũy trong từng đơn vị kinh doanh sẽ xác định những giới hạn rủi ro cho cấp bộ phận hay cấp sản phẩm.
5. Những yếu tố cốt lõi của khẩu vị rủi ro
Khẩu vị rủi ro bao gồm 5 yếu tố cốt lõi như sau:
- Mục tiêu của những bên liên quan
Những bên liên quan trong một dự án có thể được tạo ra từ các ban quản lý của công ty, khách hàng, nhân viên công ty, cộng đồng tham gia hay nó bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ quan quản lý…
Xem thêm : MÁY LY TÂM LÀ GÌ? CẤU TẠO – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG – ỨNG DỤNG VÀ NƠI MUA MÁY LY TÂM UY TÍN, CHẤT LƯỢNG.
Lợi ích của những bên liên quan sẽ quyết định tới mức độ hoàn trả cần thiết trong việc định hướng chiến lược, đầu tư về nguồn lực hoặc rủi ro. Mục tiêu của những bên liên quan cũng giúp xác định được thước đo phù hợp nhất cho việc đánh giá về khẩu vị rủi ro.
- Khẩu vị rủi ro trong công ty
Mọi khẩu vị rủi ro sẽ được chọn và khả năng chấp nhận rủi ro sẽ được quản lý cấp cao xem xét và lựa chọn.
- Khẩu vị rủi ro trong đơn vị kinh doanh và bộ phận
Quyết định chấp nhận rủi ro sẽ được thực hiện ở cấp công ty giúp xác định về mục tiêu cũng như là danh mục của dự án sẽ được lựa chọn bởi đơn vị hay bộ phận kinh doanh.
- Khả năng
Khả năng là một trong những yếu tố cần thiết của khẩu vị rủi ro giúp giúp đảm bảo rằng tổ chức có thể hỗ trợ cho khuôn khổ khẩu vị rủi ro của mình.
Khả năng bao gồm tập hợp những chỉ số hoạt động, những thủ tục nhằm theo dõi và báo cáo về hiệu suất, chính sách và hướng dẫn thành lập văn bản quản lý rủi ro và có trách nhiệm giải trình một cách rõ ràng để có thể thực hiện các quy trình.
- Quá trình ưa thích rủi ro
Khẩu vị rủi ro cần được lập thành văn bản và nó sẽ được xem xét một cách liên tục để đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu trong tổ chức.
Bài viết trên là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc risk appetite là gì? Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về khẩu vị rủi ro và nắm được tầm quan trọng của khẩu vị rủi ro trong tổ chức, doanh nghiệp. Để từ đó có thể áp dụng và phân tích có hiệu quả trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mình.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết về khẩu vị rủi ro hãy truy cập vào trang web của Khóa Luận Tốt Nghiệp nhé.
Nguồn: 25giay.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp