Chương 4: F-Stop Là Gì Và Nó Hoạt Động Như Thế Nào?
Là một nhiếp ảnh gia mới bắt đầu, bạn có thể đã nghe nói về các thuật ngữ như f-stop hoặc f-number và tự hỏi chúng thực sự có nghĩa là gì. Trong bài viết này, Mê Chụp Ảnh sẽ giải thích một cách chi tiết và nói về cách sử dụng chúng hiệu quả trong quá trình tác nghiệp của bạn.
Nội Dung
Tại Sao Khẩu Độ Lại Quan Trọng
Như Mê Chụp Ảnh đã định nghĩa trước đây, khẩu độ về cơ bản là một lỗ hổng trên ống kính máy ảnh của bạn cho phép ánh sáng đi qua. Đây không phải là một chủ đề quá khó khăn hay phức tạp nhưng nó sẽ giúp bạn biết và hiểu về khái niệm lá khẩu độ mà chúng mình sẽ nhắc đến dưới đây.
Bạn đang xem: Chương 4: F-Stop Là Gì Và Nó Hoạt Động Như Thế Nào?
Lá khẩu độ hay còn được gọi là màng chắn quang học có nhiệm vụ tạo nên một bức rào chắn, ngăn không cho ánh sáng đi qua.
Hãy nhìn vào bên trong ống kính máy ảnh của bạn. Nếu bạn chiếu đèn ở một góc độ thích hợp, bạn sẽ thấy thứ gì đó trông giống như ảnh dưới đây:
Các lá khẩu đổi này được liên kết với nhau, tạo thành một lỗ hổng hình tròn ở giữa ống kính, nơi mà chúng ta có thể mở và đóng, thay đổi kích thước của khẩu độ.
Đây là một khái niệm quan trọng mà bạn đọc cần phải nắm vững! Thông thường, bạn sẽ nghe các nhiếp ảnh gia khác bàn luận về khẩu độ lớn hay với khẩu độ nhỏ. Họ sẽ yêu cầu bạn “dừng lại” (đóng) hoặc “mở” (mở rộng) các lá khẩu cho một bức ảnh cụ thể.
Như đã giải thích ở Chương 3, có sự khác biệt giữa những bức ảnh được chụp với khẩu độ lớn so với khẩu độ nhỏ. Kích thước khẩu độ ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng của bức ảnh, với khẩu độ lớn hơn cho phép nhiều ánh sáng tiếp xúc với cảm biến hơn. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất mà khẩu độ có thể tác động đến.
Một tác động quan trọng nữa của khẩu độ chính là độ sâu trường ảnh – lượng chi tiết sắc nét trong bức ảnh của bạn từ trước ra sau. Ví dụ: hai hình minh họa bên dưới có độ sâu trường ảnh khác nhau, tùy thuộc vào kích thước của khẩu độ:
Điều chỉnh khẩu độ là một trong những công cụ tốt nhất mà bạn có để chụp được những bức ảnh phù hợp. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng cách sử dụng một trong hai chế độ chụp Aperture – Priority hay Manual, cả hai đều cho phép bạn tự do lựa chọn bất kỳ khẩu độ nào mình thích.
Tuy nhiên, trước khi tự mình thử nghiệm, sẽ có một vài thông tin và lưu ý mà bạn cần phải biết.
F-Stop Là Gì?
F-Stop, còn được gọi là F-Number, là tỷ số giữa độ dài tiêu cự của thấu kính với đường kính của khẩu độ lối vào (được tạo thành bởi các lá khẩu độ).
Nếu bạn không hiểu điều này, đừng lo lắng, vì có một lời giải thích dễ dàng hơn nhiều cho người mới bắt đầu. Hiểu đơn giản, F-Stop là con số được hiển thị trên máy ảnh khi bạn thay đổi kích thước khẩu độ ống kính.
Bạn có thể đã để ý thấy thông số này trên chính chiếc máy ảnh của mình. Trên màn hình LCD hoặc kính ngắm của máy ảnh, f-stop thường được hiển thị như sau: f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, v.v. Đôi khi, nó sẽ được lược bỏ đi dấu gạch chéo ở giữa như f2.8 hoặc với chữ “F” viết hoa ở phía trước như F2.8, cả hai đều có ý nghĩa là giống hệt như f/2.8. Đây chỉ là những ví dụ về các f-stop điển hình và bạn sẽ bắt gặp những con số nhỏ hơn như f/1.2 hoặc lớn hơn nhiều như f/64.
Tại Sao Khẩu Độ Lại Được Viết Dưới Dạng F-Stop hay F-Number?
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao khẩu độ lại được viết như vậy? Những kí tự như “f/8” thậm chí có nghĩa là gì? Trên thực tế, đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất về khẩu độ: nó được biểu thị dưới dạng phân số.
Bạn có thể coi khẩu độ f/8 là tỷ lệ 1/8 (một phần tám). Khẩu độ f/2 tương đương với 1/2 (một nửa). Khẩu độ f/16 là 1/16 (một phần mười sáu). Và cứ như thế.
Xem thêm : Dreamweaver là gì, tính năng cơ bản và ưu nhược điểm của dreamweaver
Mê Chụp Ảnh cũng tin rằng các bạn đọc đã biết về cách hoạt động của phân số: 1/2 cốc đường thì nhiều hơn 1/16 cốc. Một chiếc bánh mì kẹp thịt 1/4 pound sẽ lớn hơn một thanh trượt 1/10 pound.
Theo logic tương tự, khẩu độ f/2 lớn hơn nhiều so với khẩu độ f/16. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bặt được thông tin hơn khi theo dõi các bài viết về nhiếp ảnh trên internet nói chung và tại mechupanh nói riêng.
Nếu có ai đó yêu cầu bạn sử dụng khẩu độ lớn, họ đang đề xuất các khẩu độ như f/1.4, f/2 hoặc f/2.8. Ngược lại, với khẩu độ nhỏ, những giá trị thích hợp sẽ là f/8, f/11 hoặc f/16.
Biểu đồ dưới đây sẽ sẽ giúp bạn dễ hình dung về các kích thước khác nhau của khẩu độ:
Chữ “F” Tượng Trưng Cho Điều Gì?
Rất nhiều nhiếp ảnh gia có một thắc mắc thú vị: “f” nghĩa là gì trong f-stop hay trong các giá trị của khẩu độ (như f/8)?
Rất đơn giản, “f” trong tiếng anh là viết tắt của “focal length” hay “độ dài tiêu cự”. Khi bạn biểu thị độ dài tiêu cự dưới dạng phân số, bạn thực chất đang thay đổi giá trị đường kính của các lá khẩu độ trong ống kính của mình. (Hay chính xác hơn là đường kính của các lá khẩu xuất hiện khi bạn nhìn qua mặt trước của ống kính).
Ví dụ: giả sử bạn có ống kính 80-200mm f/2.8 với tiêu cự tối thiểu là 80mm. Ở giá trị f/4, đường kính của các lá khẩu trong ống kính sẽ có giá trị chính xác là 20 mm (tức 80mm/4), trong khi ở f/16, đường kính sẽ giảm xuống chỉ còn 5 mm (tức 80 mm/16).
Đây là một khái niệm tuyệt vời. Nó giúp bạn dễ dàng hình dung tại sao khẩu độ f/4 lại lớn hơn khẩu độ f/16. Về mặt vật lý, ở giá trị f/4, lá khẩu của ống kính có độ mở rộng hơn nhiều, như hình minh họa dưới đây:
Những Giá Trị F-Stop Mà Bạn Có Thể Thiết Lập
Thật không may, bạn sẽ không thể thiết lập bất kỳ giá trị nào mình mong muốn. Vì một số lý do, các lá khẩu trong ống kính sẽ không thể đóng nhỏ hơn hay mở rộng lớn hơn các giá trị đã được tính toán sẵn.
Thông thường, f-stop tối đa của ống kính, cũng thường được gọi là khẩu độ mở rộng, sẽ là f/1.4, f/1.8, f/2, f/2.8, f/3.5, f/4 hoặc f/5.6.
Rất nhiều nhiếp ảnh gia thực sự quan tâm đến khẩu độ tối đa của ống kính. Đôi khi, họ sẵn sàng chi trả thêm hàng trăm đô la chỉ để mua một ống kính có f-stop tối đa là f/2.8 thay vì f/4 hoặc f/1.4 thay vì f/1.8.
Tại sao f-stop tối đa của ống kính lại quan trọng như vậy? Bởi vì ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn sẽ cho phép máy ảnh tiếp xúc được với nhiều ánh sáng hơn. Ví dụ: ống kính có khẩu độ tối đa f/2.8 đem lại lượng ánh sáng gấp đôi khi so sánh với ống kính có khẩu độ tối đa chỉ là f/4. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt này khi phải thực hiện tác nghiệp trong những môi trường thiếu ánh sáng.
Vì mọi người quan tâm rất nhiều đến khẩu độ tối đa, các nhà sản xuất máy ảnh đã quyết định đưa những con số đó vào tên của ống kính. Ví dụ, một trong những ống kính yêu thích của Mê Chụp Ảnh là Nikon 20mm f/1.8G với giá trị f- lớn nhất là f/1.8.
Nếu bạn sở hữu ống kính 50mm f/1.4, khẩu độ lớn nhất bạn có thể sử dụng là f/1.4. Các ống kính zoom chuyên nghiệp với khẩu độ không đổi như 24-70mm f/2.8 sẽ có f/2.8 là khẩu độ tối đa ở mọi độ dài tiêu cự. Trong khi đó, các ống kính thông dụng tầm trung như 18-55mm f/3.5-5.6 sẽ có sự thay đổi khẩu độ tối đa tùy thuộc vào độ dài tiêu cự. Ở 18mm, giá trị tối đa là f/3.5, trong khi ở 55mm, nó thay đổi thành f/5.6.
Các nhiếp ảnh gia thường không quá quan tâm đến khẩu độ tối thiểu mà ống kính cho phép, đó là lý do tại sao các nhà sản xuất không đặt thông tin đó trong tên ống kính của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đọc quan tâm, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông số kỹ thuật này trên website của nhà sản xuất. Khẩu độ nhỏ nhất của ống kính thường là các giá trị như f/16, f/22 hoặc f/32.
F-Stop Và Độ Sâu Trường Ảnh
Bên cạnh việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào trong máy ảnh, F-stop còn tác động đến một yếu tố vô cùng quan trọng khác trong nhiếp ảnh – độ sâu trường ảnh.
Xem thêm : Customer Service Executive là gì? Mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng của vị trí này
Cách dễ dàng nhất để hình dung về độ sâu trường ảnh là theo dõi sự so sánh giữa hai bức ảnh dưới đây. Trong trường hợp này, khẩu độ tương đối lớn f/4 cho ảnh bên trái và khẩu độ cực nhỏ f/32 cho ảnh bên phải. Sự khác biệt là vô cùng rõ ràng:
Điều này rất thú vị! Như bạn có thể thấy, trong bức ảnh sử dụng f/4, chỉ một phần nhỏ ở đầu của con thằn lằn được hiển thị sắc nét trong khi nền của bức ảnh lại rất mờ. Đây được gọi là độ sâu trường ảnh.
Đây là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia chân dung yêu thích các giá trị như f/1.4, f/2 hoặc f/2.8. Chúng mang lại cho bạn hiệu ứng “vùng nét nông” dễ chịu, mà trong đó chỉ một phần nhỏ của chủ thể là sắc nét (chẳng hạn như mắt của đối tượng). Bạn có thể thấy nó trông như thế này:
Mặt khác, bạn sẽ có thể hiểu tại sao các nhiếp ảnh gia phong cảnh lại thích sử dụng các f-stop như f/8, f/11 hoặc f/16. Nếu bạn muốn toàn bộ bức ảnh của mình sắc nét đến tận đường chân trời, đây là những giá trị khẩu độ bạn nên sử dụng.
Thang Đo Khẩu Độ
Dưới đây là các tỷ lệ khẩu độ. Mỗi mức giảm khẩu độ sẽ giảm lượng ánh sáng đi một nửa:
- f/1.4 (độ mở của khẩu độ là rất lớn, cho phép một lượng ánh sáng đáng kể)
- f/2.0 (cho phép lượng ánh sáng bằng một nửa so với f/1.4)
- f/2.8 (cho phép lượng ánh sáng bằng một nửa so với f/2.0)
- f/4.0 (v.v..)
- f/5.6
- f/8.0
- f/11.0
- f/16.0
- f/22.0
- f/32.0 (khẩu độ rất nhỏ, hầu như không có ánh sáng)
Đây là các “điểm dừng” khẩu độ phổ biến, nhưng hầu hết các máy ảnh và ống kính ngày nay đều cho phép bạn thiết lập một số giá trị ở giữa, chẳng hạn như f/1.8 hay f/3.5.
Dưới đây sẽ là bảng thông số các tý lệ khẩu độ cho bạn đọc tiện theo dõi:
Kích thước khẩu độ Độ phơi sáng Độ sâu trường ảnh f/1.4 Rất rộng Rất nhiều ánh sáng Rất nông f/2.0 Rộng Lượng ánh sáng bằng một nửa f/1.4 Nông f/2.8 Rộng Lượng ánh sáng bằng một nửa f/2.0 Nông f/4.0 Trung bình Lượng ánh sáng bằng một nửa f/2.8 Độ nông trung bình f/5.6 Trung bình Lượng ánh sáng bằng một nửa f/4.0 Trung bình f/8.0 Trung bình Lượng ánh sáng bằng một nửa f/5.6 Độ sâu trung bình f/11.0 Nhỏ Lượng ánh sáng bằng một nửa f/8.0 Sâu f/16.0 Nhỏ Lượng ánh sáng bằng một nửa f/11.0 Sâu f/22.0 Rất nhỏ Lượng ánh sáng bằng một nửa f/16.0 Rất sâu
Thông thường, f-stop cho ra hình ảnh sắc nét nhất trên ống kính sẽ xảy ra với các giá trị giữa ở khoảng f/4, f/5.6 hoặc f/8. Tuy nhiên, độ sắc nét không quan trọng bằng những thứ như độ sâu trường ảnh, vì vậy đừng ngần ngại sử dụng các giá trị khác khi bạn cần. Đó là lý do tại sao ống kính được thiết kế với nhiều khẩu độ linh hoạt.
Các Tác Động Khác Của F-Stop
Chương 3: Tìm hiểu về khẩu độ của Mê Chụp Ảnh đã đi sâu vào từng hiệu ứng đơn lẻ của khẩu độ trong bức ảnh của bạn. Nó bao gồm nhiều hiệu ứng và vấn đề khác nhau như nhiễu xạ, mặt trời, quang sai thấu kính, v.v.. Tuy nhiên, dù rằng đó đều là những điều quan trọng nhưng với những người mới bắt đầu, bạn không cần thiết phải quá lo lắng.
Thay vào đó, hãy nắm rõ hai lý do lớn nhất để điều chỉnh khẩu độ là độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh. Đó là hai yếu tố tác động rõ ràng nhất đến hình ảnh của bạn.
Kết Luận
Hy vọng rằng bây giờ bạn đã hiểu rõ về f-stop và những cách nó có thể ảnh hưởng đến ảnh của bạn. Tóm lại:
- F-stop (hay còn gọi là số f) là con số bạn thấy trên màn hình máy ảnh hoặc kính ngắm của mình khi điều chỉnh kích thước khẩu độ.
- Vì được biểu thị dưới dạng phân số nên khẩu độ f/2 lớn hơn nhiều so với khẩu độ f/16.
- Cách hoạt động của khẩu độ cũng giống như đồng tử của bạn, khẩu độ lớn cho phép nhiều ánh sáng. Trong trường hợp trời tối hoặc môi trường thiếu ánh sáng, bạn sẽ muốn sử dụng một khẩu độ lớn, chẳng hạn như f/1.8 hoặc f/3.5.
- Mỗi chiếc máy ảnh được sản xuất có khẩu độ tối đa và tối thiểu định sẵn. Ví dụ, ống kính Nikon 50mm f/1.8G, khẩu độ tối đa là f/1.8 và khẩu độ tối thiểu là f/16. Bạn sẽ không thể thiết lập bất kỳ giá trị nào vượt quá phạm vi đó.
- Ngoài độ phơi sáng, khẩu độ cũng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh – mức độ chi tiết của hình ảnh được lấy nét. Các khẩu độ lớn như f/1.8 có độ sâu trường ảnh rất nông, đó là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia chụp chân dung lại thích chúng đến vậy. Các nhiếp ảnh gia phong cảnh ngược lại, thích sử dụng các khẩu độ nhỏ hơn, như f/8, f/11 hoặc f/16, để chụp cho mình một bức ảnh hoàn toàn sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh.
- Khẩu độ cũng còn rất nhiều tác động khác nhưng độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh vẫn là quan trọng nhất.
Đây là những điều quan trọng và cơ bản nhất giúp bạn hiểu về khẩu độ và f-stop. Bạn đọc có thể theo dõi video sau đây trên youtube để có cái nhìn rõ nét hơn về F-stop: A Simple Explanation of F-Stop (Clip có phụ đề Tiếng Việt, hãy ấn vào nút CC để tiện theo dõi nhé).
Tất nhiên, lý thuyết và thực tiễn luôn rất khác nhau. Ngay cả khi nắm vững toàn bộ bài viết này, bạn vẫn cần thực hành, tác nghiệp, chụp hàng trăm, hàng nghìn bức ảnh, trước khi trở nên thành thục và hiệu quả.
Mong rằng, bài viết này đã làm rõ một số thắc mắc và giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc cơ bản của khẩu độ và hy vọng Mê Chụp Ảnh sẽ trở thành điểm đến quen thuộc của những đọc giả yêu thính Nhiếp Ảnh trên mảnh đất hình chữ S. Nếu cảm thấy Website bổ ích, đừng ngần ngại đánh giá bài viết, để lại bình luận cũng như chia sẻ tới bạn bè của mình. Mê Chụp Ảnh xin cảm ơn và tiếp tục đồng hành với mọi người trong tương lai.
Bài viết trước: Chương 3: Tìm hiểu về khẩu độ (Aperture) trong nhiếp ảnh
Đọc tiếp: Chương 5: ISO Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Mới Bắt Đầu
Đọc thêm: Chuyên mục Nhiếp Ảnh Cơ Bản
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp