Photography là gì? Photography được thể hiện thế nào
Bạn yêu thích chụp ảnh và đam mê vô tận với nhiếp ảnh chuyên nghiệp? Bạn rất dễ bị thu hút bởi một bức ảnh đẹp mắt ấn tượng và cũng muốn mình có thể chụp được như thế? Bạn quan tâm những kiến thức nhiếp ảnh và đã/đang tự học? Vậy thì bạn đang bước đầu đi đến lĩnh vực Nhiếp ảnh – Photography rồi đấy! Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn Photography là gì cũng như những phong cách chụp ảnh phổ biến nhất để bạn tham khảo nhé!
Nội Dung
Photography là gì?
Photography trong tiếng Anh có nghĩa là Nhiếp ảnh, là quá trình tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng thiết bị ghi ảnh/ghi hình cơ học hay kỹ thuật số, chính là máy ảnh hoặc máy chụp hình để ghi lại hình ảnh của một vật thể, một sự vật hiện tượng nào đó bằng cách phản chiếu vật thể đó bằng ánh sáng lên phim nhạy sáng hoặc giấy nhạy sáng, hoặc bằng cách phơi sáng.
Bạn đang xem: Photography là gì? Photography được thể hiện thế nào
Và những người thực hiện chụp ảnh chuyên nghiệp được gọi là Photographer – Nhiếp ảnh gia.
Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật số, ngày nay nhiếp ảnh đã phát triển đến một một mốc rất cao và tân tiến hơn rất nhiều về mặt kỹ thuật. Đồng thời ngày càng có nhiều các phong cách Photography khác nhau. Bạn đã hiểu Photography là gì rồi, vậy bạn biết Photography có những phong cách chụp ảnh nào?
Hãy cùng điểm qua những phong cách chụp ảnh quen thuộc nhưng rất nổi tiếng hiện nay nhé!
Photography được thể hiện qua phong cách nào
1. Phong cách nhiếp ảnh đời thường – Life Photography
>>> Xem ngay: Adobe muse là gì? Cập nhật ngay những tính năng mới nhất
Phong cách chụp ảnh Life Photography – chụp ảnh đường phố đời thường
Phong cách Life Photography là gì? Đó là phong cách chụp ảnh khoảnh khắc trong cuộc sống sinh hoạt bình thường của con người không hề có sự dàn dựng hay sắp xếp. Nếu bạn là người “nằm vùng” lâu trong lĩnh vực nhiếp ảnh hay chính là những nhiếp ảnh gia, thì bạn sẽ nhận ra ngay phong cách này chính là phong cách chụp ảnh đường phố – Street Photography.
Phong cách chụp ảnh đường phố này đem đến cho cả nhiếp ảnh gia và người xem sự quen thuộc rất đặc biệt, những khoảnh khắc trong cuộc sống, hoạt động quen thuộc của con người hay chỉ đơn giản là sự giản dị đơn giản, phản chiếu được cuộc sống của con người một cách chân thực nhất.
Với phong cách chụp ảnh này, đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải có sự quan sát nhiều và khả năng “chộp” khoảnh khắc tiêu biểu nhanh chóng, từ bức ảnh đó thể hiện quan điểm, thái độ hay mục đích riêng của người chụp ảnh.
2. Nhiếp ảnh phong cảnh – Landscape Photography
Nhiếp ảnh phong cảnh – Landscape Photography
Nếu phong cách chụp ảnh đường phố đòi hỏi những khoảnh khắc đời thường nhanh chóng thì với phong cách chụp ảnh này bạn sẽ không cần phải quan tâm quá nhiều về con người, thay vào đó bạn tập trung ống kính của mình đến bối cảnh thiên nhiên, phong cảnh sao cho đẹp nhất, sắc nét và có hồn nhất. Chúng mang giá trị thẩm mĩ rất cao thông qua bố cục, màu sắc, đường nét đem đến hơi thở của thiên nhiên ngay trong bức hình.
3. Nhiếp ảnh kiến trúc – Architectural photography
Nhiếp ảnh kiến trúc – Architectural photography
Kiến trúc là những công trình được xây dựng bởi con người, đó có thể là tòa nhà, biệt thự, cầu, tượng hay các họa tiết hoa văn của các công trình đó. Nhiếp ảnh kiến trúc Architectural photography sẽ là một “tấm gương” phản chiếu được những góc nhìn mới mẻ, những tín ngưỡng, suy nghĩ của nhiếp ảnh gia thông qua những góc nhìn mới của công trình kiến trúc.
4. Nhiếp ảnh chân dung – Portrait photography
Nhiếp ảnh chân dung – Portrait photography
Phong cách chụp Portrait photography là gì? Con người luôn là một đối tượng quan trọng và là trung tâm trong bất cứ lĩnh vực nào, kể cả đối với nhiếp ảnh. Do đó nhiếp ảnh chân dung con người được tách hẳn ra thành một hình thức riêng.
Một bức ảnh chân dung đẹp là bức ảnh phải thể hiện được các đường nét của người chụp, biểu cảm, đặc trưng, hay thậm chí là thái độ, tính cách của người chụp, bởi chúng là những thông tin hình tượng nghệ thuật rõ ràng.
Trong phong cách chụp ảnh chân dung có các loại như chân dung cận cảnh, chân dung tập thể, chân dung đặc tả, Chân dung kết hợp cùng bối cảnh …
5. Nhiếp ảnh báo chí – Journalism photography
Với phong cách chụp ảnh báo chí, có rất nhiều thể loại chụp ảnh nhỏ bên trong phong cách này: Nhiếp ảnh tường thuật, Ảnh báo chí, Nhiếp ảnh bình luận, Nhiếp Ảnh tài liệu và Nhiếp Ảnh phóng sự. Bạn sẽ nhận ra chúng gần như tương ứng với tường thể loại báo chí khác nhau, mỗi một thể loại sẽ có một phong cách chụp và đối tượng hướng đến khác nhau. Và tất cả chúng đều nhằm đến đem thông tin khách quan nhất tới người xem.
6. Nhiếp ảnh quảng cáo – Advertising photography
Xem thêm : Bed Runner là gì? 5 kinh nghiệm mua Bed Runner cho chủ khách sạn
>>> Xem ngay: Booklet là gì? Những điều cần biết khi tạo thiết kế Booklet
Nhiếp ảnh quảng cáo – Advertising photography
Như cái tên đã nói, phong cách nhiếp ảnh quảng cáo không nhằm mục đích gì khác ngoài tập trung vào việc quảng cáo chuyên về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của riêng doanh nghiệp hay tập thể cá nhân với mục đích thương mại. Chẳng hạn như chụp ảnh sản phẩm, chụp quảng bá thương hiệu.
Vậy là bạn đã biết Photography là gì cũng như các phong cách nhiếp ảnh Photography là gì rồi. Trên thực tế đây chỉ là những phong cách chụp ảnh rất quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp mọi nơi, ngoài ra còn có những phong cách chụp ảnh theo từng lĩnh vực như chụp ảnh cưới, hay phong cách chụp ảnh vintage, phong cách chụp ảnh thể thao, chụp tĩnh vật. Bạn nên khám phá tất cả và tìm ra cho mình phong cách chụp ảnh phù hợp nhất.
Để có thể trải nghiệm và chinh phục được những phong cách photography phù hợp với mình nhất bạn nhất định phải có kiến thức nhiếp ảnh từ cơ bản trở đi. Hãy thử tham khảo khóa học “Học nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao” của giảng viên – nhiếp ảnh gia Hoàng Viết Thắng tại 25giay.vn
Về khóa học “Học nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao”
Khóa học “Học nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao”
Xem chi tiết toàn bộ khóa học tại đây
Xem ngay: Học nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học là tổng hợp những kiến thức, phương pháp chụp ảnh từ cơ bản nhất như kiến thức về máy ảnh, kiến thức về các bố cục ảnh, bối cảnh, quy luật ảnh. cho đến những kiến thức nâng cao như phương pháp để tự xử lý những tình huống bất ngờ trong quá trình chụp ảnh, hay những kỹ năng xử lý ảnh đỉnh cao và nghệ thuật chỉ có những nhiếp ảnh gia mới biết, hoặc những kỹ năng xử lý hậu kỳ cho ảnh chụp.
Kết thúc khóa học này bạn không chỉ sở hữu được những kiến thức nền tảng vững chắc về nhiếp ảnh mà còn được giảng viên Hoàng Viết Thắng bật mí những bí quyết, tuyệt kỹ chụp ảnh đỉnh cao và chuyên nghiệp như chụp phơi sáng, chụp Panning.
Tags: Thiết kế
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp