Giám sát là gì?
Giám sát là gì? Hoạt động giám sát được thực hiện như thế nào trong xã hội hiện nay? Phải chăng chỉ có cơ quan công quyền được thực hiện giám sát? Công dân có được giám sát ngược lại hay không? Tham khảo giải đáp các thắc trên qua bài nội dung bài viết dưới đây.
Nội Dung
Giám sát là gì?
Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả từ trước đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh theo từ điển Luật học.
Bạn đang xem: Giám sát là gì?
Theo từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh: Giám sát được hiểu là hoạt động xem xét và đàn hạch.
Theo từ điển Tiếng Việt: Giám sát được hiểu là sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc làm sai những điều đã quy định hoặc dùng để chỉ một chức quan đảm nhận việc theo dõi, xem xét một công việc nào đó.
Còn trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng không đưa ra một điều khoản nào để giải thích Giám sát là gì? thay vào đó đưa ra quy định cụ thể về giám sát. Tuy nhiên, có thể hiểu giám sát là một chức năng luật định, tức là gắn với quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
Chức năng được bảo đảm bởi một số hình thức hoạt động và công cụ đặc thù của các cơ quan công quyền đó.
Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ “giám sát” có khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều đề cập tới nội dung cơ bản: giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó. Giám sát cũng có thể là sự theo dõi, phản ánh của nhân dân đối với cơ quan có thẩm quyền trong các lĩnh vực khác nhau.
Hoạt động giám sát được quy định như thế nào?
Sau khi đã hiểu được Giám sát là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp cách thức giám sát được quy định thế nào trong các văn bản pháp luật.
Có thể thấy, giám sát được thể hiện ở hai chiều tác động qua lại lẫn nhau giữa cơ quan quyền lực với nhau, với công dân và công dân với cơ quan nhà nước.
Giám sát giữa các cơ quan có thẩm quyền, với công dân
Mối quan hệ giám sát này được thể hiện rõ nhất trong Hiến pháp năm 2013 và trong các Luật như Luật Tổ quốc Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2014,…
Một số hoạt động giám sát điển hình:
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thị hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
Xem thêm : Sổ đỏ tiếng Anh là gì?
Như vậy, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có sự giám sát chặt chẽ lẫn nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng trong xã hội, tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn; phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm nếu có.
Hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước với công dân là thiết yếu để bảo đảm an ninh trật tự xã hội và sự vận hành của đất nước.
Giám sát của công dân đối với cơ quan nhà nước
Hoạt động giám sát sẽ là sự áp đặt và không công bằng nếu như chỉ có cơ quan nhà nước được quyền giám sát lẫn nhau và giám sát đối với công dân nên việc quy định công dân cũng có quyền được giám sát cơ quan công quyền trong phạm vi nhất định là điều dễ hiểu.
Giám sát là quyền của nhân dân, của tổ chức xã hội xem xét đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chịu sự giám sát của cử tri. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; Công đoàn giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế…..
Qua bài viết trên, chúng tôi đã làm rõ Giám sát là gì? và cách thức thể hiện hoạt động giám sát cho bạn đọc tham khảo.
Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến số tổng đài tư vấn 1900 6557.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp