Khuẩn lạc là gì? Cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri
Khuẩn lạc là gì? Cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri sao cho nhanh và chính xác là những nội dung mà IAS Links sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
Khuẩn lạc là gì?
Khuẩn lạc là một “tập đoàn” vi khuẩn, một sinh khối của vi khuẩn phát triển trên bề mặt của một giá thể cứng. Trong trường hợp khuẩn lạc phát triển từ 1 tế bào gốc duy nhất, thì bộ gen của chúng đều giống nhau y hệt, và chúng được gọi là một dòng.
Bạn đang xem: Khuẩn lạc là gì? Cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri
Hay hiểu một cách đơn giản, khi chúng ta nuôi cấy 1 loại vi khuẩn nào đó trong môi trường thuận lợi, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển thành một “tập đoàn” các vi khuẩn có thể quan sát được bằng mắt, đó là “khuẩn lạc”.
Chúng ta phân loại các loại khuẩn lạc dựa vào: Môi trường nuôi cấy, màu sắc và hình dạng khuẩn lạc…
Cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri
Cách xác định khuẩn lạc trên đĩa petri phổ biến và cổ điển chính là pha loãng mẫu vật, sau đó cấy trên đĩa petri hay còn gọi là đĩa thạch. Sau đó đếm số lượng khuẩn lạc trên đó.
Cách đếm khuẩn lạc thủ công
Xem thêm : Subtotal là gì ? Tìm hiểu nghĩa và tác dụng của “subtotal”
Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị môi trường nuôi cấy. Hòa tan các thành phần môi trường trong nước. Khử trùng ở 121oC và 1atm trong 15 phút. Trước khi đếm khuẩn lạc cần làm tan chảy hoàn toàn môi trường agar trên bếp điện hoặc lò vi sóng.
Yêu cầu cần đáp ứng: Công việc chuẩn bị cũng như các thao tác phải thực hiện trong môi trường vô trùng. Các dụng cụ sử dụng trong quá trình thực hiện cũng cần được tiệt trùng, tránh sai sót trong khi đếm khuẩn lạc.
Các bước thực hiện:
- Cân 25g mẫu vật cần đếm vào bình Erlen chứa 225 ml dung dịch pha loãng đã khử trùng để được dung dịch có độ pha loãng 10-1. Sử dụng máy lắc để đồng nhất dung dịch trong 20 – 30 phút.
- Hút 1ml dung dịch vừa được pha loãng và đồng nhất ở nồng độ 10-1 lần lượt vào dãy ống nghiệm 9ml để được các mẫu có nồng độ pha loãng là 10-2, 10-3,10-4,…,10-n tùy theo từng mẫu và yêu cầu cụ thể. Trước mỗi lần pha loãng cần dùng máy lắc để đồng nhất dung dịch vừa pha.
- Hút 1ml dung dịch pha loãng ở từng nồng độ cho vào đĩa petri.
- Thêm vào mỗi đĩa petri khoảng 12 – 15 ml môi trường thạch ở nhiệt độ từ 44 – 47oC. Trộn đều dung dịch pha loãng với môi trường bằng cách xoay đĩa petri và để hỗn hợp đông đặc lại bằng cách đặt các đĩa petri trên bề mặt nằm ngang ở nơi mát.
- Sau một thời gian, khi hỗn hợp đông đặc hoàn toàn, lật ngược các đĩa đã chuẩn bị và đặt vào tủ ấm ở (30 ± 1)oC. Ủ trong 48 giờ.
Cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri
Sau 48 giờ, kiểm tra và giữ lại các đĩa có số lượng khuẩn lạc từ 25 đến 300. Lưu ý, khi đếm khuẩn lạc, chỉ đếm những khuẩn lạc đặc trưng cho chủng vi khuẩn đang quan tâm.
Xem thêm : File SHS Là Gì, Cách đọc File SHS Trên Cả Windows Và MacOS
Cách tính số lượng khuẩn lạc chính xác
Tính số lượng vi khuẩn có trong mẫu thử (N) có trong mẫu thử theo trung bình khối lượng từ hai độ pha loãng liên tiếp bằng cách sử dụng Công thức: N= ΣC/( V(n1 + 0.1 x n2)d))
Trong đó:
- ∑C là tổng số khuẩn lạc trên hai đĩa petri có độ pha loãng liên tiếp. VD 10-1 và 10-2.
- n1,n2 là số hộp petri ở hai độ pha loãng liên tiếp đã chọn
- V là thể tích mẫu được đưa vào mỗi đĩa, đơn vị ml
- d là độ pha loãng tương ứng với n1 (độ pha loãng nhỏ hơn).
Cách đếm khuẩn lạc tự động
Cách đếm khuẩn lạc thủ công tốn khá nhiều thời gian. Do đó, để cải thiện tốc độ hiện nay các bạn có thể sử dụng máy đếm khuẩn lạc. Loại máy này sẽ chụp ảnh lại đĩa petri có chứa khuẩn lạc, sau đó tác các khuẩn lạc khỏi nền và dùng thuật toán để đếm số lượng khuẩn lạc có trong đĩa.
Tuy nhiên, thuật toán có thể gặp có khăn trong việc phân biệt các khuẩn lạc khi mẫu vật chứa nhiều hơn 1 dòng vi khuẩn.
Độ chính xác của cách đếm khuẩn lạc trên đĩa petri còn nhiều hạn chế. Do đó, người thực hiện đếm khuẩn lạc cần phải tỉ mỉ và thực hiện đúng từng bước trong quy trình đếm để độ sai số là nhỏ nhất và chính xác nhất có thể.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp