KPCĐ là gì? Hướng dẫn hạch toán kinh phí công đoàn – TK 3382
Kinh phí công đoàn là gì? Cách hạch toán kinh phí công đoàn mới nhất năm 2021 ra sao? Mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau.
- SSH là gì và cách sử dụng SSH cho người mới bắt đầu
- Tạp Vụ Là Gì? Công Việc Của Một Tạp Vụ Trong Nhà Hàng
- Cushion là gì? Những điều cần biết về kem nền dạng Cushion
- Solidworks là gì? Những ưu điểm của phần mềm Solidworks
- Công nghệ Dual Pixel là gì? Tại sao Dual Pixel là công nghệ camera hàng đầu hiện nay?
Nội Dung
Kinh phí công đoàn là gì?
Công đoàn Việt Nam là tổ thức hoạt động để bảo vệ quyền lợi của người lao động, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu của tổ chức công đoàn bao gồm tuyên truyền, tổ chức hoạt động, đứng ra bảo vệ bên thứ 3, bảo vệ cho người lao động.
Bạn đang xem: KPCĐ là gì? Hướng dẫn hạch toán kinh phí công đoàn – TK 3382
Kinh phí công đoàn chính là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn các cấp của tổ chức công đoàn.
Mức kinh phí công đoàn
Mức kinh phí công đoàn mới nhất là bao nhiêu?
Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì một nửa sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và một nửa còn lại để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm : DirectX là gì và tại sao nó lại quan trọng như thế?
Riêng các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
Theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (kể cả UBND xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan tới tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Phương thức đóng kinh phí công đoàn
Theo Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, phương thức đóng kinh phí công đoàn quy định như sau:
- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Nguồn kinh phí đóng công đoàn
Theo Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, nguồn kinh phí công đoàn được quy định cụ thể như sau:
- Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
- Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Xử phạt khi không đóng kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là một trong những loại phí bắt buộc, các trường hợp thuộc đối tượng phải nộp kinh phí công đoàn nhưng không đóng sẽ phải chịu các mức phạt cụ thể.
Theo Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt với doanh nghiệp vi phạm quy định về kinh phí công đoàn quy định như sau:
#1 Phạt tiền từ 12% – dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính
Xem thêm : CBM là gì? Tính CBM như nào là chuẩn xác nhất?
Tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Áp dụng với các trường hợp:
- Chậm đóng kinh phí công đoàn.
- Đóng không đúng mức quy định.
- Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
#2 Phạt tiền từ 18 – 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính
Áp dụng với các trường hợp người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
#3 Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các mức phạt kể trên, doanh nghiệp vi phạm quy định về nộp kinh phí công đoàn sẽ phải có biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
- Chậm nhất là 30 ngày tính từ ngày có quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng hay đóng chưa đủ, chưa đóng, số tiền lãi của tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng.
- Tiền lãi được xác định dựa theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Hạch toán kinh phí công đoàn
Dưới đây là hướng dẫn hạch toán kinh phí công đoàn theo Tài khoản kế toán 3382 – Kinh phí công đoàn một số nghiệp vụ kinh tế:
- Trích kinh phí công đoàn, ghi như sau:
Nợ TK 622, 623, 527, 641, 642 Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn
- Khi nộp kinh phí công đoàn, ghi như sau:
Nợ TK 3382 – Kinh phí công đoàn Có TK 111, 112, …
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp