Lean là gì? Một khái niệm cực kì đơn giản

0

Lean là gì? câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, tuy nhiên đại đa số những câu trả lời lại không “Lean”. Các bạn đã biết nhận diện lean qua bài “Nhận diện lean” thì chúng ta cũng hoàn có thể trả lời câu hỏi “Lean là gì?” một cách Lean nhất.

Vậy, Lean là gì?

Lean là một câu khẩu hiệu đúng nghĩa, nhưng nó mô tả một cách thức tiếp cận toàn diện và bền vững, bằng cách sử dụng nguồn lực ít nhất có thể mà vẫn đạt được kết quả nhiều nhất có thể.

Lean là một chiến lược kinh doanh dựa trên việc tập trung vào khách hàng, làm hài lòng khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo vừa đúng mức mà khách yêu cầu. Vừa đúng có nghĩa là vừa đủ về mặt chất lượng và số lượng, không làm quá mức, quá thừa so với yêu cầu.

Cung cấp những gì khách hàng cần, ngay khi khách hàng muốn, đúng số lượng cần thiết, với mức giá phù hợp, trong khi đó vẫn tối ưu hóa bằng cách sử dụng ở mức tối thiểu vật liệu, thiết bị, nhà xưởng, lao động và thời gian.

Trong thực tế, sản xuất tinh gọn (lean) cho phép một tổ chức rút ngắn thời gian phát triển và thiết kế sản phẩm, sản xuất chất lượng cao hơn, thời gian thấp hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

Lean là gì? Một khái niệm cực kì đơn giản

Mặc dù Lean liên quan trực tiếp đến sản xuất và quy trình, nó cũng có nguồn gốc từ sản xuất. Nhưng thực tiễn cho thấy Lean có thể ứng dụng trong mọi mặt của xã hội, mọi quy trình, mọi tổ chức. Đặc biệt là dạo gần đây có phong trào “khởi nghiệp tinh gọn”. Cho nên trong một tổ chức Lean phải được tham gia bởi tất cả các phòng ban từ Chuỗi Cung Ứng, Nhân Sự, Sản Xuất cho đến Kế Toán…

Lean là liên tục, là một quá trình tiến hóa nhằm thay đổi và thích nghi, nó không phải là một trạng thái, hay một mục tiêu, hay một đích cố định, nó cũng không phải là câu khẩu hiệu mang tính lý tưởng hóa. Trong tổ chức Lean, việc phát triển một cách bền vững và lâu dài là nguyên tắc cốt lõi, ở đó tổ chức xây dựng mối quan hệ bền vững với các bên liên quan (ISO 9001:2015) như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ sở hữu…

Đa số mọi người đều nghĩ rằng Lean có nghĩa là giảm như: giảm lãng phí, giảm cycle times, giảm nhà cung cấp, giảm quan liêu. Nhưng không hẳn, Lean còn có nghĩa là nhiều hơn: Nhân viên có kiến thức nhiều hơn, được trao quyền nhiều hơn, tổ chức vận hành linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn. Năng suất cao hơn, khách hàng hài lòng hơn và thành công lâu dài hơn.

Không phung phí thì không túng thiếu (waste not, want not)

Nguyên tắc của lean là sử dụng ít nhất, tối thiểu nhất có thể về mặt vật tư, thời gian, nhà xưởng, văn phòng, vốn, năng lượng, hoặc những thứ khác mà bạn cần để cung cấp vừa đủ sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần. Cho nên điều tiên quyết là phải đáp ứng yêu cầu mà sử dụng tối thiểu nguồn lực.

Do đó lãng phí là việc sử dụng trên mức tối thiểu để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Lãng phí xuất hiện ở khắp mọi nơi.

  • Sử dụng nhiều vật tư hơn mức cần thiết: Nó không chỉ đơn giản là việc bạn mua nhiều hơn, mà việc tốn tiền cho vận chuyển, lưu kho, kiểm tra đầu vào, xử lý hàng hư hỏng, thậm chí là phải trả tiền để người ta hủy vì nó hết hạn hay lỗi thời. Lean là gì? Một khái niệm cực kì đơn giản
  • Tốn quá nhiều thời gian cho việc phát triển và thiết kế sản phẩm: Bạn không những làm cho khách hàng phải chờ đợi quá lâu, mà còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nguồn lực. Đặc biệt là vào việc sửa đi sửa lại, thay đổi đi thay đổi lại. Cơ hội và chi phí phát triển sản phẩm quá cao, khiến cho mất cạnh tranh với đối thủ.
  • Các sai sót: Việc gây ra sai sót không những tạo ra sự bực bội cho bạn, cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo. Mà hơn thế nữa nó còn tốn thời gian, tốn tiền làm lại, tốn vật tư… Cho nên bớt rút sợi dây kinh nghiệm, bớt phê và tự phê. Hãy làm đúng ngay từ lần đầu tiên.
  • Sản xuất dư thừa, và quá nhiều tồn kho: Hàng tồn kho quá mức làm chiếm dụng không gian, tốn tiền lưu trữ, thêm vào đó là nó phải được kiểm soát và bào trì. Và các bạn biết gì không? Hàng tồn là tiền ứ đọng, không có dòng chảy. Kinh doanh mà làm tốn tiền nhiều hơn kiếm tiền thì còn ý nghĩa gì nữa.
  • Sử dụng nhiều không gian, nhà xưởng hơn mức cần thiết: Không gian và nhà xưởng là chi phí, là vốn đầu tư, cũng như là điện, nước, bảo trì cho nó nữa.
  • Sử dụng nhiều tiền hơn cần thiết, sử dụng chưa hết năng suất của thiết bị và công cụ, lôi kéo nhiều người hơn mức cần thiết, không có đầy đủ thông tin, nhận được thông tin nhiều sai sót…

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác về lean như, ” nhượt điểm của lean”, ” nhận diện lean“, ” 5 nguyên tắc, 8 lảng phí của lean”

Tuấn Huỳnh

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.