Lương Gross là gì? Cách tính và một vài lưu ý quan trọng khi đàm phán lương
Lương Gross (lương tổng) là khoản lương nhiều người lao động quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, người lao động đặc biệt là những người mới đi làm chưa hiểu được khái niệm này. Vậy, lương Gross là gì? Cách tính khoản lương này ra sao? Bài viết dưới đây của lambaohiem sẽ giúp các bạn trả lời được các vấn đề này.
Nội Dung
Tổng quan về lương Gross
Lương Gross nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía người lao động. Khi đi xin việc người lao động cần nắm vững khái niệm nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Bạn đang xem: Lương Gross là gì? Cách tính và một vài lưu ý quan trọng khi đàm phán lương
Lương Gross là gì?
Lương Gross là khoản lương người lao động nhận được bao gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp cùng với các khoản như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (nếu có). Nếu nhận khoản lương này thì người lao động phải tự động đóng bảo hiểm và Thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Lợi ích khi nhận lương Gross
Một số doanh nghiệp cho người lao động lựa chọn nhận lương Net hay Gross. Trong trường hợp được lựa chọn, đa phần người lao động lựa chọn lương Gross. Thực tế, lương tổng giúp người lao động dễ dàng kiểm tra và kiểm soát độ chính xác của mức lương thực lãnh, chủ động trong việc đóng các khoản thuế theo quy định của Nhà nước. Bằng cách này, lương Gross là khoản lương bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
Công thức và cách tính lương Gross mới nhất
Để biết được thu nhập thực của mình, người lao động phải biết các khoản bảo hiểm và thuế cần phải nộp sau khi nhận lương và cách tính lương tổng.
Người lao động tính lương tổng bằng cách dựa vào công thức tổng quát sau:
- Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)
- Lương Gross = Lương Net + (BHXH+BHYT+BHTN + Thuế TNCN)
Trong đó,
Lương Net
Lương Net là khoản lương thực nhận của người lao động được doanh nghiệp trả hàng tháng. Lương Net đã trừ hết các loại chi phí bảo hiểm và Thuế thu nhập cá nhân.
Mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 định nghĩa Bảo hiểm xã hội như sau:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
(Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)
Theo đó, BHXH là chế độ an sinh xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. Cùng với đó, căn cứ vào Điều 85, Điều 86, Luật bảo hiểm xã hội, căn cứ vào Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, mức đóng BHXH tính trên tiền lương tháng của người lao động bao gồm:
- Quỹ hưu trí;
- Quỹ ốm đau- thai sản;
- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm : QA Manager là gì? Công việc vị trí QA Manager là gì?
Trong đó, người lao động Việt Nam đóng 8% (chỉ cho Quỹ hưu trí).
Mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT)
Dựa vào Khoản 1, Điều 2 của Luật bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm được áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
Bên cạnh đó, Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.”
(Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP)
Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.”
(Theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP)
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động đóng BHYT bằng 4,5% tiền lương tháng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5% tiền lương tháng.
Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 3, Luật việc làm năm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Về đóng BHTN, Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Quyết định số 595/QĐ-BHXH, người lao động trong các doanh nghiệp đóng BHTN bằng 1% lương tháng đó.
Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
Thuế TNCN là thuế trực thu được tính trên thu nhập của người nộp thuế. Thuế TNCN được tính sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Người lao động đóng thuế TNCN dựa vào % mức lương tháng. Theo đó, cách tính thuế TNCN như sau:
Xem thêm : Tìm hiểu EOS là gì? Thông tin về dự án EOS với kỷ lục gọi vốn ICO 4 tỷ đô
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Tổng lương nhận được – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ.
- Tổng lương nhận được: là toàn bộ các khoản thực lãnh trong tháng của người lao động.
- Các khoản được miễn thuế (Nếu có) = Lương tăng ca + Thưởng + Phụ cấp cơm trưa + Phụ cấp điện thoại + Phụ cấp đồng phục.
- Giảm trừ gia cảnh = Người nộp thuế + Người phụ thuộc.
Tham khảo >> Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân và các khoản giảm trừ thuế CHI TIẾT
Như vậy công thức tính mức lương Gross năm 2021 sẽ là:
Lương Gross = Lương Net + (BHXH(8%) +BHYT(1,5%) + BHTN(1%) + Thuế TNCN)
Đàm phán lương người lao động cần lưu ý điều gì?
Khi người lao động đi phỏng vấn trong một doanh nghiệp, họ thường băn khoăn nên chọn lương Net hay lương Gross? Sau đây là bảng so sánh giữa hai khoản lương để người lao động hiểu rõ hơn:
Bảng so sánh lương Gross và lương Net
Từ bảng so sánh trên, người lao động nên lựa chọn lương Gross trong khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Bằng cách này, người lao động chủ động trong việc đóng các loại bảo hiểm và thuế, làm chủ mức lương của mình.
Những lưu ý cần thiết khi đàm phán lương?
Để đàm phán được khoản lương mà mình mong muốn, người lao động cần chú ý những điều sau:
- Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và khoản lương mình muốn đàm phán (lương Net hay Gross?).
- Chuẩn bị những thông tin cần thiết, cách ứng xử nhằm giúp bản thân xử lý dễ dàng các tình huống.
- Trình bày rõ ràng, chi tiết về nhu cầu của mình đối với khoản lương đó.
Xem thêm >> Lương tháng thứ 13 là gì? 4 điều người lao động cần nhớ
Kết luận
Như vậy, lương Gross là toàn bộ lương cơ bản cùng với các khoản trợ cấp, phụ cấp. Người lao động sau khi nhận lương tổng phải tự động đóng các loại bảo hiểm và thuế TNCN theo quy định của Nhà nước. Trên đây là những thông tin về lương Gross và cách tính lương Gross cũng như một số lưu ý cho người lao động khi đàm phán lương. lambaohiem mong rằng sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải báo trước?
- Hướng dẫn điền đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động kèm mẫu tải về
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động được đưa ra khi nào?
- Chấm dứt hợp đồng lao động – 3 điều người lao động cần lưu ý
- Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn: Tải về mẫu miễn phí mới nhất
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp