Biên lai là gì?
Trong đời sống thường nhật, việc nộp phí, lệ phí không còn xa lạ với bất kỳ ai và việc nhận lại biên lai sau mỗi lần nộp là điều mà các cá nhân, tổ chức bắt gặp rất thường xuyên. Thấy thường xuyên như vậy nhưng liệu Quý vị đã hiểu rõ biên lai là gì?
Khái niệm biên lai
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, biên lai được định nghĩa là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Biên lai là gì?
Biên lai được chi thành 02 loại:
– Biên lai in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà mỗi tờ biên lai sẽ được in sẵn số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp tiền và được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí mà mức thu được cố định cho từng lần (bao gồm cà các hình thức tem, vé).
– Biên lai không in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà trên đó số tiền thu được do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu tiền phí, lệ phí và chỉ áp dụng cho các trường hợp:
+ Các loại phí, lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỉ lệ phần trăm(%)
+ Các loại phí, lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức, cá nhân nộp tiền phí, lệ phí,
+ Các loại phí, lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.
Xem thêm : Startup là gì? Những ý nghĩa của Startup
Biên lai được thể hiện bằng các hình thức được pháp luật quy định, cụ thể theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC như sau:
Một biên lai được coi là hợp lệ khi có các nội dung sau đây trên cùng một mặt giấy:
– Tên loại biên lai
– Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai
– Số thứ tự của biên lai: Có 7 chữ số và bắt đầu từ 0000001
– Liên của biên lai: Liên 1 (tổ chức thu lưu lại) và Liên 2 (người nộp phí, lệ phí giữ), từ liên thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ cho công tác quản lý.
– Tên, mã số thuế của tổ chức thu phí, lệ phí
Xem thêm : Giải thích ý nghĩa của cụm từ: Here we go là gì ?
– Tên và số tiền phải nộp của loại phí, lệ phí
– Ngày, tháng, năm lập biên lai
– Họ tên, chữ ký của người thu tiền (trừ biên lai in sẵn mệnh giá)
– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (nếu đặt in)
– Biên lai được thể hiện bằng tiếng Việt nếu có phần tiếng nước ngoài thì ngôn ngữ nước ngoài được đặt trong ngoặc đơn.
Như vậy, Luật Hoàng Phi đã giải đáp thắc mắc về biên lai là gì? Quý vị khi còn những muốn tìm hiểu sâu hơn về biên lai thì có thể tham khảo nội dung của Thông tư 303/2016/TT-BTC.
Biên lai điện tử là gì?
Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. (quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC)
Biên lai điện tử hiện nay được sử dụng rất phổ biến đặc biệt là khi Nghị dịnh 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử hạn cuối tùng là ngày 1/11/2020. Sự phổ biến của biên lai điện tử xuất phát từ sự thuận tiện cuả nó như được thực hiện dễ dàng, giúp hoạt động hoạch toán kế toán và làm sổ sách kê khai thuế thuận tiện hơn.
Trên đây là nội dung bài viết về biên lai là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp