[WeTrekology] Hiking là gì?
Các hoạt động dã ngoại đang phổ biến ở Việt Nam. Theo đó, chúng ta được tiếp xúc nhiều hơn với các thuật ngữ Hiking, Trekking, Backpacking,… và nhiều hoạt động liên quan. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ bản chất của Hiking hay chưa.
Những bài viết sau đây tại 25giay.vn – Sống cá tính sẽ cố gắng đem lại cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất, giải thích để các bạn hiểu rõ hơn về Hiking là gì cũng như những khái niệm Trekking, Backpacking, Trail-Running. Đầu tiên, chúng ta hãy đi tìm hiểu về Go Hiking là gì nhé.
Bạn đang xem: [WeTrekology] Hiking là gì?
Nội Dung
HIKING LÀ GÌ?
Hiking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity). Theo nghĩa tiếng anh, Go Hiking là đi bộ đường dài, đi bộ leo núi qua đường mòn hoặc những cũng đường có sẵn.
Ở Canada và Mỹ, thuật ngữ Hiking được sử dụng để chỉ những chuyến đi bộ đường dài ở khu vực ngoài đô thị, thường đi trên đường mòn hay những lối đi bộ ở nông thôn đòi hòi nhiều sức lực.
Trong khi Walking (đi bộ hay đi dạo bộ) ở Canada và Mỹ để chỉ những chuyến đi bộ quãng đường ngắn trong thành phố, nơi đô thị thì ở Anh và Ai – len, Walking lại được sử dụng để chỉ tất cả các loại hình đi bộ ở công viên hay Hiking trên dãy núi Anpơ
Hiking đôi khi cũng được sử dụng ở Anh, cùng với những thuật ngữ khác như Rambling – đi du ngoạn, Hillwalking – đi bộ trên vùng đồi núi, gọi tắt là đi bộ leo núi. Khu vực Bắc Anh lại sử dụng thuật ngữ Fellwalking để chỉ việc đi bộ leo núi.
Go Hiking trên những con đường mòn hoặc trên cung đường có sẵn để ngắm cảnh, hòa mình vào thiên nhiên
Ở Úc, Go Hiking thường bao hàm Bushwhacking – đi thám hiểm rừng sâu. Thuật ngữ Bushwhacking này chỉ những chuyến đi bộ khó khăn, xuyên qua những cánh rừng rậm rạp, nhiều tầng thực vật thấp cao, mà để đi xuyên qua đòi hỏi phải rẽ cây, phá bụi.
Trong một số trường hợp cây cối quá rậm rạp đến mức không thể đi qua được, người đi rừng phải sử dụng dao rựa để phát bụi, làm quang lối đi. Thuật ngữ Bushwhacking được sử dụng để chỉ cả việc đi bộ trên đường mòn hoặc ngoài đường mòn (Off – Trail Hiking).
Các thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở New Zealand thay cho Hiking bao gồm Tramping – cũng có nghĩa là đi bộ đường dài, thường là những chuyến đi qua đêm, dài ngày), Walking và Bushwalking.
Trekking là thuật ngữ được ưa chuộng hơn khi sử dụng để chỉ những chuyến Hiking nhiều ngày hơn trên khu vực nhiều đồi núi như Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bắc – Nam Mỹ, Iran hay vùng cao Đông Ấn.
Hiking trên một quãng đường mòn dài, đi từ đầu đến cuối đường mòn, được gọi là Thru-hiking ở một số nơi
Ở Bắc Mỹ, những chuyến hiking nhiều ngày có kết hợp với cắm trại – Camping – thường được gọi là Backpacking. Backpacking ở đây cần được phân biệt với thuật ngữ Backpacking sử dụng để chỉ một cách thức đi du lịch mà người đi du lịch chủ yếu tận dụng các phương tiện giao thông công cộng trong suốt chuyến đi, kéo dài hàng tháng trời, hay chúng ta quen gọi là ‘Tây ba-lô”, “du lịch ba-lô” hay “du lịch bụi”.
Ở Việt Nam, các hoạt động như leo núi Yên Từ, Bà Đen, chùa Hương, Bà Nà … cũng được gọi là hoạt động Hiking. Hiking, hiện nay, là một hoạt động rất phổ biến với số lượng đông đảo các tổ chức chuyên về Hiking trên khắp thế giới.
Đó là những khái niệm về Go Hiking, Hiking là gì ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Nếu bạn đang có dự địng trong thời gian tới đi Hiking thì đừng quên lên kế hoạch và chuẩn bị cho mình sẽ trang bị đi hiking dưới đây nhé!
TRANG BỊ ĐI HIKING VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG OUTDOOR NÓI CHUNG
Xem thêm : Fennel là gì? Tìm hiểu về cây thì là tây
Trang thiết bị sử dụng khi hiking phụ thuộc vào độ dài quãng đường đi. Khi Hiking trong ngày, bạn thường cần mang theo giày Hiking, nước uống, thực phẩm, bản đồ và các trang thiết bị đi mưa. Còn nếu đi Hiking dài ngày thì phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều như: La bàn, đồ chống nắng, giữ nhiệt, thực phẩm, sơ cứu y tế, thiết bị chiếu sáng,…
Câu lạc bộ Người Leo Núi – The Mountaineers club – một tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục, bảo tồn các hoạt động giải trí ngoài trời, thành lập năm 1906 tại Seatle – Mỹ, đã kiến nghị danh sách “10 vật dụng thiết yếu – Ten Essentials” cho hiking, bao gồm la bàn, kính râm, kem chống nắng, đèn pin, bộ sơ cứu y tế, đồ đánh lửa, dao. Ngoài ra, một số tổ chức khác có đề nghị them các vật dụng khác như mũ, găng tay, kem chống côn trùng và mền cứu sinh, thiết bị định vị GPS.
Thu xếp hành lý có 10 vật dụng thiết yếu bất kể khi nào bạn đi tới những nơi hẻo lánh, kể cả hiking trong ngày, là một thói quan tốt. Mặc dù sự thật là trong một chuyến đi thông thường bạn chỉ sử dụng một vài vật dụng trong số đó. Tuy nhiên chỉ khi nào bạn lâm vào tình cảnh thực sự cần đến 1 thứ bất kỳ trong 10 vật dụng cần thiết trên, bạn mới hiểu rõ và trân trọng giá trị của chúng.
Vào năm 2003, The Mountaineers club đã cập nhật lại danh sách trên theo một phương pháp có “hệ thống” thay vì liệt kê các vật dụng đơn lẻ (ví dụ, bản đồ và la bàn nay được gộp vào nhóm “hệ thống” thiết bị định vị – Naviation System)
Hệ thống Ten Essentials mới này này đã được giới thiệu lần đầu tiên trong nội dung chuyên đề về leo núi và thám hiểm của The Mountaineers với cuốn sách “Moutaineerning: The Freedom of the Hills” phiên bản 8.
1. Thiết bi định vị/định hướng
Bản đồ và la bàn nay được coi như là 2 thành phần của hệ thống định vị. Thêm vào đồng hồ đo độ cao đeo tay, một thiết bị định vị GPS, bạn có thể thấy ngay hệ thống tiếp cận mới này dễ dàng lên tới trên 10 vật dụng. Một bản đồ địa hình cần được mang theo bên mình trong bất kỳ chuyến đi nào, trừ khi đó chỉ là một chuyến đi ngắn, những đoạn đường mòn bạn chắc chắn không thể lạc, hay những đoạn đường mòn bạn đi thường xuyên. Một chiếc la bàn, kết hợp với kỹ năng đọc bản đồ, sẽ là công cụ sống còn một khi bạn bị mất phương hướng. Có một thiết bị định vị GPS công nghệ cao có làm cho la bàn trở nên lỗi thời ko? Không. Một chiếc la bàn có trọng lượng nhẹ như không và không phụ thuộc vào pin. Bởi vậy ngay cả khi bạn cực kỳ tin tưởng vào thiết bị định vị GPS thì một chiếc la bàn truyền thống vẫn là đồ dự phòng không thể thiếu được. Lưu ý: La bàn được lắp thêm gương có thể sử dụng để phản chiếu ánh mặt trời tới trực thăng hay đội giải cứu trong trường khợp khẩn cấp. Một đồng hồ đo độ cao (altimeter) cũng là thiết bị định vị quan trọng nên cân nhắc. Dụng cụ này sử dụng một bộ cảm biến khí áp để đo áp suất không khí và cung cấp một sự ước lượng gần với độ cao của bạn – thông tin này giúp bạn theo dõi được tiến trình và xác định được vị trí ở trên bản đồ.
2. Đồ chống nắng
Kính chống nắng hay kính râm tuyệt đối không thể thiết được.
Tất cả kính chống nắng đều phải ngăn 100% tia cực tím UV (tia UVA và UVB) – chức năng cốt lõi của một mắt kính chất lượng tốt. Tia UVB, là tia UV có thể làm bỏng da, làm gia tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể.
Khi chọn kem chống nắng, các chuyên gia về sức khoẻ khuyên bạn nên chọn 1) kem có hệ số chống nắng (SPF) tối thiểu là 15, SPF 30 được khuyên dùng cho những chuyến dã ngoại dài ngày và 2) kem chống nắng ngăn tia UV.
Dựa trên rất nhiều yếu tốt khác nhau như thời gian trong ngày, lượng mộ hồi …, bạn nên bôi lại kem sau 2 tiếng. Đừng trông đợi quá vào kem chống nắng SPF.
Quần áo chống nắng với một lớp chống ngắn UPF. Mức độ hoạt động của bạn (lượng mồ hôi toát ra) và nhiệt độ là những yếu tố quyết định liệu bạn nên mặc quần dài hay quần short (áo ngắn tay hay dài tay) khi ở ngoài trời. Bạn vẫn sẽ cần kem chống nắng cho mặt, cổ và bàn tay.
3. Đồ giữ nhiệt
Thời tiết có thể bất ngờ trở nên ẩm ướt, lạnh hay nhiều gió, hãy tỏ ra thông minh bằng việc mang thêm một bộ quần áo trong trường hợp có điều gì đó xảy ra.
Tác giả của cuốn sách Mountaineering gợi ý rằng: “Bộ quần áo mang thêm cần được lựa chọn dựa theo thời tiết. Hãy hỏi câu hỏi này: “Bạn cần gì để sống sót trong điều kiện thời tiết tồi tệ nhất mà thực tế bạn có thể sẽ phải đối mặt trong chuyến đi?”
Sự lựa chọn thông dụng nhất là một bộ quần áo ngủ, một mũ giữ nhiệt hoặc mũ len trùm đầu, tất, một áo khoác bằng sợi tổng hợp.
4. Đồ chiếu sáng
Đèn đeo trán là một sự lựa chọn nhẹ nhàng bởi chúng không cần cần tay, nhỏ, nhẹ, và thời gian sử dụng pin dài.
Rất nhiều đèn đeo trán có chế độ nhấp nháy, là một lựa chọn tốt trong những trường hợp khẩn cấp; đèn đeo trán có thời gian sử dụng pin lâu nhất khi ở chế độ nhấp nháy. Đèn pin và đèn xếp cũng có giá trị sử dụng tốt. Một số đèn pin có thể chiếu sáng rất mạnh, hiệu quả khi sử dụng tạo tín hiệu trong những trường hợp khẩn cấp.
Luôn mang theo pin dự phòng. Mỗi thành viên trong đoàn cần mang đèn riêng.
5. Bộ sơ cứu y tế
Một bộ sơ cứu y tế được sắp sẵn loại bỏ hết những phỏng đoán khi bạn phải tự làm một bộ trang bị riêng, tuy vậy vẫn có nhiều người tự sắp xếp bộ trang bị riêng để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Bất kỳ bộ trang bị sơ cứu y tế nào cũng cần có đồ dùng để trị những vết bỏng, rộp, có băng cá nhân nhiều kích cỡ, một vài miếng băng gạc, băng dính, thuốc khử trùng, thuốc giảm đau, bút và giấy. Găng tay y tế cũng là đồ dùng đáng để cân nhắc mang thêm.
Xem thêm : Lifestyle là gì? Một số phong cách sống trong thời đại hiện nay
Độ dài chuyến đi của bạn và số lượng người tham gia sẽ tác động đến lượng đồ dùng trong hộp trang bị của bạn. Mang theo một số sách hướng dẫn ngắn gọn để đối phó với một số trường hợp cấp cứu cũng là một ý kiến hay.
6. Đồ đánh Lửa
Khi mang diêm đi dã ngoại, chung cần được đựng trong hộp, túi không thấm nước hoặc bạn nên sử dụng diêm không thấm nước. Hãy mang dư và đảm bảo chúng luôn được giữ khô. Những hộp diêm mua tại cửa hàng tạp hoá thường được làm hợi hợt và có kết cấu kém, khó có thể tin tưởng để sử dụng khi đi dã ngoại. Bật lửa cũng khá tiện dụng, nhưng vẫn phải luôn luôn mang theo diêm để dự phòng.
Dụng cụ đánh lửa, như cái tên của nó, là một dụng cụ giúp bạn đánh lửa. Một dụng cụ đánh lửa lý tưởng bắt lửa nhanh và duy trì được nhiệt trong một vài giây. Chất liệu để làm mồi lửa có thể bao gồm bùi nhùi, phải được cất kín trong một túi ni-lông; nến; vỏ cây hay củi khô. Ngay cả sơ vải, len, vải cotton vụn từ nhà mang đi cũng có thể sử dụng được.
7. Bộ đồ nghề và dụng cụ sửa chữa
Dao dã ngoại, dao đa năng hay dụng cụ đa năng là những thiết bị thuận tiện sử dụng cho việc sửa chữa, chuẩn bị đồ ăn, sơ cứu, đánh lửa hay các nhu cầu khẩn cấp khác. Một dao đa năng cơ bản cần có một lưỡi dao mở ra ngoài, 1 hoặc 2 tua-vít 2 cạnh, một dụng cụ mở nắp đồ hộp và một cái kéo (một số người gọi công cụ này là xa xỉ). Công việc bạn cần phải sử dụng dao càng phức tạp (trong trường hợp, ví dụ, bạn phải dẫn đầu một nhóm có ít kinh nghiệm dã ngoại) thì bạn càng cần nhiều công cụ cho dao hay cho dụng cụ đa năng của bạn. Nếu bạn mang theo đệm hơi, hãy cân nhắc mang thêm một bộ sửa chữa cho đệm. Nếu bạn đã từng phải chịu đựng một tấm đệm bị thủng khi dã ngoãi thì bạn sẽ biết giá trị của bộ sửa chữa. Sau đây là một mẹo kinh điển cho một bộ sửa chữa tối giản: Quấn một dải băng keo (sản phẩm được coi là “chữa bách bệnh”) xung quanh chai nước hay gậy leo núi, như vậy bạn có thể sử dụng để sửa những thứ không-ai-biết-được khi dã ngoãi ở những nơi hẻo lánh.
8. Dinh dưỡng (mang thêm đồ ăn)
Luôn luôn mang dư thức ăn cho một ngày. Có thể đơn giản là đồ khô đông lạnh, hay tốt hơn nữa là những đồ ăn sẵn với thời hạn sử dụng lâu như: thanh năng lượng (energy bars), các loại hạt khô, hạnh nhân, thịt sấy, mì gói.
Quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ giúp cơ thể bạn ấm, bởi vậy trong cái lạnh ban đêm, có thể nhai một ít đồ ăn trước khi đi ngủ – chỉ cần lưu ý đừng để lại đồ ăn thừa trong lều của bạn làm thu hút thú rừng
9. Giữ nước (mang thêm nước)
Cuốn sách Mountaineering gợi ý rằng hãy luôn luôn mang ít nhất một bình nước và một túi nước có thể xếp lại được. Bạn nên mang một số thiết bị xử lý nước, có thể là bình lọc hoặc xử lý nước bằng chất hoá học.
Khi bắt đầu những chuyến đi dài ngày, hãy tham khảo bản đồ và cố gắng xác định nguồn nước có thể có, cố gắng lấy thêm nước ở những nguồn nước gần nhất trước khi tiếp tục một cuộc hành trình mà bạn không thể chắc chắn về nguồn nước sẵn có.
10. Nơi trú ẩn khẩn cấp
Nơi trú ấn là một mục mới trong Ten Essentials, mục này dường như nhắm vào những người đi dã ngoại trong ngày, bởi phần lớn những người đi dã ngoại qua đêm luôn luôn mang sẵn lều dã ngoại hoặc bạt che. Ý nghĩa ở đây là, nếu bạn bị lạc hoặc bị thương, khiến bạn mắc kẹt ở những nơi hoang vu, bạn cần một thứ gì đó để đối phó với gió hoặc mưa. Sự lựa chọn ở đây bao gồm một tấm bạt loại siêu nhẹ, lều ngủ bivy, một tấm mền cứu sinh, hoặc thậm chí một túi ni-lông cỡ lớn.
CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT KHÁC
Dưới đây là một số vật dụng có thể bạn sẽ cần cân nhắc tới:
Đồ chống côn trùng: sự lựa chọn hiệu quả nhất là kem bôi hoặc thuốc xịt có chứa thành phần hoạt tính DEET hay picaridin, cũng có thể là quần áo được xử lý với chất diệt côn trùng permethrin.
Còi: để gọi sự giúp đỡ
Rìu phá băng: để sử dụng khi băng qua khu vực tuyết.
Máy phát tín hiệu định vị cá nhân (Personal locator beacon – PLB): Một máy ALP có thể giúp những người giải cứu tìm thấy bạn trong trường hợp khẩn cấp.
Thiết bị liên lạc: Radio hai chiều, điện thoại di động hoặc điện thoại vệ tinh.
Thiết bị ra hiệu: Như đã đề cập ở trên, một số la bàn được trang bị thêm gương. Nếu la bàn của bạn không có hãy mang theo một gương nhỏ để phát tín hiệu tới những người giải cứu trong trường hợp cần thiết.
KIẾN THỨC: Tất cả vật dụng trong balô của bạn sẽ không có giá trị nếu bạn không biết cách sử dụng chúng. Theo lời một người chỉ huy của đội truy tìm và giải cứu, “Mọi người đều nói về 10 vật dụng cần thiết, nhưng quan trọng bậc nhất là thứ gì “nằm giữa” đôi tai họ.”
Ethan Nguyen
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp