Trích dẫn là gì?

0

Hiện nay, việc “trích dẫn” có thể nói là hành động quen thuộc của tất cả chúng ta hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng biết trích dẫn là gì? và cách trích dẫn một cách đúng cách, đúng pháp luật. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý độc giả nội dung xoay quanh vấn đề trích dẫn.

Trích dẫn là gì?

Trích dẫn (tác phẩm) là một phần của quyền sở hữu trí tuệ, thế nhưng các hoạt động nghiên cứu, kế thừa, sử dụng ý tưởng của tác giả trước đó liên quan đến việc trích cứu hợp lý tác phẩm, nhất là trong thời đại kỹ thuật số, môi trường internet thì mọi thông tin đều có thể truy cập và trích dẫn một cách dễ dàng.

Do đó, việc trích dẫn này như thế nào để đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, không làm sai lệch ý tưởng của tác giả và đúng được ý đồ của người trích dẫn là việc không đơn giản.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký sở hữu trí tuệ

Trích dẫn tiếng Anh là gì?

Trích dẫn tiếng Anh là quotation”, được phát âm là /kwəʊˈteɪ.ʃən/. Ở dạng nói, người ta hay nói ngắn gọn là “quote”.

Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu

Ngoài việc giải đáp trích dẫn là gì? như trên đây, chúng tôi còn giúp Quý độc giả có thêm thông tin để thực hiện trích dẫn tài liệu. Cụ thể, một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu Quý vị cần lưu ý, đó là:

Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.

Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.

Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [26, 345-346]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phẩy và không có khoảng trắng.

Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.

Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.

Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.

trich dan la gi 0

Một số lưu ý khi trích dẫn

Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong công trình nghiên cứu. Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

Sắp xếp riêng tài liệu tham khảo tiếng Việt và tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài.

Khối tiếng Việt sắp xếp trước, khối tiếng nước ngoài sắp xếp sau. Nếu tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài.

Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một cụm từ, dãn dòng đơn. Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắng. Tên tác giả theo sau số thứ tự nhưng dòng dưới sẽ thụt vào một TAB (1,27cm).

Số thứ tự được ghi liên tục giữa các tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt ghi dầy đủ theo thứ tự Họ, Họ đệm và Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ (không có dấu phẩy theo sau), tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm (có dấu chấm) và tên (dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó).

Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự tác giả theo Họ của tác giả nước ngoài. Người lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì đưa vào khối tài liệu nước ngoài, thứ tự của tác giả chính là Họ và tác giả được viết như cách viết trong tài liệu tham khảo.

Các cách trích dẫn

Có các cách trích dẫn như sau:

Trích dẫn trực tiếp

Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn.

Trích dẫn gián tiếp

Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

Trích dẫn thứ cấp

Là người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Những quy định của pháp luật Việt Nam về trích dẫn hợp lý tác phẩm

Luật Sở hữu trí tuệ nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến các quyền sở hữu trí tuẹ và quy định các trường hợp khi sử dụng tác phẩm đã công bố thì phải xin phép, trả nhuận bút và thù lao, thế nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đó là trích dẫn hợp lý tác phẩm.

Tóm lại, việc trích dẫn ngoài việc không làm sai ý của tác giả, không gây phương hại đến quyền tác giả và phù hợp với đặc điểm của tác phẩm của tác phẩm được sử dụng để trích dẫn thì viẹc trích dẫn đó phải không nhằm mục đích thương mại.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những nội dung xoay quanh vấn đề trích dẫn là gì và nguyên tắc, lưu ý khi trích dẫn. Quý độc giả tham khảo bài viết có thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900 6557, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.