Card màn hình Nvidia là gì |Đột phá nổi bật 2020 Nvidia
Card màn hình là dòng card có trách nhiệm chính về xử lý các tác vụ đồ họa và chất lượng hình ảnh. Trên thị trường hiện nay, có 2 dòng card màn hình được dùng phổ biến là AMD và Nvidia. Hai hãng này đều sở hữu những con chip đồ họa mạnh và được tích hợp trên laptop. So với Vga AMD thì Vga rời Nvidia có nhiều nổi bật hơn. Vậy card màn hình Nvidia là gì? Đột phá nổi bật của Nvidia năm 2020. Hôm nay, 25giay.vn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nó.
Card màn hình Nvidia
Nội Dung
1. Card màn hình Nvidia là gì?
Card màn hình là nơi tiếp nhận thông tin từ trung tâm bộ vi xử lý, sau đó phân tách các nội dung liên quan đến độ phân giải, màu sắc, cường độ, tương phản, chất lượng hình ảnh,… Cuối cùng thông qua bộ phận kết nối, hiển thị lên màn hình để người dùng hiểu được nội dung. Cụ thể làm các nhiệm vụ sau:
Card màn hình có nhiệm vụ:
– Kết nối bo mạch chủ với dữ liệu và nguồn điện.
– Phân tích và xử lý dữ liệu, quyết định nhiệm vụ hiển thị của mỗi điểm ảnh trên màn hình.
– Riêng card đồ họa rời: Bộ nhớ đệm của card màn hình rời sẽ lưu giữ thông tin về mỗi pixel, đồng thời đóng vai trò lưu giữ những hình ảnh được render xong.
– Truyền thông tin lên màn hình để người dùng đọc, hiểu thông tin.
Card màn hình Nvidia là card đồ họa rời. Nvidia là một hãng chuyên sản xuất và phát triển bộ xử lý đồ họa, máy trạm, laptop, thiết bị di động,…Nvidia được biết đến là nhà sản xuất card đồ họa dành cho laptop.
Cách đọc hiểu tên của card đồ họa rời Nvidia.
Nhìn vào tên gọi của card Nvidia bạn có thể dễ dàng biết được dòng card chuyên game hay làm đồ họa, card mới hay card cũ, sử dụng cho máy tính hay laptop và cả sức mạnh của nó.
Nvidia có quy tắc đặt tên cho các dòng card của nó. Ví dụ như: “Nivida GeForce MX130” thì:
Nvidia là hãng card sản xuất.
GeForce là dòng card chuyên mục đích chơi game, Nvidia được biết đến nhiều nhờ dòng sản phẩm này.
Ngoài ra, còn có Quadro – chuyên dành cho thiết kế 3D cho máy trạm và sáng tạo nội dung kỹ thuật. Tesla – dành riêng cho các ứng dụng đồ họa cao cấp trong các lĩnh vực chuyên nghiệp và khoa học. nForce – Chipset bo mạch chủ cho bộ xử lý Amd Athlon và Duron.
MX130 là mã số card
Tác dụng của card đồ họa rời:
– Kết nối bo mạch chủ với dữ liệu.
– Phân tích, xử lý dữ liệu hình ảnh.
– Lưu trữ thông tin, hình ảnh về mỗi pixel bởi card đồ họa rời có bộ nhớ riêng.
– Kết nối với màn hình để trình chiếu những sản phẩm bạn đã thiết kế.
2. Bảng xếp hạng card màn hình Nvidia
Card màn hình Nvidia có nhiều dòng như: Nvidia Quadro, Nvidia GeForce GTX, Nvidia Titan. Mỗi dòng được thiết kế với mỗi mục đích riêng
Card màn hình Nvidia Quadro: là dòng card sử dụng cho các máy tính trạm để xử lý các hình ảnh, video, phim một cách chuyên nghiệp. Quadro là dòng card đắt tiền, được trang bị các công nghệ mới nhất để xử lý các tác vụ và kết cấu đồ họa chuyên nghiệp. Dòng card này phù hợp với các doanh nghiệp vừa.
Card màn hình Nvidia Quadro
Card màn hình Nvidia GeForce GTX: là dòng card tên tuổi của hãng Nvidia. GeForce là dòng sản phẩm chuyên dùng cho chơi game, còn GTX là dòng sản phẩm có hiệu năng cao, xử lý hình ảnh đồ họa và chơi game mượt mà.
Card màn hình Nvidia GeForce GTX
Card màn hình Nvidia Titan: là dòng card màn hình có hiệu suất rất cao được trang bị nhiều công nghệ mới của hãng với mức giá đắt, có khi lên đến 100 triệu. Các model của dòng card Nvidia Titan là: GTX Titan, GTX Titan Black, GTX Titan X, Titan X, Titan Xp, Titan V, Titan RTX.
Card màn hình Nvidia Titan
Vậy dòng card màn hình nào của Nvidia là mạnh nhất? Các bạn có thể xem bảng xếp hạng từ cao đến thấp của những dòng GPU phổ thông và đáng mua dưới đây để có lựa chọn phù hợp:
1. Nvidia GeForce RTX 2080 Ti
2. Nvidia GeForce RTX 2080 Super
3. Nvidia GeForce RTX 2080
4. Nvidia GeForce RTX 2070 Super
5. Nvidia GeForce RTX 2070
6. Nvidia GeForce RTX 2060 Super
7. Nvidia GeForce RTX 2060
8. Nvidia GeForce GTX 1660 Ti
9. Nvidia GeForce GTX 1660 Super
10. Nvidia GeForce GTX 1660
11. Nvidia GeForce GTX 1060 6 GB
12. Nvidia GeForce GTX 1060 3 GB
13. Nvidia GeForce GTX 1650 Super
14. Nvidia GeForce GTX 1650
15. Nvidia GeForce GTX 1050 Ti
16. Nvidia GeForce GTX 1050
3. Card màn hình cho laptop
Card màn hình rời Nvidia cho laptop gồm có:
+ Card màn hình laptop dành cho đồ họa: Nvidia Quadro
Nvidia Quadro là dòng card màn hình rời chuyên dành cho thiết kế và đồ họa. Dòng sản phẩm này được thiết kế và phát triển dành riêng cho máy trạm di động chuyên dụng, cung cấp trên 200 ứng dụng chuyên nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay ra đời dòng card màn hình gắn ngoài cho laptop bạn có thể tham khảo thêm loại này.
Card màn hình laptop Nvidia Quadro dành cho đồ họa
+ Card màn hình laptop dành cho chơi game: Nvidia GTX series
Nvidia GTX series là dòng card tên tuổi của hãng Nvidia. GTX là dòng sản phẩm chuyên dùng cho chơi game có hiệu năng cao, xử lý đồ họa và game mượt mà. Một số card Nvidia GTX dành cho chơi game phổ thông như là: Nvidia GTX 980M, Nvidia GTX 970M, Nvidia GTX 960M, Nvidia GTX 860M,…
Card màn hình laptop Nvidia GTX series dành cho chơi game
4. Ưu nhược điểm Card màn hình Nvidia
Ưu điểm của card màn hình Nvidia:
– Được thiết kế độc lập nên không ảnh hưởng tới bộ nhớ RAM khi hoạt động với các ứng dụng đồ họa hay chơi game.
– Hỗ trợ chơi những game có cấu hình cao, các phần mềm đồ họa hay chạy nhiều ứng dụng cùng lúc vẫn mượt mà.
– Phân khúc nhiều dòng sản phẩm cho thiết kế, đồ họa, chơi game, máy trạm chủ nên các bạn có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm theo mục đích sử dụng.
Nhược điểm của card màn hình Nvidia:
– Giá thành cao hơn so với những dòng card màn hình thông thường.
– Do được lắp độc lập nên khi sử dụng thường bị nóng máy, các bạn cần lắp thêm quạt tản nhiệt đi kèm.
Nhìn chung, card màn hình Nvidia dành cho laptop chơi game hay thiết kế đồ họa đều mạnh. Đây là dòng card màn hình có nhiều bức phá trong từng sản phẩm. Mỗi dòng card của Nvidia đều mang mục đích sử dụng riêng, đa dạng sản phẩm cho các bạn lựa chọn phù hợp túi tiền.
5. Card màn hình Nvidia giá bao nhiêu?
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nvidia cung cấp nhiều dòng card màn hình Nvidia với những phân khúc khác nhau. Tùy vào nhu cầu của bạn để lựa chọn được dòng các màn hình phù hợp. Tuy nhiên, một điều chắc chắn, những dòng card rời sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với card màn hình onboard.
Dòng card Nvidia có nhiều phân khúc. Tiêu biểu như: dòng Nvidia GeForce GTX 1050 là dòng bình dân có mức giá tương đối rẻ chỉ khoảng dưới 3 triệu đồng Trong khi đó dòng Nvidia GTX 1080 Ti, card rời 4k cao cấp hiện nay có mức giá lên đến khoảng 16,5 triệu đồng.
6. Cách tối ưu hóa card màn hình Nvidia
6.1. Tối ưu hóa cài đặt trong Nvidia Control Panel
Card màn hình Nvidia muốn sử dụng đạt hiệu năng cao, ổn định. Bạn cần phải cần chỉnh sửa các cài đặt card rời của bạn. Đầu tiên, bạn cần tải phiên bản mới nhất của phần mềm Nvidia Control Panel.
Sau khi tải về và tiến hành cài đặt, bạn mở phần mềm Nvidia Control Panel lên. Tiến hành thay đổi cài đặt theo hướng dẫn sau:
Xem thêm : Trans Guy là gì?
Bước 1 : Click vào mục adjust image settings with preview trong phần 3D Settings.
Bước 2: Nhìn sang bên cửa sổ bên tay trái, bạn sẽ thấy một mô hình 3D mô phỏng chất lượng hình ảnh đầu ra của bạn.
Giao diện Nvidia Control Panel
Có 3 lựa chọn dưới hình, bạn nên chọn mục thứ 3 Use my preference emphasizing.
Bạn điều chỉnh thanh trượt Quality để điều chỉnh chất lượng hình ảnh. Nếu máy tính cấu hình yếu, không nên chọn chất lượng quá cao. Sẽ gây ra hiện tượng giật, lag khi chơi game. Ngược lại, bạn nên chỉnh về hướng Performance, để tăng hiệu suất về game.
Bước 3: Bên cửa sổ bên trái, click vào mục Manage 3D settings trong 3D Settings. Cửa sổ bên phải hiện ra, cho phép bạn điều chỉnh các thông số từng game một.
6.2. Tùy chỉnh thông số card màn hình Nvidia
Ngoài những tính năng hiệu chỉnh chung. Nvidia Control Panel còn cung cấp những thẻ điều chỉnh chi tiết. Trong phần này, bạn sẽ có 2 lựa chọn:
– Thẻ global settings: tùy chọn chung cho tất cả các ứng dụng.
– Thẻ program settings: Tùy chọn riêng cho từng ứng dụng.
Một số mục trong 2 phần này mà bạn cần quan tâm đó là:
Ambient occlusion
Chỉ số AO (Ambient occlusion) liên quan đến các hiệu ứng ánh sáng, bóng, màu nắng, độ tối sáng, giúp hình ảnh hiện ra trông chân thực và sống động hơn. Nếu bạn cảm thấy không quan trọng có thể chuyển tính năng này về Off để tối ưu hiệu suất của ứng dụng.
Anisotropic filtering
Hình ảnh khi điều chỉnh Anisotropic filtering (AF)
Anisotropic filtering (AF) là độ rõ, sắc nét của game. Chỉ số AF càng cao thì chất lượng hiển thị càng rõ nét. Thông thường chỉ số này thường được để ở mức x8, bạn có thể điều chỉnh cao thấp đề phù hợp với nhu cầu của mình.
Anti aliasing FXAA – anti aliasing
Anti aliasing FXAA – anti aliasing được gọi là tính năng khử răng cưa. Giúp hình ảnh hiện lên được mượt mà hơn. Do hình ảnh là tập hợp của những pixel hình vuông nên khi hình ảnh hiển thị sẽ khá thô và cứng nếu kích thước pixel to.
Tính năng khử răng cưa trong NVIDIA Control Panel
Anti aliasing gamma correction
Chỉ số Anti aliasing gamma correction dùng để điều chỉnh độ sáng. Nếu bạn điều chỉnh tính năng khử năng khử răng cưa thấp xuống, bạn cũng nên điều chỉnh tính năng này thấp xuống để đạt độ đồng bộ.
Anti aliasing mode
Đây là một tính năng khử răng cưa khác, giúp tối ưu hình ảnh sắc nét cục bộ. Bạn có thể nhiều kĩ thuật lấy mẫu khác để tối ưu độ sắc nét cho hình ảnh như:
– Multisampling (MSAA): Là trình khử răng cưa có hiệu suất cao nhất.
– Coverage Sampling (CSAA): Trình khử răng cưa toàn diện.
– Custom-filter (CFAA): Bộ lọc riêng được sản xuất bởi hãng card màn hình AMD.
Thay đổi khi dùng tính năng khử răng cưa Anti aliasing mode
Dynamic Super Resolution (DSR)
DSR giúp thay đổi độ phân giải của máy tính để phù hợp với độ phân giải DSR trong NVIDIA Control Panel. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi. Đa số game hiện này đều có khả năng tự phát hiện độ phân giải DSR.
Tính năng tối ưu độ phân giải trên game trong NVIDIA Control Panel
Vertical Sync – VSync
Vertical Sync – VSync thường được sử dụng trong nhiều dòng game 3D. Hỗ trợ điều chỉnh tốc độ khung hình của trò chơi (Game FPS) và tốc độ làm mới khung hình của máy tính (Monitor FPS) để đồng bộ hơn.
6.3. Tối ưu hóa cài đặt trong Nvidia Geforce Experience
Giao diện cửa sổ Nvidia Geforce Experience
Nvidia Geforce Experience là một phần mềm tối ưu và không cần phải tự điều chỉnh quá nhiều như bên NVIDIA Control Panel. Ngay khi vừa khởi động, phần mềm sẽ tự động tìm kiếm game trong máy tính và thực hiện tối ưu cho phù hợp.
Một số chức năng phổ biến trong Nvidia Geforce Experience:
– Game auto-optimizer: Tính năng này là một bảng điều chỉnh chung và bạn có thể tự điều chỉnh giống như giao diện nvidia control panel. Ngoài ra, bạn chỉ cần ấn nút optimizer là phần mềm có thể tự động tối ưu các tính năng cho bạn.
– Shadow Play: Chức năng ghi hình, chụp hình khi đang chơi game.
– Chức năng tự động cập nhật driver mới nhất.
– Nvidia Shield Game Streaming: Cho phép người dùng stream game liên tục lên các máy Shield.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.
Acup.vn – Địa chỉ uy tín hơn 10 năm kinh doanh
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp