Dải ngân hà là gì?

0

logo 0Dải ngân hà, hay còn gọi là Thiên Hà, là thiên hà chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài.

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thíchNgười ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà

giai ngan ha

Các tên gọi Dải ngân hà trong tiếng Việt đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những đêm trời quang, nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Người Trung Hoa cổ đại tưởng tượng đó là một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân hà. Thiên hà (không viết hoa) theo nghĩa thông thường là tinh hệ.

Galileo Galile đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Dải ngân hà vào năm 1610 bằng kính viễn vọng của mình. Tuy nhiên, cho tới tận những năm 20 thế kỉ 20, các nhà thiên văn học vẫn cho rằng toàn bộ vũ trụ mà con người biết lúc bấy giờ đều chứa trong Dải ngân hà. Đến khi có cuộc tranh luận lớn nổ ra giữa Harlow Shapley và Heber Curtis, cùng với Edwin Hubble đã chứng minh được Dải ngân hà chứa Mặt trời của chúng ta chỉ là một trong số rất rất nhiều Dải ngân hà khác.

Dải ngân hà là một thiên hà xoắn ốc mà khi được nhìn từ bên trên (theo hướng vuông góc với mặt đĩa), phần trung tâm phình rộng ra và có bốn cánh tay xoắn ốc lớn bao xung quanh Với đường kính dao động từ khoảng 100,000 đến 180,000 năm ánh sáng, người ta ước tính có khoảng 100 – 400 tỉ ngôi sao được chứa ở trong Dải ngân hà, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh. Không giống như những thiên hà xoắn ốc thông thường, những thiên hà xoắn ốc dạng thanh (hay thiên hà xoắn ốc gãy khúc) có một vùng dạng thanh chắn chạy ngang qua trung tâm của nó, và có hai cánh tay xoắn ốc chính. Dải ngân hà cũng vậy và có thêm hai cánh tay xoắn ốc nhỏ hơn. Một trong hai cánh tay nhỏ đó là Cánh tay xoắn ốc Orion, có chứa Hệ mặt trời, nó nằm giữa hai cánh tay lớn là Perseus và Sagittarius.

Hệ mặt trời nằm ở mặt trong của Cánh tay Orion – một cấu trúc hình xoắn ốc chứa đầy bụi và khí gas, cách tâm quay Galactic Center khoảng 26,000 năm ánh sáng. Các ngôi sao trong phạm vi khoảng 10,000 năm ánh sáng tạo nên phần bồi nhô cao. Việc này có thể giải thích bằng sự tồn tại của một hố đen siêu nặng tại trung tâm Dải ngân hà với khối lượng ước tính gấp khoảng 4,1 – 4,5 triệu lần mặt trời.

Cả Dải ngân hà di chuyển với vận tốc khoảng 600km/s. Nó chứa cả các ngôi sao cổ xưa nhất của vũ trụ, thậm chí với tuổi đời bắt đầu không lâu sau vụ nổ Big Bang. Nó còn tự quay quanh lõi của mình. Những cánh tay xoắn ốc luôn di chuyển trong không gian, Mặt trời cùng các hành tinh cũng chuyển động cùng với chúng. Hệ mặt trời của chúng ta di chuyển với tốc độ 220 km/s, nhưng dù với vận tốc nhanh như vậy, chúng ta cũng phải mất đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi Dải ngân hà.

Trên đây là những khái niệm cơ bản về Dải ngân hà. Như bạn thấy, nó rất rộng lớn và cho đến ngày nay các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu được một phần rất rất nhỏ trong nó.

Nhật Linh (theo Wikipedia)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.