Tiêu cự máy ảnh là gì? Bạn có thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này?
Là một thuật ngữ cơ bản trong nhiếp ảnh thể hiện mức độ phóng đại của mỗi ống kính. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hay chưa có kiến thức chuẩn chỉ thì nhất định phải tìm hiểu về thuật ngữ này. Vậy tiêu cự máy ảnh là gì? Hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết chia sẻ sau của Digi4u nhé.
Nội Dung
Tiêu cự máy ảnh là gì?
Tiêu cự là khoảng cách đo được từ tâm ống kính đến cảm biến máy ảnh, nói cách khác tiêu cự ống kính cho ta biết mức độ phóng đại mà ống kính đạt được.
Một ví dụ để các bạn có thể dễ dàng hiểu: Bạn có một ống kính tiêu cự 40mm và bạn có thể nhìn thấy được một ngọn núi ở rất ra, nhưng nếu ống kính tiêu cự 400mm thì bạn chỉ có thể nhìn thấy những cái cây trên ngọn núi đó mà thôi.
Nghĩa là: Tiêu cự máy ảnh sẽ quyết định phạm vi cảnh mà bạn có thể chụp được, như ví dụ mà chúng tôi nói ở trên, khi tiêu cự máy ảnh càng ngắn thì góc máy càng rộng. Và tiêu cự càng dài thì vật thể ở xa trông như lớn hơn.
Các loại ống kính phổ biến hiện nay
Trên thân ống kính có ghi rõ độ dài tiêu cự của ống kính. Độ dài tiêu cự sẽ nói cho nhiếp ảnh gia biết góc chụp của ống kính mà chúng ta vẫn hay thường gọi như các ống kính góc rộng, ống kính tele,… Đồng thời, tiêu cự cũng nói cho bạn mức độ phóng đại của chủ thể trong bức ảnh.
Người ta chia ống kính ra làm nhiều loại:
- Ống kính có tiêu cự khoảng 35mm được gọi là ống kính thông thường.
- Ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 35mm được gọi là ống kính góc rộng.
- Còn những ống kính có tiêu cự lớn hơn 35mm được gọi là ống kính tele.
Và cũng không có tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào đối với các thuật ngữ này. Việc dùng nhiều ống kính khác nhau tùy vào chủ thể hay hình ảnh mà bạn muốn chụp nó như thế nào.
Tất cả các ống kính đều có ghi tiêu cự trên thân ống kính và đó cũng là tên gọi của các ống kính. Ví dụ: ống kính 18-55mm f/3.5-5.6 – từ tên gọi này bạn có thể biết được đây là một ống kính rất rộng có thể chụp ảnh góc rộng nhất ở tiêu cự là 18mm và zoom xa nhất với tiêu cự 55mm. Ngoài ra, cũng có những ống kính chỉ có 1 tiêu cự cố định như ống kính 55mm f/1.8.
Những ống kính có thể thay đổi tiêu cự được gọi là ống kính zoom, còn các ống kính chỉ có 1 tiêu cự thường được gọi là ống fix, hay ống prime
Phân loại các dải tiêu cự
Khi bạn hiểu về tiêu cự máy ảnh thì bạn sẽ biết được cần phải chọn loại tiêu cự nào cho bức ảnh của mình. Chúng tôi xin chia sẻ phân loại những dải tiêu cự trong từng trường hợp thường dùng (tiêu cự theo cảm biến crop)
- Chụp phong cảnh: từ 10mm đến 18mm
- Chụp chân dung toàn thân: 24mm đến 45mm
- Chụp chân dung: 55mm đến 140mm
- Phơi sáng đêm: 10mm đến 18mm
- Chụp macro: 70mm đến 150mm
- Chụp gia đình và trẻ em: 35mm đến 90mm
- Chụp thể thao ngoài trời: 200mm đến 400mm
Tiêu cự và hệ số Crop
Xem thêm : Fieldbus Là Gì ? » Thuận Nhật Các Loại Truyền Thông Công Nghiệp
Sử dụng một máy ảnh có cảm biến Crop như Nikon D5300, Canon 7D, hay Sony A6000,… thì khi chụp cùng một tiêu cự, ảnh sẽ có góc nhìn hẹp hơn so với khi chụp trên máy ảnh cảm biến Full-frame. Ví dụ, khi bạn chụp một ống kính 35mm trên máy ảnh cảm biến crop sẽ cho góc nhìn tương tự như khi bạn chụp ống kính 50mm trên máy ảnh có cảm biến Full-frame ở cùng khoảng cách giống nhau.
Nghĩa là khi bạn góc nhìn của ống kính 50mm trên máy ảnh Crop có tính chất giống như ống kính 85mm trên máy ảnh Full-frame. Mỗi máy ảnh Full-frame và crop có những ưu nhược điểm hoàn toàn khác nhau và không nghĩa là máy ảnh Full-frame thì sẽ tốt hơn Crop. Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn.
Tìm hiểu thêm:
– Máy ảnh full-frame là gì?
– Máy ảnh Crop là gì?
Những điều căn bản bạn cần biết về tiêu cự máy ảnh
1. Tiêu cự không quan trọng bằng trường nhìn
Có hai yếu tố xác định trường nhìn của một ống kính là: tiêu cự và kích thước cảm biến. Trường nhìn, đôi khi được gọi là góc nhìn, quan trọng hơn nhiều so với tiêu cự, bởi nó cho bạn biết ống kính “nhìn” được bao nhiêu khung cảnh.
Tuy nhiên, do trường nhìn thay đổi tuỳ thuộc kích thước cảm biến, các nhà sản xuất cho chúng ta thông tin thay thế thông qua các số đo tiêu cự. Tiêu cự là một phép đo cố định không thay đổi (nó là khoảng cách từ trung tâm của ống kính đến mặt phẳng tiêu cự, tức cảm biến của máy ảnh).
2. Ống kính góc rộng là ống kính để “thu vào”
Bất kỳ ống kính nào có trường nhìn rộng hơn 63 độ thì đều là ống kính góc rộng. Đó thường là các ống 35mm hoặc ngắn hơn trên máy ảnh full-frame.
Ống kính góc rộng có hai đặc điểm tác động đến ảnh chụp:
Xem thêm : Work Up là gì và cấu trúc cụm từ Work Up trong câu Tiếng Anh
– Trường nhìn rộng có nghĩa là bạn phải di chuyền tới gần chủ đề của bạn để đưa chủ đề vào khung hình. Nhưng, cùng lúc đó, ống kính góc rộng cũng sẽ thu nhận hậu cảnh ít hơn. Tiêu cự càng ngắn thì hậu cảnh càng lớn và bạn càng phải tiến sát chủ đề hơn.
– Các ống kính góc rộng thường mang lại độ sâu trường ảnh tốt hơn ở bất kỳ thiết lập khẩu độ nào so với các tiêu cự dài hơn (thực tế, cần điều chỉnh khoảng cách từ ống kính tới chủ đề tuỳ thuộc vào tiêu cự).
3. Ống kính Telephoto là ống kính để “loại trừ”
Tại sao lại nói ống kính tele là ống kính loại trừ? Chúng có một trường nhìn hẹp. Khi bạn đưa chủ đề của bạn vào khung hình thì hầu như không còn thấy hậu cảnh đâu cả. Chúng cũng dễ dàng khiến hậu cảnh bị đưa ra khỏi vùng lấy nét khi sử dụng khẩu độ rộng.
4. Các ống kính bình thường giữ vị trí trung bình
Các ống kính thông thường có trường nhìn vào khoảng 55 độ, giữ vị trí trung bình giữa ống góc rộng và tele. Chúng không cho hình ảnh với góc nhìn ấn tượng mà bạn có thể có được với một ống góc rộng, và cũng không loại trừ hậu cảnh đến mức giống như ống tele.
Trên đây là những chia sẻ về tiêu cự máy ảnh mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn, hãy nắm chắc cho mình những kiến thức căn bản của nhiếp ảnh để có thể tạo nên những bức ảnh nghệ thuật cho riêng mình. Điều này cũng giúp bạn xác định được cần sử dụng ống kính nào với máy ảnh bạn đang có để khắc phục các nhược điểm của ống kính. Chúc các bạn thành công
Thế giới số Digi4u
Địa chỉ : 89 Trần Nhân Tông – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: (024).39413862 / (024).39413863
Hot line : 0983.789.176 / 0966.889.176
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp