Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
Nội Dung
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
Căn cứ Khoản 4, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Ví dụ về tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam:
Bạn đang xem: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
- Công ty tài chính: Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset, công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, công ty tài chính TNHH HD Saison…
- Công ty cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ, Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Kexim Việt Nam…
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Căn cứ Điều 4, Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN quy định như sau:
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới các hình thức sau đây:
- Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức tín dụng nước ngoài làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn thành lập.
Các quy định về tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Quy định về thời gian hoạt động
Theo quy định tại Điều 5, Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN, thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được ghi trong Giấy phép, tối đa không quá 50 năm.
Quy định về cấp Giấy phép
– Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác trong Giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng phi ngân hàng
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sử dụng Giấy phép theo quy định sau:
- Sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
- Không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.
– Nếu Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy dưới hình thức khác, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có văn bản nêu rõ lý do và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước cấp lại bản sao Giấy phép từ sổ gốc cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
– Quy trình cấp Giấy phép như sau:
Bước 1: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ đề không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nếu Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Bước 5: Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung.
Bước 6: Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung.
Nếu không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước. Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Xem thêm : BJ là gì và HJ là gì – Massage HJ BJ có nghĩa là gì
Quy định về cấp giấy phép của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Quy định về tên, trụ sở chính
– Tên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo:
- Phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan
- Được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
- Công ty tài chính cổ phần và tên riêng;
- Công ty cho thuê tài chính cổ phần và tên riêng;
- Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
- Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
- Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn và tên riêng đối với công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn và tên riêng đối với công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Trụ sở chính của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau đây:
- Được ghi trong Giấy phép và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phải là nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành
- Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà, số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
- Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- Có hệ thống thông tin quản lý kết nối trực tuyến giữa trụ sở chính với các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng và yêu cầu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định về thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
– Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập, chấm dứt, giải thể chi nhánh và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định về việc mua cổ phần
– Việc mua lại cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định
Trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.
– Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Căn cứ Điều 26, Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN)
Quy định về chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp
Chuyển nhượng phần vốn góp
– Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác.
– Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp.
– Phải đảm bảo tuân thủ quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
– Phải đảm bảo tỷ lệ góp vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này và các quy định sau đây:
- Đối tác mới nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này
- Đối tác mới nhận chuyển nhượng là ngân hàng thương mại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này
- Đối tác mới nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
Mua lại phần vốn góp
Việc mua lại phần vốn góp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, điều kiện thanh toán và xử lý phần vốn góp thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp
- Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp
- Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế
- Không bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp.
Quy định mua lại phần góp vốn của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được thực hiện các nghiệp vụ nào?
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
So sánh ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Phân biệt tổ ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tiêu chí so sánh Ngân hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Loại hình
– Ngân hàng thương mại
– Ngân hàng chính sách
– Ngân hàng hợp tác xã
Xem thêm : Best regards là gì? Cách dùng best regards chính xác
– Công ty tài chính
– Công ty cho thuê tài chính
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác
Nguồn vốn Vốn của ngân hàng là các khoản tiền nhận gửi, các khoản tiền vay, khoản tiền tự có Vốn của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là vốn tự góp, các quỹ trợ cấp, tiền thu được khi phát hành cổ phiếu trái khoản Hoạt động Ngân hàng được nhận tiền gửi, đi vay các khoản nhỏ và cho vay các khoản lớn Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì không được nhận tiền gửi và phải đi vay các khoản lớn và cho vay các khoản nhỏ Vấn đề quản lý của Nhà nước Ngân hàng chịu sự quản lý của Nhà nước và ràng buộc về tiền gửi dựng trữ, bảo hiểm khoản vay… không được tham gia vào thị trường chứng khoán Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bị ràng buộc nhiều như ngân hàng thương mại, hoạt động chủ yếu là đầu tư cổ phiếu, thương phiếu, bất động sản
Danh sách các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam
Công ty tài chính
Danh sách các công ty tài chính tại Việt Nam:
Tên công ty Địa chỉ Tên công ty Địa chỉ 1. Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện Số 3 Đặng Thái Thân, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. 9. Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
Tầng G, 8 và 10 Tòa nhà Phụ nữ số 20 Nguyễn Đăng Giai, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
2. Công ty tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng Tầng KT, Tòa nhà văn phòng Thăng long, Thăng Long Tower, số 98 phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội 10. Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
Tầng 23, Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
3. Công ty tài chính cổ phần Điện Lực Tầng 14,15 & 16 Tháp B, tòa nhà trung tâm điều hành và thông tin viễn thống ngành điện lực Việt Nam (tòa nhà EVN) – 11 Cửa Bắc, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội 11. Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS (100% vốn nước ngoài)
Lầu 15, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
4. Công ty tài chính cổ phần Handico Tầng 9, 10, 11 Tòa Nhà Văn phòng Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội 12. Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ
120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
5. Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (100% vốn nước ngoài) Tầng 12A, tòa tháp tây, Tòa nhà Lotte Center Hà Nội, số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. 13. Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
Phòng 4-5, tầng 12, Sài Gòn Centre Tòa 2, số 67 đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
6. Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) (100% vốn nước ngoài) Lầu 1 Saigon Royal, số 91 đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 14. Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Tòa nhà Gelex, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
7. Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Tầng 2 Tòa nhà REE Tower, số 9 Đoàn Văn Bơ, phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh 15. Công ty tài chính cổ phần Tín Việt
Tầng 17 tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội.
8. Công ty tài chính TNHH HD Saison (100% vốn nước ngoài) Tầng 8, 9, 10 Toà nhà Gilimex, 24c Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh 15. Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (liên doanh)
Tầng 12, tòa nhà TNR Tower, số 54 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Công ty cho thuê tài chính
Danh sách các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam:
Tên công ty Địa chỉ Tên công ty Địa chỉ 1. Công ty cho thuê tài chính (CTTC) TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ Tầng 2, số 120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội 6. Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội 2. Công ty CTTC TNHH MTV Kexim Việt Nam (100% vốn nước ngoài) Tầng 9 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 7. Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 230 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 3. Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Á Châu 131 Châu Văn Liêm, phường 14, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh 8. Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam P 902, Centre Tower 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 4. Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công thương Việt Nam 16 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội 9. Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (100% vốn nước ngoài) Phòng 2801-04 tầng 28, Sài Gòn Trade Centre, 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 5. Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 25T1, N05, đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 10. Công ty TNHH CTTC BIDV – Sumi Trust Tầng 20 tháp A, Vincom, số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nguồn: 25giay.vn
Như vậy, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng như cấp tín dụng nhưng không được phép nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp