KOLS là gì? Vai trò KOLS và phân loại các nhóm KOL hiện nay
Vài năm trở lại đây, các hình thức quảng cáo thông qua KOLs ngày một sáng tạo và được các marketer tận dụng triệt để trong các chiến lược quảng bá thương hiệu của mình. Tuy nhiên khái niệm về KOLs là gì và tại sao họ lại có sức ảnh hưởng đến vậy còn khá mơ hồ với nhiều người.
- Facebook Profile là gì? Phân biệt giữa Profile, Trang và Nhóm
- Google Adword là gì? Hướng dẫn cách thực hiện quảng cáo Google Ads hiệu quả
- Impact là gì và cấu trúc từ Impact trong câu Tiếng Anh
- Attrition là gì? Tác động của sự tiêu hao lực lượng lao động đối với doanh nghiệp
- Set On là gì và cấu trúc cụm từ Set On trong câu Tiếng Anh
Vậy thì trong bài viết hôm nay, hãy cùng LP Tech lật lại định nghĩa KOLs thật rõ ràng và cách chọn dịch vụ Booking KOLs như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả PR nhất cho doanh nghiệp nhé!
Bạn đang xem: KOLS là gì? Vai trò KOLS và phân loại các nhóm KOL hiện nay
Nội Dung
KOLs là gì?
KOLs ( viết tắt là Key Opinion Leaders, tức là người dẫn dắt tư tưởng) là một người hoặc nhóm người có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng và kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực, ngành nghề họ hoạt động.
Ví dụ như trong lĩnh vực sức khỏe, KOLs là các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng,… Trong lĩnh vực nấu ăn sẽ là các đầu bếp, chuyên gia nghiên cứu ẩm thực nổi tiếng. Hay trong lĩnh vực âm nhạc thì KOLs là các ca sĩ có chuyên môn, nhạc sĩ nổi tiếng,… Mỗi ngành nghề đều sẽ có các KOL chuyên gia và phù hợp riêng.
KOLs đạt được vị thế như các chuyên gia, tiếng nói của họ được công nhận và ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của người tiêu dùng. Vì sao ư ? Bởi những thành tích, kiến thức chuyên môn và kỹ năng của họ được nhiều người biết đến, mang lại cho họ sự uy quyền.
Vì vậy, với tiềm năng quan hệ và sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng khán giả nên định nghĩa KOLs Marketing ra đời, trở thành phương thức tiếp thị hiệu quả nhờ sự nổi lên của truyền thông xã hội.
KOLs Marketing là gì?
KOL Marketinglà hình thức tiếp thị thông qua các KOL. Khi doanh nghiệp muốn quảng bá, branding cho các sản phẩm, dịch vụ hay chương trình của mình, cần sự giới thiệu có trọng lượng đến từ các chuyên gia trong ngành. Khi đó thương hiệu cần đến ý kiến của một KOL.
Đó có thể là tham gia các buổi talkshow, sự kiện, quay video/viết bài post review sản phẩm, làm đại diện gương mặt thương hiệu.
Video: Các dự án mà LPTech đã thực hiện
Kết hợp giữa marketing online và sự trải nghiệm thực tế của người nổi tiếng nhằm tạo được lòng tin người dùng, từ đó thúc đẩy họ chuyển đổi mua hàng.
>> Bài viết liên quan: Triển khai KOLs Marketing kênh nào là tối ưu?
Phân loại 3 nhóm KOLs phổ biến hiện nay
Trong thế giới Marketing thì KOLs được phân thành 3 nhóm:
- Celebrity: là nhóm người nổi tiếng như sao, ca sĩ, MC, diễn viên hoạt động trong showbiz. Đây là nhóm KOLs có độ nhận biết rộng nhất.
- Influencer: là người có sức ảnh hưởng, được chú ý và quan tâm rộng rãi trên mạng xã hội.
- Mass Seeder: là nhóm người có sức ảnh hưởng tới nhóm khách hàng nhỏ lẻ, ví dụ như các bạn review ăn uống, địa điểm du lịch hay quần áo,…
Sự khác nhau giữa KOL và Influencer là gì?
Xem thêm : BDM là gì? Những vấn đề cần nắm rõ về thuật ngữ BDM
Đều cùng là những người “có sức ảnh hưởng” đến cộng đồng, vậy KOL và Influencer khác biệt nhau như thế nào?
Marketing là một thế giới phức tạp, hai khái niệm KOL và Influencer dần thay đổi theo thời gian, cũng không ít marketer hay người booking PR đánh đồng xem 2 định nghĩa này tương đương nhau.
Hơn thế, một người vừa có thể là Influencer vừa có thể là KOL. Việc Influencer trở thành KOL cũng rất nhiều, và việc KOL không là Influencer cũng rất nhiều. Về nôm na để phân biệt hay nắm rõ đặc điểm của 2 nhóm người ảnh hưởng này.
→ Tham khảo: Dịch vụ Booking KOL
Về Influencer là người:
- Bất kỳ ai được nhiều người quan tâm và theo dõi. Điển hình là các hotface, youtuber, blogger,…
- Nổi tiếng trên MXH
- Nghề nghiệp thường trong lĩnh vực giải trí
- Có xu hướng tương tác và phản hồi người hâm mộ của họ tốt hơn
Còn KOL là một thuật ngữ rộng hơn, họ là người:
- Có kiến thức chuyên môn và là chuyên gia trong một lĩnh vực
- Tiếng nói của họ chính xác, chuyên sâu và có giá trị tham khảo hơn
- Không nhất thiết phải hoạt động mạnh mẽ trên MXH
- Thường gắn liền với một ngành hoặc sản phẩm đặc trưng
Qua phân nhóm KOL có thể thấy Influencer chính là một nhánh con của KOL.
Ví dụ như Ngọc Trinh vừa là một KOL nổi tiếng trong lĩnh vực người mẫu vừa là một Influencer bởi Ngọc Trinh đã lấn sang lĩnh vực youtuber và có lượng fans ủng hộ trên mạng xã hội đông đảo (với hơn 1 triệu người đăng ký tại youtube).
Hay trong chiến dịch “ Lắc Xì” của ví Momo đã mời 2 KOLs đình đám là Trấn Thành và Hari Won thực hiện MV ngắn mang tên Cứ lắc là có quà. Kết quả là chiến dịch nhận được tổng lượt thảo luận và xem là 1,6 triệu lượt. Trong đó, 81,25% là đến từ lượng chia sẻ tự nhiên của người dùng và phần còn lại là nói về quá trình chơi game như trao đổi linh thú, quà tặng trong game.
Qua đó cho thấy sức mạnh của KOL và vai trò của họ trong các chiến dịch PR và branding thương hiệu, sản phẩm là vô cùng mạnh.
>> Bài viết liên quan: Tổng hợp danh sách KOL, Influencer mới nhất cho tất cả các ngành
KOLs trong marketing đóng vai trò gì ?
Tận dụng được thế mạnh bùng nổ của mạng xã hội kết hợp cùng lượng người theo dõi đông đảo và uy tín của các KOLs chính là mắt xích thành công cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm và hình ảnh của thương hiệu.
- Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu: bởi hầu hết người theo dõi KOL đều thuộc chung một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể nên nếu thương hiệu chọn được KOL phù hợp sẽ nhanh chóng tiếp cận và branding thương hiệu mình hiệu quả.
- Tăng nhận diện thương hiệu: các đánh giá hay nhận định về sản phẩm mà KOL đưa ra sẽ góp phần lan tỏa và nâng cao uy tín của thương hiệu. Từ đó nhận diện thương hiệu cũng được tăng cao.
- Tăng uy tín cho sản phẩm: KOL là một chuyên gia, có kiến thức và am hiểu về một lĩnh vực nhất định nên lời giới thiệu sản phẩm từ họ hoặc các video quảng cáo có sự xuất hiện của KOL giúp người dùng tin tưởng về sản phẩm.
- Thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm: Chìa khóa của KOL chính là “có được mối quan hệ tin tưởng” với cộng đồng nên tâm lý khách hàng sẽ tin tưởng và chọn mua những sản phẩm/dịch vụ mà người có chuyên môn, nổi tiếng giới thiệu.
- Cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO: các đăng trên blog hay MXH có kèm liên kết dẫn về website bởi KOL thường sẽ được Google đánh giá cao. Bởi số lượng khách hàng, người theo dõi tiềm năng từ các KOL giúp tăng traffic, tương tác và hiệu quả làm seo cho website.
Các nguyên tắc cần nhớ để lựa chọn KOLs phù hợp với thương hiệu
Mỗi ngành nghề, thương hiệu sẽ có cách tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Và để làm tốt được điều này thì việc lựa chọn đúng KOLs và phù hợp với thương hiệu mình vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công cho doanh nghiệp bạn.
Xem thêm : Trẻ trâu là gì? Tổng hợp thông tin về trẻ trâu ít người biết
Để cho một kế hoạch KOL Marketing thành công, doanh nghiệp booking cần phải đảm bảo được Influencer/KOLs đó phải PHÙ HỢP. Dưới đây chính là những điều cần lưu ý để chọn được Influencer/KOLs “gồng gánh” tốt nhất cho thương hiệu, sản phẩm của bạn.
1. Chọn KOLs phù hợp với mục tiêu marketing
Trước tiên khi lựa chọn KOLs cho chiến dịch truyền thông thì doanh nghiệp cần xác định mục tiêu mình muốn đạt được là gì:
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu, về các sản phẩm mới
- Tăng doanh số kinh doanh
- Thiết lập vị trí của thương hiệu trong ngành
Tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch của nhãn hàng mà cân nhắc sử dụng người có tầm ảnh hưởng và xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp.
Đối với các KOLs là Celeb nổi tiếng, họ được truyền thông săn đón, mọi hoạt động của họ đều được fan và người dùng Internet quan tâm. Họ có độ phủ sóng lớn, uy tín cá nhân sẽ giúp nhãn hàng nâng cao nhận diện thương hiệu nhanh chóng cũng. Lời giới thiệu của họ sẽ tăng sút hút và giá trị cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Các hình thức có thể hợp tác với các Celeb như quay TVC quảng cáo, chụp hình, poster quảng cáo với sản phẩm/dịch vụ, post bài viết review, Livestream, dự sự kiện,…
Còn đối với các Influencer có độ nổi tiếng nhỏ hơn, tuy vậy họ gần gũi và khả năng tác động đến ý kiến/hành vi mua hàng cũng dễ hơn, mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. Đây là nhóm người thường được nhắm tới khi chiến dịch cần độ liên quan cao. Các hình thức có thể hợp tác với Influencer như quay video/post bài review, trải nghiệm sản phẩm, chụp hình sản phẩm, dự sự kiện, video có chưa sản phẩm nhãn hàng….
2. Chọn KOLs liên quan với sản phẩm và đối tượng mục tiêu của thương hiệu
Sau khi đã có kế hoạch và xác định được mục tiêu Marketing rõ ràng thì bước tiếp theo thương hiệu cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu cần được ảnh hưởng, hiểu rõ họ cần gì; ai là người họ tin cậy và tham khảo thông tin sẽ giúp xác định được người nào thật sự có ảnh hưởng đến khách hàng. Bằng cách tự mình trả lời các câu hỏi sau:
- Ai làm cho khách hàng nghĩ về ngành hàng đang tiếp thị của bạn?
- Ai là người trả lời câu hỏi của họ hoặc định hướng khách hàng?
- Ai là người cung cấp thông tin và nội dung khiến khách hàng mua hàng?
- Ai là người kiểm soát các yếu tố để khách hàng có thể ra quyết định mua hàng?
Việc làm này giúp bạn thu hẹp lại nhóm KOLs mình mong muốn và dễ dàng cân nhắc các yếu tố khác để đưa ra quyết định.
Ví dụ dễ hiểu như bạn chọn 1 KOL có phong cách năng động đi quảng cáo cho ngành hàng thời trang thể thao, sport ; 1 KOL có làn da trắng sáng đi quảng cáo cho 1 sản phẩm dưỡng trắng da. Hay bạn muốn quảng bá sản phẩm trị mụn dành cho nhóm khách trẻ, gen Z sẽ ưu tiên lựa chọn KOL trẻ tuổi, gần gũi với nhóm khách trẻ,…
3. Phải có độ tin cậy cao
Danh tiếng và độ uy tín của KOLs cũng là yếu tố quan trọng mà nhãn hàng cần xem xét. Những KOLs được nhiều người yên mến, có kiến thức, chuyên môn nhất định trong lĩnh vực họ làm và đặc biệt không dính vào nhiều thị phị, scandal là điều mà các nhãn hàng nên lựa chọn.
Ngoài ra, KOLs có lượng người follower cao trên mạng xã hội chưa hẳn “hot” bởi bạn cần xác thực được những lượng tương tác, comment trên những bài post của họ có phải là từ “người thực tế” hay chỉ là ảo, các hình thức seeding. Bởi yếu tố cộng hưởng tương tác được tạo ra khi KOLs đăng tải nội dung cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm tốt hơn.
>> Bài viết liên quan:
Làm thế nào để triển khai Influencer Marketing trên Tik tok hiệu quả?
KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOC và KOL
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp