Platform là gì? Tìm hiểu các mô hình Platform phổ biến
Nội Dung
Platform là gì?
Platform là thuật ngữ lập trình chỉ nền tảng kết nối tạo ra môi trường mà trong đó các phần mềm được thực thi. Các mô hình Platform thực tiễn là gì? Chúng có thể là phần cứng hay hệ điều hành, trình duyệt web thậm chí cả các giao diện lập trình ứng dụng có liên quan…
Platform là nền tảng bắt buộc phải có của mọi quy trình phát triển phần mềm. Theo đó, mỗi platform sẽ có những chức năng hỗ trợ khác nhau. Kèm với đó là các hạn chế còn tồn tại. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các quá trình phát triển bằng cách cung cấp một hoặc một vài chức năng cơ bản cấp thấp.
Bạn đang xem: Platform là gì? Tìm hiểu các mô hình Platform phổ biến
So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống
Để hiểu rõ hơn về Platform, chúng ta hãy cùng đặt nó vào bàn cân so sánh. Đó là những mô hình kinh doanh truyền thống là bán lẻ/phân phối và sản xuất:
- Platform: là một nền tảng kết nối. Nó cho phép người mua liên hệ với người bán để giao dịch trực tiếp. Platform không định giá cho hàng hóa. Nó chỉ là công cụ trung gian và hàng hóa được định giá bởi người mua lẫn người bán thực tế.
- Bán lẻ/phân phối: họ sẽ cung cấp, phân phối hàng qua mạng lưới cửa hàng, sites và dịch vụ giao hàng. Họ sở hữu và quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Từ giá cả và vị trí của các sản phẩm được bán đến dự trữ sản phẩm. Cuối cùng là điều không thể thiếu, họ trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, mô hình này lại không kết nối các cộng đồng khác nhau để giao dịch.
- Sản xuất: họ mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm. Họ phân phối chúng thông qua các nhà bán lẻ/phân phối.
Hầu hết các mô hình kinh doanh truyền thống đều có thể tự biến mình thành một Plaform. Hoặc có thể thêm vào khả năng Platform cho mô hình kinh doanh hiện tại của mình.
Hệ sinh thái dựa trên Platform là gì?
Như chúng ta thấy, các công ty như Apple, Google, Microsoft và Facebook là một trong những công ty thành công bởi sự kết hợp các mô hình kinh doanh, bao gồm sự kết hợp của nhiều platform khác nhau.
Để tạo ra một môi trường đầy đủ và toàn diện cho người dùng, một nhóm các tổ chức liên quan và phụ thuộc lẫn nhau bắt đầu liên kết tạo ra hệ sinh thái thuộc cùng quyền sở hữu. Từ đó, thuật ngữ “hệ sinh thái – ecosystem” được ra đời.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Platform là gì?
Ưu điểm của Platform là gì?
Mô hình platform phát triển vượt trội và mạnh mẽ nhờ các ưu điểm của nó. Ưu điểm chính của platform là cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, chúng cũng có một số lợi ích nổi bật là:
- Khả năng kết hợp các tệp khách hàng và nhà cung cấp.
- Hỗ trợ xúc tiến hàng tồn kho.
- Khả năng phát triển quy mô lớn.
- Khả năng quản trị sự phức tạp của thị trường.
Nhược điểm của Platform là gì?
Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng điều đó không có nghĩa là platform thật sự hoàn hảo. Theo đó, các điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống cũng chính là nhược điểm của platform. Chẳng hạn: platform không phù hợp để phục vụ các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị kém. Ngoài ra, chúng cũng không thể quản trị trải nghiệm khách hàng đầu cuối một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như các mô hình kinh doanh truyền thống.
Các mô hình Platform nổi bật là gì?
Hãy cùng Mắt Bão điểm qua tất cả những mô hình Platform nỗi bật nhất hiện nay:
- Hardware Platform
- Software
- Cloud Computing
- Social
- Business Service
- Digital Marketing
- Customer Data Platform (CDP)
- AI
- IoT
- Blockchain
- Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile
Dưới dây là thông tin chi tiết của từng mô hình Platform nói trên!
Hardware Platform là gì?
Giống như các thiết bị công nghệ không thể hoạt động nếu thiếu phần cứng, platform cũng không thể hoạt động nếu không được hardware của mình hỗ trợ. Hardware này được biết với tên gọi nền tảng phần cứng, là kiến trúc của bộ vi xử lý hay kiến trúc máy tính.
Ví dụ: các máy tính hiện nay sử dụng CPU 32bit, có thể là 64bit và hoạt động trên hệ điều hành Microsoft Windows, một số khác sử dụng hệ điều hành Mac OS X, Linux…. Đây chính là nền tảng phần cứng Platform.
Software
Một số nền tảng phần mềm platform phổ biến là:
- Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
- Microsoft Windows (x86, x64)
- Linux (x86, x64, PowerPC)
- Mac OS X (PowerPC, x86)
- OS/2, eComStation
- AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC
Cloud Computing
Xem thêm : Stir fry là gì ? Tìm hiểu về Stir fry và phương pháp xào trong nấu nướng
CLoud Computing cung cấp cho các doanh nghiệp một giải pháp thay thế để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ. Hiện nay, dịch vụ điện toán đám mây là một thị trường đang phát triển một cách hết sức nhanh chóng.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau:
- Điện toán đám mây là gì? Thời đại cách mạng Cloud Computing là gì?
Các công nghệ hiện đại mà nó phục vụ cho người dùng là: phân tích dữ liệu lớn, IoT, trí tuệ nhân tạo và lưu trữ ứng dụng web, di động nhờ vào các dịch vụ thuê Cloud Hosting hay thuê Cloud Server.
Social
Nền tảng xã hội cho phép triển khai, phát triền và quản lý mọi dịch vụ truyền thông xã hội. Nó cung cấp cho khách hàng của mình khả năng tạo các trang website. Ngoài ra còn có dịch vụ truyền thông xã hội với chức năng mạng xã hội hoàn chỉnh.
Về mặt công nghệ, một nền tảng xã hội cung cấp ngôn ngữ đánh dấu để tạo ra:
- Các ứng dụng gốc
- Giao diện lập trình ứng dụng (API)
- Bảng điều khiển quản trị phụ trợ để quản lý toàn bộ cơ sở người dùng và tùy chọn
Từ quan điểm của người dùng:
Nó cho phép các kết nối cộng đồng, chia sẻ nội dung, thêm bạn bè. Ngoài ra cũng thiết lập kiểm soát quyền riêng tư và các tính năng mạng truyền thông xã hội khác.
Business Service
Uber hay Grab Taxi là ví dụ nổi bật cho platform về hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nó cho phép một đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến. Bằng cách kết nối khách hàng và nhân viên của mình trên nền tảng platform – thường là một app di động.
Digital Marketing
Digital Marketing platform là nền tảng kỹ thuật số với những hoạt động thường xuyên không ngừng nghỉ, cho phép thương hiệu chạy một chương trình cụ thể như quảng cáo website, banner, ứng dụng hoặc một video quảng cáo ngắn.
Customer Data Platform (CDP) là gì?
CDP cho phép tổng hợp dữ liệu, so sánh hồ sơ khách hàng để tìm ra sự tương đồng giữa các đối tượng. Đây là một điểm rất quan trọng để thông báo đến chính xác người dùng các chiến dịch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo phù hợp trong tương lai. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra một cộng đồng các đối tượng giống nhau trên các nền tảng như Quảng cáo Facebook.
CDP hoạt động hoàn toàn ẩn danh và tự động. Nó giúp bạn thu thập dữ liệu về khách hàng và so sánh chi tiết. Vậy nên chúng ta có thể xem nó là một công cụ được thiết kế dành riêng cho mục đích tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay.
AI
Nền tảng trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc sử dụng máy móc để thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Và vậy, bạn sẽ thấy AI được mô phỏng theo nhận thức của con người trong các trường hợp như giải quyết vấn đề, học tập, lý luận, trí tuệ xã hội cũng như trí thông minh chung. Các ứng dụng của công nghệ này cũng hỗ trợ người dùng sử dụng các hệ thống chuyên gia như nhận dạng giọng nói và thị giác máy.
IoT
Trên thực tế, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng IoT là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp. Bởi lập trình viên phải tích hợp nhiều công nghệ lẫn giao thức khác nhau. Kèm theo đó là tìm cách quản trị, nâng cấp và báo cáo về các mạng không đồng nhất này.
Tuy nhiên, có những giải pháp vừa có thể giảm bớt sự phức tạp. Khi triển khai và kết nối tất cả các thành phần vừa đóng vai trò như một trung tâm quan sát cho phép con người hình dung toàn bộ mạng – đó là IoT Platform.
Blockchain
Blockchain là hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ và truyền tải thông tin trong các khối (block) được liên kết bằng mã hóa. Đồng thời, Blockchain có thể mở rộng theo thời gian. Đặc biệt, các khối này được quản lý bởi những người tham gia hệ thống thay vì qua trung gian.
Theo đó, nó cung cấp cho người dùng những công cụ cần thiết và thư viện mẫu để phát triển ứng dụng mục tiêu.
Xem thêm : Lệ phí môn bài tiếng anh là gì? Các thuật ngữ tiếng anh về lệ phí môn bài
Một vài ví dụ về blockchain platform có thể kể đến là: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết:
- Blockchain là gì? Cách giao dịch Bitcoin bằng ví Blockchain
Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile là gì?
Trong lĩnh vực Mobile, những nền tảng Platform gồm có: Android, iOS, Blackberry, Windows Phone. Đây đều là những nền tảng mà người dùng quen gọi với cái tên “hệ điều hành” và chúng tồn tại những đặc điểm khác nhau.
Android
Andoroid là hệ điều hành dựa trên platform của Linux. Android được sử dụng riêng cho các thiết bị di động cảm ứng hay smartphone. Nó được xem là platform smartphone phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì:
- Vận hành theo mã nguồn mở
- Cho phép các lập trình viên điều chỉnh hệ điều hành
- Phân phối một cách tự do
Khi bạn sử dụng platform Android, bạn có thể viết được các ứng dụng cho điện thoại, máy tính bảng trên hệ điều hành Android. Chợ ứng dụng của platform Android là Google Play.
IOS
IOS là hệ điều hành được sử dụng trên các thiết bị của Apple. Hệ điều hành này được mở rộng chạy trên các thiết bị như iPod, iPad, Apple TV… Khi bắt đầu viết ứng dụng cho iPhone hay iPad, điều này đồng nghĩa với việc bạn chọn platform iOS để làm việc. Và khi đó, chợ ứng dụng chính của platform IOS chính là AppleStore. Hiện nay, phiên bản mới nhất của hệ điều hành này là 13.3.
Blackberry
Blackberry OS là một nền tảng của platform dùng để thiết kế phần mềm. Blackberry được phát triển bởi hãng Research In Motion (RIM) trên các dòng sản phẩm cầm tay. Nhiệm vụ chính của nó là cung cấp cho điện thoại nhiều khả năng khác nhau. Từ sử dụng trên các thiết bị có khả năng nhập đặc biệt đến màn hình cảm ứng thường là Trackball.
Windows Phone
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho các smartphone của mình. Nó tập trung và phát triển tại các marketplace, nơi mà Microsoft có thể bán nhiều sản phẩm nhất tới người tiêu dùng.
Khi viết ứng dụng cho điện thoại hay các smartphone dùng hệ điều hành Windows Phone tức là bạn đã chọn platform windows phone để làm việc. Lúc này, các ứng dụng của bạn sẽ được bày bán trên chợ ứng dụng marketplace.
Chuyển đổi số – bước chuyển mình thành mô hình kinh doanh nền tảng mới
Tình hình chuyển đổi hình thức kinh doanh
Trong hơn hai thập kỷ qua, nền kinh tế cũng như mọi lĩnh vực khác đã đón nhận sự chuyển mình ngoạn mục của công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp thành công đã chọn cách đón nhận các ứng dụng của công nghệ vào kinh doanh và sự phát triển vượt trội của các công nghệ này đã phá vỡ nhiều doanh nghiệp truyền thống.
Rõ ràng, tài sản vật chất không còn là lợi thế cạnh tranh. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng các nguồn lực về công nghệ. Trên thực tế, sự chuyển đổi số của doanh nghiệp không ngẫu nhiên được áp dụng mà bởi trước đó, chúng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt và có thể đo đạc được.
Để hiểu rõ hơn về sự chuyển đổi số trên thị trường, bạn đọc có thể tham khảo mô hình phía trên. Trong đó, mối quan hệ của mũi tên số 1 thể hiện một sự chuyển đổi cơ bản. Trong khi đó, mũi tên số 2, 3, 4 sẽ thật sự đạt được hiệu quả to lớn nếu thành công và là hướng đi của hầu hết các doanh nghiệp hiện đại.
Rõ ràng, trong mũi tên số 1, một số doanh nghiệp truyền thống đã nhận ra rằng quá trình chuyển đổi này là không đủ và bắt đầu phát triển khả năng nền tảng để cạnh tranh: mũi tên số 2.
Tầm quan trong của mô hình Plaform
Trong khi đó, các nhà bán lẻ đang ngày càng phát triển và cung cấp các dịch vụ vượt ra ngoài thương mại điện tử. Điều này vừa tạo ra sức ép đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử, nhưng cũng vừa là lợi thế của các nhà bán lẻ lớn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bán lẻ có đủ nguồn lực đã bắt đầu chú tâm hơn vào các nền tảng kỹ thuật số để phát huy sức mạnh cạnh tranh hiện có của mình: mũi tên số 3.
Các nền tảng platform truyền thống: siêu thị, sàn giao dịch bất động sản,… cũng đã dần nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong thời kỳ hiện đại. Vì vậy, họ bắt đầu phát triển các nền tảng trực tuyến để gia tăng sự nhận diện của mình: mũi tên số 4.
Trên đây là những thông tin cơ bản về platform, các nền tảng trên mobile và mô hình phổ biến nhất của nó mà chúng tôi muốn trình bày. Hi vọng bạn có thể sử dụng hiệu quả chúng để phát triển mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc viết một ứng dụng cho nền tảng hệ điều hành phù hợp. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp